Đến kỳ kinh nguyệt không nên ăn gì để đỡ khó chịu?

Phan Thị Hoàn

01-08-2024

goole news
16

Trong chu kỳ kinh nguyệt, nhiều chị em thường gặp phải các triệu chứng khó chịu như đau bụng, buồn nôn, mệt mỏi, đau đầu, đầy hơi, tiêu chảy và thay đổi tâm trạng. Điều chỉnh thực đơn cho ngày đèn đỏ có thể giúp giảm bớt những triệu chứng này. Hãy theo dõi bài viết để biết đến kỳ kinh nguyệt không nên ăn gì nhé.

Giảm cơn đau bụng kinh bằng thực phẩm được không?

Đau bụng kinh ở phụ nữ là do tử cung co thắt để đẩy kinh nguyệt ra ngoài. Khi tử cung co bóp, mạch máu bị chèn ép, lúc này lượng máu đến tử cung giảm, dẫn đến tình trạng đau ở vùng bụng dưới, đau lưng.

Theo Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), hơn một nửa phụ nữ gặp đau bụng kinh trong 1-2 ngày đầu kinh mỗi tháng. Mức độ đau có thể khác nhau và có thể từ đau nhẹ nhàng đến đau nặng.

Đau bụng kinh có thể ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt và công việc thường ngày, khiến phụ nữ lo lắng tìm cách giảm bớt. Nhiều người thắc mắc đến kỳ kinh nguyệt không nên ăn gì và liệu có thực phẩm nào giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả không? 

Không có bằng chứng cho thấy có thực phẩm nào có thể chấm dứt hoàn toàn cơn đau bụng kinh. Tuy nhiên, việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết có thể giúp làm giảm sự khó chịu của cơn đau bụng kinh và các triệu chứng khác trong kỳ kinh nguyệt của chị em.

Đến kỳ kinh nguyệt không nên ăn gì?

Đến kỳ kinh nguyệt không nên ăn gì?

Không nên ăn gì khi có kinh nguyệt?

Một số thực phẩm có thể làm triệu chứng đau bụng kinh trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, để giảm bớt cơn đau và cải thiện tình trạng, chị em nên hạn chế hoặc tránh những nhóm thực phẩm sau trong kỳ kinh nguyệt:

Rượu bia

Trong những ngày đèn đỏ, uống nhiều rượu bia có thể dẫn đến mất nước, đầy hơi, đau đầu, mệt mỏi và có thể gây buồn nôn, tiêu chảy. Vì vậy, chị em nên hạn chế hoặc không uống rượu trong thời gian này.

Đến kỳ kinh nguyệt chị em không nên uống bia.

Đến kỳ kinh nguyệt chị em không nên uống bia.

Muối

Nên tránh tiêu thụ đồ ăn quá mặn vì lượng muối dư thừa có thể gây giữ nước, dẫn đến cảm giác đầy bụng và khó chịu. Để phòng tránh tình trạng này, nên giảm lượng muối trong khẩu phần ăn uống và tránh các sản phẩm chế biến sẵn có nồng độ natri cao.

Đến kỳ kinh nguyệt không nên ăn gì? Muối là thực phẩm bạn nên hạn chế.

Đến kỳ kinh nguyệt không nên ăn gì? Muối là thực phẩm bạn nên hạn chế.

Đường

Chị em nên kiểm soát lượng đường tiêu thụ ở mức vừa phải, vì ăn quá nhiều đường có thể gây tăng đột ngột năng lượng, sau đó sẽ giảm mạnh khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi và suy giảm. Nếu bạn cảm thấy chán nản hoặc khó chịu trong kỳ kinh nguyệt, hãy theo dõi và điều chỉnh lượng đường bạn tiêu thụ để giúp cải thiện tâm trạng.

Những điều không nên khi có kinh nguyệt là gì?

Những điều không nên khi có kinh nguyệt là gì?

Cà phê

Caffein có trong cà phê có thể gây giữ nước trong cơ thể và dẫn đến cảm giác đầy hơi, cũng như gây ra các vấn đề về tiêu hóa. Ngoài ra, chất này cũng có thể gây co thắt mạch máu, gây đau đầu và làm căng thẳng khi tiêu thụ.

Đến kỳ kinh nguyệt không nên ăn gì? Bạn nên hạn chế uống cà phê.

Đến kỳ kinh nguyệt không nên ăn gì? Bạn nên hạn chế uống cà phê.

Xem thêm:

Thịt đỏ

Thịt đỏ chứa prostaglandin và việc tiêu thụ thịt đỏ trong thời kỳ kinh nguyệt có thể làm tăng mức độ prostaglandin trong cơ thể. Mức độ prostaglandin cao có thể gây ra chuột rút và đau nhức trong giai đoạn kinh nguyệt.

