Đau vú có phải dấu hiệu bệnh lý nghiêm trọng hay không?

Võ Thu Thảo

22-10-2023

goole news
16

Đau vú là hiện tượng thường gặp ở nữ. Đau đầu vú, đau núm vú, vú nổi cục không đau hay đau vú buồn nôn,… là những trạng thái người bệnh có thể sẽ gặp phải. Vậy đau vú có phải dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nghiêm trọng nào không? Nguyên nhân bầu vú vị đau nhức là gì? Thông tin chi tiết về hiện tượng đau vú sẽ được giải đáp cụ thể dưới bài viết của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông.

Đau vú là gì

Hầu hết những cơn đau xuất hiện ở khu vực vú là biểu hiện của bệnh lý lành tính, hiếm khi liên quan đến ung thư vú. Vậy những hiện tượng đau đầu vú, đau xung quanh vú, đau đầu vú khi chạm vào… được hiểu như thế nào?

Đau vú là gì

Đau vú là hiện tượng vú căng và đau khi sờ chạm, đau nhói hoặc khiến chị em cảm thấy căng tức bên trong vú. Tình trạng này có thể kéo dài liên tục hoặc cơn đau đến theo đợt, lúc nặng lúc nhẹ. Các trường hợp phổ biến khi người bệnh cảm thấy vú bị đau là:

  • Vài ngày trước kỳ kinh nguyệt: cơn đau có thể nhẹ và tăng độ đau, ảnh hưởng đến cả hai bên vú. Đây là hiện tượng bình thường
  • Thời gian đau thường kéo dài từ 1 tuần hoặc hơn (bắt đầu trước kỳ kinh nguyệt và kéo dài đến hết kỳ hoặc sang kỳ sau)
  • Đau không theo quy luật, không phụ thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt

Đau vú là bệnh lý phổ biến, thường gặp ở chị em phụ nữ.Đau vú là bệnh lý phổ biến, thường gặp ở chị em phụ nữ.

Phụ nữ sau giai đoạn sau mãn kinh cũng có thể cảm thấy bị đau ở vú, tuy nhiên hiện tượng này xảy ra phổ biến hơn ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Với cơ địa mỗi người khác nhau, chị em có thể cảm thấy bị đau vú trái hoặc phải nhiều hơn.

Những dạng đau vú cần chú ý

Đau vú có nhiều dạng, không có một quy luật nào hoàn toàn chính xác. Người ta chia bệnh lý này theo ảnh hưởng của chu kỳ kinh nguyệt như sau:

Đau vú theo chu kỳ:

  • Liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, lặp lại chu kỳ đau theo mỗi tháng.
  • Mức độ đau thường tăng cao hơn vào khoảng hai tuần trước chu kỳ kinh nguyệt, sau đó có xu hướng giảm dần.
  • Cảm giác đau tập trung ở phần vú trên: vú hơi sưng hoặc sờ thấy khối tại vú, có thể cảm thấy cơn đau lan xuống nách.
  • Phổ biến hơn với nữ giới đang trong độ tuổi sinh sản (20- 30 tuổi) hoặc phụ nữ đang sắp vào thời kỳ tiền mãn kinh (40 tuổi).

Đau vú không theo chu kỳ:

  • Chu kỳ kinh nguyệt không ảnh hưởng đến dạng đau vú này.
  • Các cơn đau thường âm ỉ, dai dẳng, đau nhói ở một vùng tại hoặc chỉ đau một bên vú.
  • Cơn đau diễn ra liên tục/không liên tục, đi kèm cảm giác căng hoặc rát ở vú
  • Thường bị đau bên trong hoặc bên dưới vú, có thể lan rộng quanh bầu vú
  • Xảy ra phổ biến ở phụ nữ sau giai đoạn mãn kinh

Những nguyên nhân phổ biến gây ra đau vú

Phụ nữ gặp tình trạng đau nhói ở vú, bầu vú bị đau nhức, xuất hiện tình trạng đau vú không rõ nguyên nhân,… hầu như đều không biết bắt nguồn của các triệu chứng bản thân đang mắc phải. Tất cả đều có thể là dấu hiệu của bệnh lý nào đó, do vậy các chị em có thể tham khảo những nguyên nhân dưới đây:

Thay đổi nội tiết tố 

Hiện tượng đau vú xảy ra do sự thay đổi của các hormone điều phối chu kỳ kinh nguyệt. Những thay đổi nội tiết tố có thể gây cảm giác đau nhức ở cả hai vú, xuất hiện vài ngày trước kỳ kinh nguyệt.

Thay đổi nội tiết tố ảnh hưởng nhiều đến biểu hiện đau vú ở phụ nữ.Thay đổi nội tiết tố ảnh hưởng nhiều đến biểu hiện đau vùng vú ở phụ nữ.

Chấn thương vùng ngực: 

Hiện tượng sưng đau vùng vú có thể xuất phát từ ngực (thành ngực, cơ ngực) hoặc do các dây thần kinh ở cột sống ngực có vấn đề gây cảm giác sưng, nặng, bầm tím, khối to trong vú,...

Mặc áo ngực không phù hợp: 

Kích cỡ và kiểu dáng áo ngực nếu không phù hợp có thể khiến vú bị đau nhức khó chịu.

Viêm, nhiễm trùng vú trong giai đoạn cho con bú:

  • Núm vú bị đau do bé ngậm bú không đúng cách, cắn vào đầu vú.
  • Cảm giác ngứa ở vùng ngực khi cho bé bú.
  • Đau nhức núm vú do bé cắn hoặc da khô, nứt nẻ.
  • Phụ nữ cho con bú có nhiều khả năng bị viêm vú với các triệu chứng: sưng, nóng, đỏ, đau.

Tác dụng phụ của thuốc:

  • Thuốc điều trị một số dạng thiếu máu - Oxymetholone
  • Thuốc điều trị các tình trạng sức khỏe tâm thần - Chlorpromazine
  •  Điều trị bệnh thận, tim và huyết áp cao bằng thuốc lợi tiểu.
  • Thuốc tránh thai, thuốc điều trị vô sinh, thuốc thay thế hormone.

Đặt túi ngực trong vú: 

Một số chị em có thể gặp biến chứng khi đặt túi ngực (silicon hoặc nước muối), dẫn đến đau nhức vú nghiêm trọng. Biểu hiện đau ngực cũng có thể là dấu hiệu khi túi ngực của bạn đã bị vỡ, rò rỉ.

Nang vú: 

Ngoài những nguyên nhân kể trên, đau vú ở phụ nữ có thể do các loại u vú lành tính hoặc u ác tính (ung thư vú) gây ra. Đối với trường hợp này, cần tiến hành thăm khám mới có thể chẩn đoán bản chất của khối u là lành tính hay ác tính.

Dấu hiệu của ung thư vú

Ung thư vú dạng viêm thường gây đau nhưng hiếm gặp, chỉ chiếm từ 1% đến 5% trong các trường hợp ung thư vú. Các triệu chứng của căn bệnh nặng này tiến triển rất nhanh. Ung thư vú dạng viêm có thể khiến tuyến vú sưng to giống triệu chứng của áp xe vú với các biểu hiện như: núm vú thay đổi hình dạng, đau xung quanh bầu vú, tiết dịch bất thường ở núm vú, da vú lõm, có bướu hoặc u ở vú…

Đau vú là dấu hiệu bệnh gì

Ung thư vú

Khi phát hiện ở vú có xuất hiện khối u bất thường biểu hiện ra thì cần đi kiểm tra càng sớm càng tốt. 

Dấu hiệu nghi ngờ ung thư vú cần được tiến hành thăm khám và điều trị sớm.Dấu hiệu nghi ngờ ung thư vú cần được tiến hành thăm khám và điều trị sớm.

Viêm vú

Khi người bệnh thấy cơn đau ở vú xuất hiện với các triệu chứng như sưng đỏ ở vú, nóng rát,.. thì rất có khả năng là biểu hiện của bệnh viêm vú. Bệnh này thường gặp ở phụ nữ đang cho con bú, đặc biệt trong 6 đến 12 tháng đầu sau sinh.

Đau vú sau phẫu thuật

Thời điểm sau khi thực hiện các phẫu thuật liên quan đến ngực, nhiều người cảm thấy đau với mức độ khác nhau: ảnh hưởng đến núm vú, bề mặt của vú hoặc đau sâu trong vú. Hầu hết mọi trường hợp đau vú do thực hiện phẫu thuật sẽ tự khỏi dần theo thời gian.

Nếu cơn đau kéo dài, có tình trạng sưng viêm, thay đổi kích thước và hình dáng vú,… thì người bệnh cần đi kiểm tra ngay.

Bệnh về da

Nếu bạn gặp phải tình trạng đau nhức, khô rát hoặc bị lột vùng da ở núm vú thì đây có thể là biểu hiện của các loại bệnh về da như chàm da, da bị kích ứng, …

Nang vú

Mặc dù hầu hết khối u vú lành tính, như u xơ vú, u nang vú, nhưng vẫn quan trọng để thăm bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán. Đau nhức ở vú cũng có thể xuất phát từ các loại u vú, và do đó, việc đi khám phòng tránh là quan trọng để đảm bảo sức khỏe vú của bạn.

Thay đổi sợi bọc tuyến vú

Thay đổi sợi bọc tuyến vú có liên quan đến hormone, cụ thể mô sợi và u nang hình thành trong vú có thể gây đau đớn. Tuy nhiên đây là tình trạng bình thường, không ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Khi nào cần đi gặp bác sĩ khi đau vú

Khi hiện tượng này không phụ thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt hay thời điểm rụng trứng, bao gồm những đặc điểm bất thường như:

  • Xuất hiện ở phụ nữ sau mãn kinh.
  • Hiện tượng đau vú ở một vị trí hoặc một vùng nhất định.
  • Tình trạng đau thường xuyên, không thay đổi quá nhiều trong chu kỳ kinh nguyệt.
  • Vú đau và có biểu hiện sưng đỏ, gây sốt, khiến người bệnh mệt mỏi khó chịu.

