Đau lưng do thận: Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị

Phương Loan

20-03-2024

goole news
16

Hiện tượng đau lưng do thận thường bị nhầm lẫn với đau lưng thông thường, vì có cùng triệu chứng nên cần sớm xác định nguyên nhân, phòng tránh biến chứng nguy hiểm. Theo dõi bài viết của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để hiểu rõ hơn về dấu hiệu, yếu tố nguy cơ và cách chữa trị đau lưng do thận.

Đau lưng do thận là gì?

Đau lưng do thận thường khởi phát bên dưới lồng xương sườn của hai bên cột sống, người bệnh có thể cảm thấy cơn đau khởi phát từ sâu bên trong cơ thể. Tùy thuộc tình trạng, thể trạng mà cơn đau xuất hiện ở một hoặc hai bên quả thận.

 Đau lưng do thận thường khởi phát bên dưới lồng xương sườn

(Đau lưng do thận thường khởi phát bên dưới lồng xương sườn)

Thận là nơi lọc chất thải cũng như độc tố của máu nên dễ bị nhiễm trùng, tổn thương hơn các cơ quan còn lại. Nếu lượng canxi, oxalat, photpho dư tăng cao có thể gây tích tụ tại thận, hình thành sỏi thận và gây tắc nghẽn.

Lý giải cơn đau do bệnh thận, vì có vị trí nằm cạnh cột sống thắt lưng, phía bên dưới xương sườn và đối xứng nhau qua cột sống. Vậy nên, các bất thường cũng như tổn thương tại cơ quan này đều có thể tác động đến khu vực lưng, gây đau nhức.

Những hiện tượng đau lưng do thận

Bị thận có đau lưng không? Khi thận gặp tổn thương, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng đau lưng như sau:

  • Đau âm ỉ liên tục.
  • Đau dưới xương sườn hoặc vùng bụng.
  • Đau bên hông, 1 bên hoặc 2 bên.
  • Đau nhói hoặc dữ dội theo từng đợt.
  • Cơn đau lan xuống vùng bụng hoặc bẹn.

Xem thêm:

 

Biểu hiện của đau lưng do sỏi thận

(Biểu hiện của đau lưng do sỏi thận)

Trong trường hợp người bệnh có những biểu hiện dưới đây bên cạnh đau lưng, rất có thể thận đã bị tổn thương nghiêm trọng, cần sớm đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị:

  • Hôi miệng.
  • Miệng có vị kim loại.
  • Thở ngắn.
  • Sưng phù chân, mắt cá chân hoặc toàn bàn chân.
  • Lú lẫn.
  • Nhịp tim không đều.
  • Chuột rút.

Lưu ý, không phải triệu chứng đau lưng nào cũng đồng nghĩa với việc mắc bệnh lý về thận. Khi có bất kỳ nghi ngờ về sức khỏe, bạn nên đến cơ sở y tế chuyên môn, có độ uy tín cao để thực hiện tầm soát, chẩn đoán và điều trị.

Nguyên nhân gây đau lưng do thận

Đau lưng là dấu hiệu cảnh báo thận yếu, là biểu hiện đầu tiên và rõ ràng của các bệnh lý liên quan đến thận. Cụ thể như sau:

Nguyên nhân gây đau lưng do bệnh lý về thận

(Nguyên nhân gây đau lưng do bệnh lý về thận)

  • Sỏi thận được hình thành từ cặn bã và muối chưa được đào thải, khi chúng di chuyển qua niệu quản để thoát ra khỏi cơ thể gây va chạm hoặc tắc nghẽn, khiến người bệnh bị đau lưng.
  • Đau lưng do viêm thận thường xảy ra do nhiễm trùng, bệnh tự miễn, dùng thuốc không kiểm soát, bị ảnh hưởng bởi các chất độc.
  • Viêm niệu quản cũng là nguyên nhân gây đau lưng, khi niệu quản bị nhiễm trùng có thể khiến tình trạng viêm lan rộng, ảnh hưởng đến những cơ quan xung quanh, trong đó có thận.
  • Thận yếu khiến cơ thể gặp khó khăn trong việc loại bỏ chất thải và cân bằng nước, áp lực cao có thể gây đau lưng và khó chịu vùng bụng quanh thận.
  • Đau lưng do thận ứ nước thường khởi phát ở vùng thắt lưng, hông lưng, sườn lưng lan sang háng, đôi khi cơn đau kèm theo triệu chứng nôn, vã mồ hôi, đi tiểu ra máu, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu gắt.

Phân biệt đau lưng thông thường với đau lưng do thận yếu

Đau lưng do thận thường bị nhầm lẫn với cơn đau lưng thông thường, theo dõi bảng sau để nhận biết chính xác:

 

Đau lưng do thận

Đau lưng thông thường

Vị trí đau

Đau lưng do thận đau ở đâu? Cơn đau thường xảy ra ở vùng thắt lưng, người bệnh có thể đau một hoặc hai bên thận.

Cơn đau lưng do bệnh thận có thể lan sang các bộ phận lân cận như sườn, háng.

Các vị trí đau lưng thường gặp gồm:

- Đau lưng trên.

- Đau lưng giữa.

- Đau một bên cột sống.

- Đau thắt lưng.

Cường độ đau

Bệnh thận phát triển lặng lẽ nên cơn đau lưng thường dừng ở mức âm ỉ, không dứt dù thay đổi tư thế.

Đau lưng do bệnh lý cơ xương thường diễn ra âm ỉ, gây nhức mỏi nhưng thuyên giảm khi thay đổi tư thế.

Biểu hiện

- Tiểu ra máu.

