Đau nhức xương khớp do đâu và cách điều trị hiệu quả

Dương Minh Ngọc

03-04-2024

goole news
16

Đau nhức xương khớp là căn bệnh chủ yếu gặp ở người trung niên, cao tuổi, những người lao động nặng, hoạt động quá mức. Cơn đau không đơn thuần chỉ là do sự thay đổi của thời tiết, do ngồi, do làm việc sai tư thế… mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh về xương khớp nguy hiểm cần được phát hiện sớm để phòng tránh nguy cơ tàn phế.

Đau nhức xương khớp là gì

Đau nhức xương khớp là tình trạng người bệnh xuất hiện các cơn đau mỏi, nóng rát, sưng hoặc cứng ở bất kỳ khớp xương nào trên cơ thể. Đây có thể là triệu chứng điển hình của các bệnh lý liên quan đến xương khớp. 

Cơn đau nhức ở phần xương khớp thường gặp ở người cao tuổi hoặc người lao động nặng. Tình trạng này có thể kéo dài, âm ỷ, dù tiến triển chậm nhưng lại ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bởi đi kèm với mỏi nhức khớp, đau đớn khi vận động là tình trạng cơ thể uể oải, chán ăn. Nếu không tìm nguyên nhân để điều trị kịp thời, tình trạng này có thể khiến teo cơ hoặc biến dạng khớp xương.

Đau nhức xương khớp không nguy hiểm tính mạng nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnhĐau nhức xương khớp không nguy hiểm tính mạng nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh

Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp

Do tác nhân bên ngoài

Những yếu tố từ bên ngoài như lao động nặng, chấn thương, tai nạn, ngồi sai tư thế,... có thể là nguyên nhân làm cho xương khớp bị đau nhức. 

  • Đau nhức do tổn thương: Sau sự cố va đập mạnh hoặc di chấn sau tai nạn khiến các khớp xương bị tổn thương. Tình trạng này tạo nên cảm giác khó chịu, đau nhức khi di chuyển hoặc làm việc. 
  • Do vận động ít: Nếu ngồi nhiều một chỗ, ít đi lại hoặc ít tập thể dục có thể khiến dây chằng và cơ khớp bị căng cứng và dẫn tới đau nhức. Những người làm ở văn phòng công sở, lái xe, công nhân may,... thường là đối tượng dễ gặp tình trạng đau nhức xương khớp do ít vận động.
  • Do ngồi làm việc sai tư thế: Ngồi sai tư thế như nghiêng người, vắt chân, gù lưng,... lâu dần có thể gây mỏi nhức và biến dạng khớp. Tình trạng này thường xảy ra ở dân văn phòng, thậm chí là học sinh sinh viên. Do đó, bạn nên lưu ý tư thế ngồi đúng để tránh bị đau nhức khớp xương.
  • Do cân nặng vượt tiêu chuẩn: Khi trọng lượng cơ thể quá lớn đè nén lên xương khớp. Đây cũng là nguyên nhân khiến những người béo phì thừa cân dễ bị mắc các bệnh về xương khớp, trong đó có tình trạng đau nhức khớp.
  • Do thời tiết thay đổi đột ngột: Khi thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại dễ gây ra những thay đổi lớn trong xương khớp. Người cao tuổi là đối tượng chịu ảnh hưởng của tác nhân này nhiều nhất. 

Béo phì là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra đau nhức ở khớp gối, khớp bàn chânBéo phì là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra đau nhức ở khớp gối, khớp bàn chân

Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp do bệnh lý

Ê mỏi, đau nhức xương khớp là biểu hiện cảnh báo những bệnh lý về xương khớp. Dưới đây là một số bệnh phổ biến về xương khớp: 

  • Thoái hóa khớp: Đau nhức xương khớp là tình trạng của thoái hóa khớp gây ra. Các cơn đau sẽ sẽ tăng lên khi vận động và đỡ dần khi nghỉ ngơi. Các vị trí khớp dễ bị thoái hóa đó là khớp háng, khớp gối, ngón tay, ngón chân hoặc cột sống thắt lưng,...
  • Loãng xương: Đau nhức tại các vị trí đầu xương hoặc đau dọc xương là biểu hiện của bệnh lý loãng xương. Nếu không điều trị kịp thời, xương sẽ dần suy yếu và giòn, dễ gãy.
  • Viêm khớp dạng thấp: Đây là bệnh lý về xương khớp phổ biến hiện nay với biểu hiện đau nhức khớp. Đối với bệnh viêm khớp, các cơn đau thường xảy ra ở khớp mang tính đối xứng, khớp nhỏ như khớp ngón tay, bàn tay, đầu gối, khủy tay,... Bên cạnh triệu chứng đau, người bệnh có thêm dấu hiệu khó cử động do cứng khớp sau khi ngủ dậy vào buổi sáng.
  • Bị bệnh gout: Đau mỏi khớp là biểu hiện đặc trưng của bệnh gout. Các cơn đau xuất hiện về đêm và có thể tăng đến mức người bệnh không thể chịu đựng được. Vị trí thường đau nhất là vùng khớp ngón tay, ngón chân và cổ chân.

Cách điều trị đau nhức xương khớp

Tự chăm sóc tại nhà

Chườm lạnh hoặc chườm nóng

Đối với tình trạng đau do co cứng cơ thì người bệnh nên chườm nóng để giảm cơn căng của những bó cơ xung quanh khớp. Để giảm viêm hiệu quả và làm dịu cơn đau nhanh chóng, bạn có thể dùng đá để chườm tại khớp đang đau.

Nghỉ ngơi hợp lý

Khi bị đau nhức xương khớp, bạn không cần phải nghỉ ngơi hoàn toàn. Theo các bác sĩ khuyến cáo, người đang gặp tình trạng đau nhức khớp vẫn nên duy trì hoạt động thể chất bình thường. Tuy nhiên, để tránh tình trạng chuyển biến xấu, người bệnh vận động nhẹ nhàng, hạn chế đứng lâu, duy trì một tư thế lâu hay bê vác các đồ vật nặng,...

Điều chỉnh ăn uống hợp lý

Người đang bị mỏi nhức xương khớp nên hạn chất kích thích, thuốc lá, rượu bia. Vì các chất kích thích sẽ làm tình trạng viêm nặng hơn và khiến cơn đau tiến triển nghiêm trọng hơn. Để cải thiện triệu chứng đau mỏi và tăng khả năng phòng bệnh, giúp xương chắc khỏe người bệnh nên chú trọng bổ sung, cân đối các nhóm dinh dưỡng tốt cho xương như canxi, vitamin D, E, omega-3,...

Bổ sung canxi giúp xương chắc khỏe và phòng ngừa tình trạng đau nhức ở các khớpBổ sung canxi giúp xương chắc khỏe và phòng ngừa tình trạng đau nhức ở các khớp

Cần can thiệp y tế

Sử dụng thuốc giảm đau

Những trường hợp đau nhức kèm theo sưng tấy, phần lớn người bệnh sẽ được bác sĩ kê đơn chống viêm không steroid. Sau thời gian dùng thuốc, người bệnh không thấy thuyên giảm, bác sĩ có thể chỉ định tiêm thuốc trực tiếp vào khớp đang bị đau với tần suất khoảng 3 - 4 tháng/lần.

Thực hiện vật lý trị liệu

Bác sĩ vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn người bệnh thực hiện những bài tập tăng cường sức mạnh cơ xung quanh khớp, cải thiện chức năng vận động và ổn định cấu trúc cho khớp. Để đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần thực hiện trong thời gian dài.

Hút dịch ở khớp bị đau

Khi khớp bị viêm và bị tràn dịch, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ phần dịch ra ngoài bằng phương pháp hút dịch khớp. Khớp của người bệnh sau khi được hút sạch dịch viêm sẽ cảm thấy hết đau, êm và nhẹ nhàng hơn.

Thực hiện phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật là lựa chọn cuối cùng khi điều trị đau nhức xương khớp, sau khi đã thực hiện các liệu pháp trên nhưng không hiệu quả. Tùy theo tình trạng của khớp, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật toàn thân hay bán phần để khôi phục chức năng vận động của khớp.

Vật lý trị liệu tại BVĐK Phương Đông giúp cải thiện chức năng của khớpVật lý trị liệu tại BVĐK Phương Đông giúp cải thiện chức năng của khớp

Phòng tránh đau nhức xương khớp

Kiểm soát cân nặng

Khi trọng lượng cơ thể lớn, có thể gây thêm áp lực lên các khớp, nhất là khớp gối, khớp bàn chân. Do đó, nếu bạn đang trong tình trạng thừa cân, bạn nên có kế hoạch giảm cân càng sớm càng tốt. Giảm cân đồng nghĩa với việc giảm áp lực lên các khớp, từ đó cũng giảm triệu chứng đau và ngăn ngừa tổn thương khớp trong tương lai.

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Để tăng cường hệ miễn dịch, sức khỏe toàn diện người bệnh nên tăng cường nhiều rau xanh, trái cây tươi và vitamin. Ngoài ra, bổ sung chất chống oxy hóa bằng thực vật sẽ hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm ở khớp.

Rèn luyện thể chất hợp lý

Đối với người bị đau nhức xương khớp, tập thể dục đều đặn là vô cùng có ích. Lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng phù hợp như đi bộ, bơi lội, tập yoga,... Những bài tập giúp người bệnh kiểm soát tốt cân nặng, tăng sự dẻo dai cho cơ bắp và duy trì sự linh hoạt cho các khớp.

Tập yoga đều đặn là phương pháp phòng ngừa đau nhức các khớp hiệu quả Tập yoga đều đặn là phương pháp phòng ngừa đau nhức các khớp hiệu quả 

Trên đây là những thông tin chi tiết về tình trạng đau nhức xương khớp. Mong rằng với những kiến thức này có thể giúp bạn hiểu rõ về nguyên nhân gây đau xương khớp để từ đó có thể hạn chế và phòng ngừa được tình trạng này.

Để Đặt lịch khám và điều trị các bệnh lý về xương khớp, bệnh nhân liên hệ hotline 19001806 để được đội ngũ của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hỗ trợ nhanh chóng.

265

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

19001806 Đặt lịch khám