Đau vú đi kèm với tình trạng tiết dịch ở núm vú: Dù không trong giai đoạn mang thai hay cho con bú, nữ giới trong độ tuổi sinh sản khi gặp trường hợp này, đầu ti vẫn tiết một lượng dịch nhỏ. Đa phần tình trạng này có liên quan đến bệnh viêm nhiễm mô vú hoặc núm vú, dịch tiết sẽ có màu xanh hoặc vàng. Nếu bạn thấy núm vú có dịch kèm theo máu, hãy đề phòng đó có thể là dấu hiệu của ung thư. 

Kiểm tra thấy có khối u vú: 

Mặc dù hầu hết khối u vú là lành tính, nhưng việc điều trị hiệu quả vẫn đòi hỏi sự chăm sóc chuyên nghiệp. Điều quan trọng là đi khám phòng tránh để đảm bảo được sự chẩn đoán và điều trị kịp thời. Cụ thể:

  • U xơ vú hoặc nang tuyến vú lành tính sẽ có biểu hiện: khối u mềm, u có sự di động, không dính sát với thành ngực.
  • U ác tính thường được biểu hiện: u không di động, dính với thành ngực, có thể sờ thấy rõ ràng bằng tay.

Nếu bị đau vú không theo chu kỳ kinh nguyệt và xuất hiện các triệu chứng bất thường, việc đi khám sớm là quan trọng. Điều trị ngay từ giai đoạn đầu có thể mang lại hiệu quả tốt hơn và giảm nguy cơ mắc các vấn đề sau này.

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông với dịch vụ y tế chất lượng cao cùng đội ngũ y bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm sẽ là một địa chỉ uy tín giúp quý khách khám chữa bệnh tuyến vú cũng như các bệnh lý khác. Quý khách liên hệ số hotline 1900 1806 để được hỗ trợ chi tiết.

Phương pháp chẩn đoán đau vú

Các phương pháp và xét nghiệm để đánh giá tình trạng đau vú của bạn có thể bao gồm:

  • Khám vú lâm sàng: Bác sĩ sẽ tổng quát vú và các hạch bạch huyết ở cổ dưới và nách.
  • Chụp X-quang tuyến vú: Bạn sẽ cần chụp X-quang vú, nhất là những vùng nghi có bệnh để bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác, đặc biệt trong độ tuổi tầm soát ung thư vú
  • Siêu âm tuyến vú hai bên: Bạn sẽ được kiểm tra bằng phương pháp siêu âm, sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh về vú của bạn.
  • Sinh thiết vú: Các khối u nghi ngờ ở vú, các vùng dày lên hoặc xuất hiện bất thường khi siêu âm có thể được yêu cầu sinh thiết trước để bác sĩ có thể chẩn đoán. 

Chụp X-quang tuyến vú trong điều trị giúp chẩn đoán bệnh chính xác hơn.Chụp X-quang tuyến vú trong điều trị giúp chẩn đoán bệnh chính xác hơn.

Cách điều trị đau vú

Tùy cơ địa mỗi người, cơn đau ở vú có thể tự giảm dần theo thời gian. Trong trường hợp đó, người bệnh không cần can thiệp các biện pháp điều trị bởi bác sĩ. Một số phương pháp được gợi ý như:

  • Hạn chế các nguyên nhân làm nặng hơn: thay đổi áo ngực, thói quen chèn ép vú khi nằm,... 
  • Sử dụng các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
  • Thay đổi loại thuốc tránh thai
  • Dùng những thuốc được bác sĩ kê đơn, chỉ định như kháng sinh,…

Cách phòng tránh tình trạng đau vú

Chị em có thể tự phòng tránh, khắc phục giúp giảm tình trạng đau, sưng ở vú thông qua một số thói quen đơn giản như:

  • Lựa chọn sử dụng loại áo ngực đúng kích cỡ vòng ngực, không quá chật, không lỏng.
  • Hạn chế việc luyện tập thể thao quá sức, chú ý các bài tập liên quan đến vùng ngực và cánh tay.
  • Sử dụng các loại thuốc nhiều lượng hormone nội tiết tố theo chỉ định hoặc tư vấn của bác sĩ
  • Theo dõi tình trạng đau vú
  • Giảm bớt caffein.
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: hạn chế nạp quá nhiều chất béo, mỡ động vật, đồ ăn nhanh,…

Lựa chọn loại áo ngực đúng kích cỡ là một trong những cách phòng ngừa các vấn đề liên quan đến vú.

Có thể nói, tình trạng đau vú được đánh giá không tiềm ẩn bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên nếu hiện tượng đau nhức ở vú kéo dài có thể sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần lẫn thể chất, làm giảm chất lượng cuộc sống. Do đó, chị em nên đến bệnh viện kiểm tra, tầm soát bệnh lý tuyến vú càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe của mình.

Chị em hãy đến với Bệnh viện Đa khoa Phương Đông với đội ngũ y bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm sẽ là một địa chỉ uy tín giúp quý khách khám chữa, điều trị mọi vấn đề về sức khỏe. Liên hệ Đặt lịch khám để được hỗ trợ.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
6,699

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

19001806 Đặt lịch khám