- Nước tiểu đục, màu sắc hoặc trạng thái bất thường (vàng đậm, sủi bọt, nước tiểu ít,...).

- Hay đi tiểu.

- Rát buốt khi đi tiểu.

- Buồn nôn, nôn.

- Chóng mặt.

- Thân nhiệt tăng nhẹ.

- Mệt mỏi, suy nhược.

- Tê cứng cột sống.

- Đau nhói, châm chích ở cổ.

- Đau nhức, khó chịu mỗi khi đứng dậy hoặc ngồi xuống.

- Đi lại khó khăn.

- Đau dai dẳng, kéo dài không dứt dù đã nghỉ ngơi.

- Cơn đau lưng tăng dần theo thời gian.

- Đau nhức, ngứa ran lưng lan rộng đến các chi.

- Gặp khó khăn khi đứng, di chuyển.

Yếu tố ảnh hưởng

- Ăn nhiều muối.

- Ăn nhiều đồ dầu mỡ, đồ khó tiêu.

- Thường xuyên sử dụng rượu bia, chất kích thích.

- Sử dụng thực phẩm nhiễm kim loại nặng, đồ chứa nhiều chất bảo quản.

- Thay đổi thời tiết.

- Chế độ làm việc, hoạt động thiếu khoa học.

- Nạp nhiều chất đạm.

Dựa vào vị trí đau, cường độ, biểu hiện và yếu tố ảnh hưởng đến cơn đau do thận và cơn đau do cơ xương khớp, bạn phần nào có thể phân biệt rõ ràng. Tuy nhiên, để chắc chắn người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên môn tiếp nhận phương án điều trị kịp thời và hiệu quả.

Cách chữa đau lưng do thận

Đau lưng do thận có thể chữa trị bằng Tây y hoặc Đông y, tùy thuộc tình trạng bệnh lý mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp. Vậy nên, người bệnh tuyệt đối không tự ý dùng thuốc điều trị tại nhà.

Điều trị bằng Tây y

  • Thuốc giảm đau hoặc thuốc kháng viêm là hai loại thuốc thường được bác sĩ đề xuất sử dụng, nhằm làm giảm các triệu chứng đau lưng.
  • Điều trị bệnh thận là phương pháp chữa trị triệt để, nhằm loại bỏ các cơn đau lưng cũng như sự gia tăng của sỏi thận, tình trạng viêm hoặc tổn thương tại thận.

Điều trị bằng Đông y

Một số loại thảo dược Đông y có khả năng làm giảm chứng đau lưng do bệnh thận như:

Điều trị đau lưng do thận bằng thảo dược Đông y

(Điều trị đau lưng do thận bằng thảo dược Đông y)

  • Ba kích tăng cường khí huyết, bổ thận, cải thiện chức năng thận, y học cổ truyền thường sử dụng để hỗ trợ điều trị vấn đề liên quan đến xương khớp và thận.
  • Bá bệnh cũng là một loại thảo dược có thể tăng cường chức năng thận, Đông y sử dụng với mục đích hỗ trợ sức khỏe thận, giảm triệu chứng mệt mỏi, suy giảm sinh lực.
  • Lộc nhung thường được sử dụng trong các bài thuốc tăng cường sinh lực, hỗ trợ chức năng thận.

Cách phòng tránh thận hư, thận yếu gây đau lưng

Sau đây là một số cách tiêu biểu về phòng tránh thận hư, thận yếu gây hiện tượng đau lưng:

Một số biện pháp phòng tránh đau lưng do thận hư, thận yếu

(Một số biện pháp phòng tránh đau lưng do thận hư, thận yếu)

  • Uống đủ 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày, tương đương 8 - 10 ly nước. Cung cấp nước đều đặn giúp tăng cường sức khỏe hệ tuần hoàn, hỗ trợ phục hồi chức năng thận sau quá trình đào thải chất độc ra khỏi cơ thể.
  • Thực phẩm bổ thận cần được bổ sung như cà chua, dưa leo, nho tím, hành tây, tỏi, mít, dứa, quýt, đậu tương, cá hồi, hạt chia, hạt lanh giúp ngăn ngừa thận hư, thận yếu.
  • Hạn chế tiêu thụ rượu bia, chất kích thích gây hại đến thận, những chế phẩm này là nguyên nhân hàng đầu làm suy giảm chức năng thận, đồng thời gia tăng các cơn đau lưng.
  • Kiểm tra áp lực máu và đường huyết định kỳ giúp bạn kịp thời thay đổi lối sống, chế độ ăn uống, tránh trường hợp áp lực máu cao, bệnh tiểu đường gây ảnh hưởng đến các mạch máu và thận.
  • Tập thể dục đều đặn là phương pháp hàng đầu trong việc ngăn chặn sự phát triển của các bệnh lý, trong đó có bệnh thận. Vận động từ 30 - 60 phút mỗi ngày giúp cải thiện sức khỏe tim mạch cũng như chức năng thận.
  • Hạn chế tiêu thụ muối, muối là tác nhân gây hại cho thận, dẫn đến tình trạng đau lưng. Vậy nên, cần cắt giảm lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày, đồng thời cắt giảm thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ về chức năng thận giúp phát hiện sớm các vấn đề liên quan, từ đó có phương hướng điều trị kịp thời.

Kết lại, đau lưng do thận là tình trạng đau âm ỉ tại thắt lưng, một hoặc hai bên thận của người bệnh. Để phòng ngừa các vấn đề bất thường tại thận, bạn cần xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học, nghiêm túc thực hiện điều trị theo phác đồ bác sĩ chuyên môn đưa ra.

19,645

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám