Đau vú khi cho con bú là tắc tia sữa hay vú bị viêm?

Hoàng Hiệp

02-10-2023

goole news
16

Đau vú khi cho con bú là tình trạng mà hầu như các mẹ nào cũng gặp phải sau khi sinh bé. Tình trạng này không chỉ gây đau đớn cho mẹ mà còn tiềm ẩn những lo ngại như tắc sữa và có thể gây nhiễm trùng. Chính vì vậy các mẹ khi gặp phải tình trạng vú bị đau nhức khi cho con bú thì cần phải chú ý, không nên chủ quen xem nhẹ tình trạng này. Để làm rõ hơn về nguyên nhân và cách giảm đau nhức vú khi cho bé bú thì các mẹ hãy xem bài viết này nhé.

Đau vú khi cho con bú là gì?

Đau vú khi cho con bú là vấn đề phổ biến xảy ra đối với các chị em. Các mẹ thường cảm thấy vú bị đau nhức khi cho con bú lúc mà có phản xạ sữa về, hay được gọi là phản xạ tiết sữa được tạo ra bởi hormone oxytocin. Hormone này kích thích các tế bào cơ bắp ở bầu ngực tiết ra sữa, và mỗi khi ra sữa thì các mẹ có thể cảm thấy:

  • Hơi ngứa râm ran hoặc cảm giác rần rần trên bầu ngực như kiến bò
  • Căng tức ngực và hơi đau, đối với một số mẹ thì có thể thấy đau hoặc khó chịu
  • Có thể không cảm thấy gì

Những cảm nhận này có thể khiến các mẹ không quen vào thời gian đầu. Tuy nhiên sau một khoảng thời gian quen dần với việc cho con bú thì các mẹ sẽ không còn những cảm nhận nhiều về tình trạng trên nữa.

Đau vú khi cho con bú thường xảy ra khi các mẹ mới cho con bú.Đau vú khi cho con bú thường xảy ra khi các mẹ mới cho con bú.

Những nguyên nhân khiến bị đau vú khi cho con bú

Vú bị đau nhức khi cho con bú có thể đến từ rất nhiều nguyên nhân. Các mẹ nên tìm hiểu rõ và từ đó có cách làm giảm đau đầu vú khi cho con bú.

Do quá nhiều sữa

Một số mẹ khi có quá nhiều sữa tiết ra trong lúc cho con bú có thể trải qua cảm giác đau nhói sâu trong ngực. Hiện tượng này thường giảm đi sau ba tháng đầu khi bé đã quen với việc bú. Nếu bé ngậm bắt vú đúng cách, nguồn cung sữa của các mẹ sẽ được kích thích và tiết ra đủ để đáp ứng nhu cầu của em bé.

Do bệnh nấm Candida (Thrush)

Bệnh nấm Candida là một loại nhiễm khuẩn nấm thông thường, có thể phát triển trong miệng của bé và trên núm vú của mẹ. Môi trường ẩm, ấm, ngọt ở miệng của bé khi đang bú tạo điều kiện lý tưởng cho bệnh nấm Candida phát triển.

Hiện tượng nhiễm nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh cũng có thể gây đau vú khi cho con bú.Hiện tượng nhiễm nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh cũng có thể gây đau vú khi cho con bú.

Đôi khi, nhiễm trùng nấm có thể lan vào tuyến sữa, gây viêm nhiễm tuyến vú. Tuyến sữa là con đường truyền sữa từ núm vú, và khi nó bị viêm nhiễm thì có thể gây đau vú khi cho con bú.

Khác biệt với việc đau khi có phản xạ sữa, đau do bệnh nấm Candida kéo dài suốt quá trình cho bé bú và không giảm đi sau khi bé đã thôi bú. Mặc dù bệnh viêm nhiễm tuyến sữa hiếm khi xảy ra, nhưng một số chuyên gia vẫn còn nghi ngờ về sự tồn tại của nó. Có thể bạn hoặc bé mắc nhiễm bệnh này chỉ trên núm vú của bạn.

Nếu bạn hoặc bé nhiễm nấm, quan trọng để gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị cho cả hai mẹ con và từ từ khắc phục vú bị đau khi cho con bú.

Vú bị căng sữa

Khi sữa về, ngực có thể trở nên căng cứng và bé sẽ gặp khó khăn khi ngậm ti mẹ. Mẹ nên tiếp tục cho bé bú, vì đó là cách tốt nhất để giải phóng sữa từ bầu ngực của bạn. Để bé dễ dàng hơn khi ngậm ti, mẹ có thể thử vắt bớt sữa trước khi cho bé bú, sử dụng tay hoặc máy hút sữa. Hãy thực hiện việc vắt sữa ở môi trường có nhiệt độ ấm áp.

Nhiều mẹ khi cho con bú bị đau vú thì sử dụng cách chườm lạnh và nóng để giảm đau khi bị tắc sữa, như việc đắp lá bắp cải xoăn lạnh hoặc chườm chai nước nóng được bọc bên ngoài bằng một lớp khăn.

Do bé sai tư thế nằm bú sữa

Hãy cho bé nằm đúng tư thế khi bú sữa để không tạo áp lực lên vú của mẹ.Hãy cho bé nằm đúng tư thế khi bú sữa để không tạo áp lực lên vú của mẹ.

Tình trạng: Bé bú không đúng tư thế và thường gây đau tức ngực cho mẹ.

Giải pháp: 

  • Khi cho bé bú, nên ngồi thoải mái trên ghế. Nếu sức khỏe của mẹ đang yếu thì có thể thử tư thế nằm trên giường với bé ở bên cạnh. Tuy nhiên, hạn chế tư thế này vì có thể làm sữa tràn vào tai bé, gây viêm tai giữa
  • Thay đổi luân phiên hai bên vú để giảm áp lực lên một bên vú. Cách này cũng là cách làm giảm đau đầu vú khi cho con bú rất hiệu quả

Do bị viêm vú

Nếu mẹ cảm thấy đau vú khi cho con bú và phần vú sưng tấy lên, có thể đó là chứng viêm vú. Điều này thường xảy ra khi có quá nhiều sữa tiết ra khỏi tuyến sữa và đi vào những mô vú. Vú mẹ lúc này sẽ ửng đỏ và nhạy cảm, đồng thời có thể xảy ra cảm giác sốt khó chịu. Mẹ có thể tiếp tục cho bé bú, nhưng nên đến khám bác sĩ ngay để được hướng dẫn điều trị.

Do bé bị dính thắng lưỡi

Dính thắng lưỡi có thể khiến bé gặp khó khăn khi bú mẹ.Dính thắng lưỡi có thể khiến bé gặp khó khăn khi bú mẹ.

Khi bé mắc tật dính thắng lưỡi trong thời kỳ bú mẹ, có thể dẫn đến khó khăn khi bú mẹ và mẹ sẽ bị đau vú khi cho con bú. Trẻ có thể bú rất chậm, thường cáu kỉnh và khóc vì gặp khó khăn trong quá trình bú. Vì lý do này, bé có thể phát triển chậm về cân nặng hoặc thậm chí không tăng cân. Ngoài ra, còn khó khăn khi thực hiện các động tác co lên trên. Để giải quyết tình trạng này thì các mẹ cần phải đưa con đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và đưa ra quyết định chính xác nhất. Khuyến cáo không được tự ý làm các thủ thuật mà chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Rộp núm vú

Rộp núm vú là tình trạng xuất hiện mụn nước màu vàng hoặc mụn huyết trên núm vú gây đau đầu vú khi cho con bú. Nguyên nhân thường là do ma sát hoặc bé bú không đúng cách, cũng như việc sử dụng máy hút sữa không đúng kỹ thuật. Mẹ cần kiểm tra kỹ thuật ngậm của bé và đảm bảo kích thước đầu vú phù hợp với máy hút sữa.

Khi mắc rộp núm vú, các mẹ không nên tự bôi kem hoặc các bài thuốc mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ da liễu. Mẹ có thể tiếp tục vắt sữa bằng tay cho bé bú để tránh tình trạng cương sữa cho đến khi được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Nếu chỉ một bên bị rộp, mẹ vẫn có thể cho bé bú trực tiếp từ bên còn lại.

Các cách cho con bú tránh bị đau vú khi cho con bú

Thay đổi tư thế bú của con là giải pháp để tránh đau vú khi cho con bú.Thay đổi tư thế bú của con là giải pháp để tránh đau vú khi cho con bú.

Khi mẹ gặp đau đầu vú khi cho con bú hoặc hút sữa, có một số cách giảm đau hiệu quả như sau:

  • Vắt sữa và thoa sữa mẹ: Vắt sữa mẹ và thoa lên đầu ti có thể giúp chữa lành nứt núm vú vì sữa mẹ có tính chất kháng viêm và kháng khuẩn
  • Thuốc mỡ hoặc lanolin: Sử dụng thuốc mỡ hoặc lanolin, dành cho các mẹ đang cho con bú, để bôi lên núm vú sau mỗi lần cho bé bú. Điều này giúp dưỡng ẩm đầu ti và giảm đau
  • Chườm lạnh: Chườm lạnh núm vú trước khi bé bú có thể giảm đau và tê núm vú
  • Kiểm tra tư thế bú: Kiểm tra khớp ngậm của bé và đảm bảo bé bú ở tư thế đúng. Vị trí ngậm tốt nhất là cằm bé chạm vào phần dưới của ti mẹ
  • Thay đổi tư thế cho bé bú: Thử nhiều tư thế bú khác nhau để tìm ra tư thế phù hợp nhất cho bé và giảm đau cho mẹ
  • Làm sạch núm vú sau mỗi lần bú: Làm sạch núm vú nhẹ nhàng sau mỗi lần bú để giảm nguy cơ nhiễm trùng
  • Để núm vú khô tự nhiên: Để núm vú khô tự nhiên sau mỗi cữ bú để tránh tình trạng ẩm ướt và thuận lợi cho vi khuẩn phát triển
  • Bú thường xuyên: Cho bé bú thường xuyên ít nhất mỗi 2 – 3 giờ để tránh căng tức bầu ngực cho mẹ và hạn chế lực bú quá mạnh mỗi khi bé bú
  • Bú bên lành trước: Cho bé bú bên lành trước, sau đó bé sẽ bú bên tổn thương nhẹ nhàng hơn
  • Vắt sữa khi ngực quá căng sữa: Nếu ngực quá căng sữa, vắt sữa bớt trước khi cho bé bú

Nhớ rằng, nếu tình trạng đau vú khi cho con bú kéo dài hoặc trở nên nặng nề, các mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn để có hướng điều trị phù hợp.

Để được các bác sĩ chuyên khoa sản, khoa nhi tư vấn về cách làm giảm đau vú khi cho con bú các mẹ Mọi thắc mắc về bệnh lý. Quý khách vui lòng liên hệ ngay với BVĐK Phương Đông qua hotline 1900 1806 để được tư vấn và điều trị kịp thời.

 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
9,737

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám