Đau thận trái là đau như thế nào? Liên quan đến các bệnh gì?

Ngọc Anh

27-07-2024

goole news
16

Những cơn đau thận trái có thể cảnh báo nhiều bệnh lý hệ tiết niệu nguy hiểm. Tuy nhiên, trên thực tế các bệnh nhân lại không dễ nhận ra dấu hiệu đau thận trái mà nhầm lẫn với cơn đau lưng, đau dạ dày,.. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng to lớn đến sức khoẻ của mỗi người bệnh. 

Triệu chứng của cơn đau thận trái

Trên thực tế, các cơn đau thận trái không hề dễ nhận biết, Bởi khu vực lưng - hông - cột sống khi gây đau đớn, khó chịu có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Cơn đau thận trái điển hình thường có các dấu hiệu nhận biết như sau:

  • Đau ở vùng lưng dưới, sau đó cơn đau lan toả theo vùng đùi bên trái hoặc bụng dưới bên phải
  • Cơn đau khởi phát đột ngột và chấm dứt hoặc kéo dài âm ỉ từ nhẹ đến nặng tuỳ vào nguyên nhân gây đau
  • Tiểu nhiều lần, cảm giác đau đớn, đau rát, khó chịu khi đi tiểu. Nước tiểu có màu bất thường hoặc có mùi hôi
  • Triệu chứng kèm theo: sốt, nôn mửa, buồn nôn, mệt mỏi, và các biểu hiện nhiễm trùng khác

(Hình 1 - Đau thận trái là cơn đau ở vùng lưng dưới và lan dần xuống bẹn)

(Hình 1 - Đau thận trái là cơn đau ở vùng lưng dưới và lan dần xuống bẹn)

Lưu ý, ngoài các triệu chứng đau thận trái như trên, tùy thể trạng và tình trạng sức khoẻ của mỗi người, bạn có thể trải qua cơn đau thận trái với các triệu chứng khác. Căn cứ vào biểu hiện cũng là một phương thức, tuy nhiên, để giảm thiểu rủi ro, bạn nên đến Bệnh viện uy tín để được chẩn đoán và hỗ trợ y tế chính quy từ đội ngũ nhân viên y tế. 

Tại sao tôi lại bị đau thận trái?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng đau thận trái. Bạn có thể tham khảo các nguyên nhân thường gặp như sau:

Mất nước

Đôi khi không xuất phát từ bệnh lý, sự đau đớn từ thận trái đến từ tình trạng lượng nước nạp vào cơ thể ít hơn lượng nước thải ra. Điều này đến từ những nguyên nhân hết sức cơ bản nhưng dễ thấy trong cuộc sống hàng ngày như:

  • Uống ít nước, cơ thể không có đủ lượng chất lỏng cần thiết
  • Thời tiết vào giai đoạn khô nóng dữ dội, cơ thể toát nhiều mồ hôi
  • Chế độ ăn uống không hợp lý, ít rau xanh, hoa quả và thiếu dưỡng chất
  • Sau khi hoạt động hoặc vận động mạnh nhưng không bổ sung nước đầy đủ
  • Cơ thể mất nước do tiêu chảy, nôn mửa
  • Tiền sử mắc bệnh như đái tháo đường,....

(Hình 2 - Mất nước cũng có thể gây nên các cơn đau dưới thắt lưng trái)

(Hình 2 - Mất nước cũng có thể gây nên các cơn đau dưới thắt lưng trái)

Để phân biệt triệu chứng của cơn đau quặn thận với các vấn đề khác, bạn có thể căn cứ vào các điểm khác biệt như sau:

  • Đau, cảm giác khó chịu ở hông hoặc lưng
  • Mệt mỏi, mất sức
  • Khô miệng, môi hoặc mắt
  • Cảm giác chóng mặt, choáng váng và khó tập trung

Sỏi thận

Đây cũng là một trong các lý do của các cơn quặn đau do thận. Bởi khi thận bị tổn thương hay lượng nước tiểu quá thấp, chất thải sẽ không được đẩy ra ngoài mà ứ đọng bên trong quả thận tạo thành sỏi thận. Khi sỏi di chuyển hoặc bị tắc ở niệu quản sẽ khiến người bệnh đau đớn không thôi. 

Ở người trưởng thành, nếu viên sỏi chỉ nhỏ hơn 4mm thì không cần điều trị, chúng có thể tự đào thải ra ngoài. Tuy nhiên, nếu viên sỏi lớn hơn >6mm thì bệnh nhân cần phải được can thiệp y tế để loại trừ viên sỏi ra khỏi cơ thể. 

(Hình 3 -Sỏi thận là một trong số nguyên nhân gây ra đau đớn cho bệnh nhân)

(Hình 3 -Sỏi thận là một trong số nguyên nhân gây ra đau đớn cho bệnh nhân)

Một số biểu hiện của tình trạng đau đớn do sỏi thận là:

  • Cơn đau nhói hoặc dữ hội ở một bên cơ thể và sau lưng, phía dưới xương sườn
  • Cơn đau quặn lan tỏa từ vùng bụng dưới đến háng
  • Cảm thấy đau nhiều, có thể thấy đau cả ở một hoặc hai bên tinh hoàn (đối với nam giới)
  • Bất thường khi đi tiểu: nước tiểu màu hồng, đỏ hoặc nâu, màu nước tiểu đục hay có mùi hôi, đi tiểu khó,
  • Đau ở dương vật (đối với nam)
  • Sốt, ớn lạnh và buồn nôn

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Tất cả tình trạng nhiễm trùng bàng quang, nhiễm trùng niệu đạo,... đều có thể là nguyên nhân gây đau thận trái, sốt, nôn mửa, mệt mỏi. Khi đó, các vi sinh vật có thể tấn công, lây lan và gây nhiễm trùng cả hai quả thận. Đây là nguyên nhân gây bệnh khá phổ biến. 

Các biểu hiện của cơn đau nhiễm trùng đường tiết niệu có thể nhận ra, bằng cách:

  • Cảm giác nóng rát, đau đớn mỗi lần đi tiểu tiện
  • Trong nước tiểu có máu hoặc mủ
  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày hoặc cảm thấy muốn đi tiểu liên tục

(Hình 4 -Khi các bộ phận của hệ tiết niệu bị viêm nhiễm cũng kích thích phản ứng viêm gây ra các triệu chứng bất thường)

(Hình 4 -Khi các bộ phận của hệ tiết niệu bị viêm nhiễm cũng kích thích phản ứng viêm gây ra các triệu chứng bất thường)

Viêm thận

Đây là bệnh lý nhiễm trùng thận mức độ nặng. Lúc này, dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật, quả thận bị viêm gây ra đau đớn, sốt, nôn mửa, mệt mỏi cùng các triệu chứng khác. 

Thận đa nang

Trên thực tế lâm sàng, một số người bệnh có các túi nang phát triển gây chèn ép, thay thế cho tế bào thận khỏe mạnh cũng có thể cảm thấy bị đau thận trái hoặc đau thận phải. Vị trí cơn đau ở hông hoặc lưng. Ngoài ra, bạn cũng có thể bắt gặp các tình trạng như bụng bị sưng, huyết áp tăng cao, nhịp tim nhanh và có máu trong nước tiểu. 

U nang thận

Khi thận xuất hiện các túi u nang ứ dịch, to lên cũng gây nhiễm trùng, người bệnh bị đau một hoặc cả hai bên thận. Các dấu hiệu nhận biết kèm theo bao gồm:

  • Sốt
  • Tiểu ra máu
  • Đau bụng
  • Đau nhói hoặc âm ỉ bên hông hoặc lưng

Cách xử lý khi bị đau thận trái

Cách tốt nhất khi bạn bắt đầu cảm nhận được các cơn đau do thận gây ra là đến cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và hỗ trợ điều trị kịp thời, hiệu quả. Tuyệt đối không tự ý chẩn đoán dựa vào triệu chứng, tuỳ tiện áp dụng các bài thuốc dân gian, điều trị bằng phương thức truyền miệng để điều trị bệnh. 

Một sai lầm thường gặp ở đa số người bệnh khi bắt đầu cảm nhận được các cơn đau là tự ý mua thuốc giảm đau. Lưu ý đây chỉ là giải pháp tạm thời, không có tác dụng chữa bệnh. Ngược lại khi lạm dụng thuốc giảm đau còn là một trong các nhân tố khiến tổn thương ở thận nặng nề hơn, thúc đẩy quá trình suy thận diễn ra nhanh chóng hơn. 

Khoa Ngoai Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là địa chỉ thăm khám, điều trị các bệnh lý bàng quang, tiết niệu, thận học được nhiều bệnh nhân tin tưởng. Được trang bị đầy đủ các dụng cụ phẫu thuật như dàn máy mổ nội soi, các máy thở hiện đại, dao điện cao tần, hệ thống đèn mổ có gắn camera,... trực tiếp thăm khám, đứng mổ và điều trị bởi các bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. 

(Hình 5 - Các bác sĩ tán sỏi bằng laser tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông)

(Hình 5 - Các bác sĩ tán sỏi bằng laser tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông)

Cách phòng tránh các cơn đau thận trái

Mặc dù không thể tự xử lý nhưng chúng ta vẫn có thể phòng tránh các cơn đau thận trái bằng cách:

  • Duy trì cân nặng bằng cách sử dụng các thực phẩm lành mạnh, ưu tiên các loại hoa quả tươi, rau xanh
  • Hạn chế sử dụng các các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá,....
  • Uống đủ 1,5 - 2 lít nước/ ngày
  • Đi khám sức khỏe định kỳ để đánh giá chức năng thận 
  • Thực hiện tập thể dục hợp lý, thường xuyên
  • Không thức quá khuya để bảo vệ sức khoẻ

Có thể nói, đau thận trái là sự cảnh bảo các bệnh về hệ tiết niệu, cần được đánh giá bởi bác sĩ chuyên khoa và thực hiện khoa học, đúng cách. Hy vọng bạn có thể tìm ra nguyên nhân và chữa trị hiệu quả khi thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hay các cơ sở y tế uy tín. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
407

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

19001806 Đặt lịch khám