Kinh nguyệt không nên ăn gì? Chị em không nên ăn nhiều thịt đỏ.

Kinh nguyệt không nên ăn gì? Chị em không nên ăn nhiều thịt đỏ.

Thức ăn cay

Sử dụng quá nhiều thực phẩm cay có thể gây ra rối loạn tiêu hóa, dẫn đến tiêu chảy, đau dạ dày và cảm giác buồn nôn. Ngoài ra, nó cũng có thể gây đau bụng kinh và làm nổi mụn, vì vậy bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm cay nóng.

Bị kinh nguyệt không nên ăn gì? Chị em không nên ăn thực phẩm cay nóng.

Bị kinh nguyệt không nên ăn gì? Chị em không nên ăn thực phẩm cay nóng.

Các loại thực phẩm chế biến

Thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn và các sản phẩm khác chứa hóa chất và chất bảo quản có thể làm tăng tình trạng giữ nước và đầy hơi.

Nồng độ natri cao không tốt cho sức khỏe khi cơ thể ở trạng thái bình thường, chúng càng có hại hơn khi bạn đang trong thời kỳ kinh nguyệt.

Ngày kinh nguyệt không nên ăn gì? Chị em cần hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn.

Ngày kinh nguyệt không nên ăn gì? Chị em cần hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn.

Đồ ăn vặt và các loại bánh kẹo ngọt

Kẹo và các loại đồ ăn vặt thường chứa nhiều đường, điều này có thể dẫn đến tình trạng đầy hơi và làm gia tăng mức đường trong máu tạm thời. Sự gia tăng đột ngột này có thể là một dấu hiệu không tốt và tiềm ẩn nguy cơ cho sức khỏe.

Đến kỳ kinh nguyệt không nên ăn gì? Bánh kẹo ngọt chị em nên hạn chế ăn.

Đến kỳ kinh nguyệt không nên ăn gì? Bánh kẹo ngọt chị em nên hạn chế ăn.

Thực phẩm nhiều chất béo

Tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo như hamburger, khoai tây chiên và đồ uống có gas có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hormone, gây đau bụng kinh và làm tăng nguy cơ viêm. Do đó, chị em nên hạn chế những thực phẩm này trong thời kỳ kinh nguyệt để giảm bớt khó chịu.

Ngày kinh nguyệt không nên ăn gì? Chị em không nên ăn nhiều chất béo.

Ngày kinh nguyệt không nên ăn gì? Chị em không nên ăn nhiều chất béo.

Đến kỳ kinh nguyệt nên ăn gì?

Nếu chị em đang tìm kiếm thực phẩm có thể giúp giảm cơn đau bụng kinh, hãy tham khảo những gợi ý dưới đây:

Trà thảo mộc

Những loại trà thảo mộc nóng như bạc hà, trà gừng, húng quế, mùi tây, thì là hoặc nước chanh ấm có thể cải thiện lưu thông máu và giúp giãn cơ bắp, từ đó giảm cơn đau bụng kinh ở phụ nữ.

Trái cây

Trong thời kỳ kinh nguyệt, phụ nữ thường có xu hướng thèm đồ ngọt hơn, điều này có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu đường. 

Trái cây với hàm lượng đường tự nhiên cao có thể giúp cải thiện tình trạng này, đồng thời cung cấp các dưỡng chất quan trọng. Các loại trái cây như chuối, dứa và kiwi chứa nhiều vitamin B6 và kali, những chất có tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng đau bụng kinh một cách hiệu quả.

Đến kỳ kinh nguyệt chị em nên bổ sung nhiều trái cây. 

Đến kỳ kinh nguyệt chị em nên bổ sung nhiều trái cây. 

Các loại đậu

Thêm các loại đậu vào chế độ ăn trong thời kỳ kinh nguyệt có thể cung cấp sắt và magie, giúp bù đắp lượng máu mất đi trong kỳ kinh. Đồng thời, đậu cũng chứa nhiều chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa và giúp giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa, từ đó làm giảm cơn đau bụng chồng lên đau bụng kinh.

Trứng

Trứng là một nguồn protein phong phú, có thể giúp làm giảm cơn đau bụng kinh một cách hiệu quả. Ngoài ra, trứng còn cung cấp các vitamin quan trọng như B6, E và D, giúp bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể trong giai đoạn nhạy cảm này.

Hải sản

Cá hồi, hàu và các loại hải sản khác chứa lượng vitamin D và omega-3 phong phú, giúp làm giảm co thắt tử cung và giảm cơn đau bụng kinh. Ngoài ra, việc tiêu thụ nhiều cá còn cung cấp sắt, giúp bổ sung lượng sắt bị mất trong kỳ kinh và hỗ trợ kiểm soát tình trạng thiếu hụt sắt.

Socola đen

Nghiên cứu cho thấy socola đen với ít nhất 70% cacao chứa nhiều chất chống oxy hóa, chất xơ, cùng với các dưỡng chất thiết yếu như sắt, kẽm, magie và kali. Do đó, việc bổ sung socola đen vào chế độ ăn có thể hỗ trợ lưu thông máu và tái tạo máu, giúp bù đắp lượng máu mất đi trong kỳ kinh nguyệt.

Nếu như bạn còn có bất cứ câu hỏi gì hãy liên hệ ngay tới Bệnh viện Đa khoa Phương Đông qua hotline 1900 1806 hoặc để lại thông tin tại Đặt lịch khám để được tư vấn, thăm khám trong thời gian sớm nhất.

Uống nhiều nước

Các chuyên gia luôn khuyến nghị phụ nữ uống đủ nước, đặc biệt là trong thời kỳ kinh nguyệt. Một nghiên cứu trên 140 phụ nữ cho thấy nhóm uống nhiều nước cảm thấy cơn đau ít hơn và ít cần dùng thuốc giảm đau bụng kinh so với nhóm còn lại.

Do đó, phụ nữ hãy tăng cường lượng nước tiêu thụ và bắt đầu ngay bằng cách uống một ly nước khi ngủ dậy. Nếu gặp khó khăn trong việc uống nước, có thể thay thế bằng các thực phẩm giàu nước như dưa chuột, dưa hấu, cần tây và rau diếp cá.

Ngày đèn đỏ chị em nên bổ sung nhiều nước.

Ngày đèn đỏ chị em nên bổ sung nhiều nước.

Khi nào cần gặp Bác sĩ?

Đau bụng kinh là hiện tượng phổ biến trong kỳ kinh nguyệt, đây cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh phụ khoa. Do đó, nếu chị em gặp phải cơn đau bụng kinh xuất hiện sớm trước khi kỳ kinh bắt đầu, hoặc nếu cơn đau kéo dài và ngày càng nặng hơn, mặc dù đã thử nhiều biện pháp nhưng không giảm, lúc này chị em nên đi khám Bác sĩ. Việc kiểm tra kịp thời sẽ giúp phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn và can thiệp điều trị hiệu quả.

Một số lưu ý khi chị em đến kỳ kinh nguyệt

Chế độ ăn uống không phải là phương pháp duy nhất để giảm triệu chứng đau bụng kinh. Bên cạnh việc tìm hiểu nên ăn gì và tránh gì, chị em có thể thử những biện pháp sau đây:

  • Massage: Xoa bóp nhẹ nhàng quanh vùng bụng dưới có thể thúc đẩy lưu thông máu và giúp giảm đau.
  • Tắm nước ấm: Nước ấm giúp cải thiện lưu thông máu và thư giãn cơ, từ đó giảm cơn đau bụng kinh.
  • Chườm nóng: Sử dụng khăn bông mềm nhúng nước ấm, chai nước ấm hoặc túi chườm để làm dịu cơn đau ở vùng bụng dưới và lưng.
  • Những bài tập thể dục nhẹ nhàng: Tập yoga hoặc hít thở sâu có thể giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.
  • Chị em cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ trong thời gian hành kinh.
  • Cần tránh làm việc nặng, không vận động mạnh và không thức khuya trong những ngày đèn đỏ.
  • Duy trì tinh thần thoải mái và vui vẻ để giúp vượt qua cơn đau bụng kinh một cách nhẹ nhàng hơn.
  • Mặc quần áo rộng rãi để vùng nhạy cảm được thoáng khí, tránh ra mồ hôi và tình trạng nổi mẩn đỏ.

Không nên làm gì khi có kinh nguyệt? Không nên thức quá khuya.

Không nên làm gì khi có kinh nguyệt? Không nên thức quá khuya.

Hy vọng qua bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc Đến kỳ kinh nguyệt không nên ăn gì và ăn gì để đỡ khó chịu? Với những thông tin chi tiết, bạn có thể áp dụng để giảm bớt hiện tượng đau bụng kinh và có một tinh thần thỏa mái khi đến kỳ kinh nguyệt.

Ngoài ra, nếu như bạn còn có bất cứ câu hỏi gì liên quan đến bệnh sản phụ khoa hãy liên hệ ngay tới Bệnh viện Đa khoa Phương Đông qua hotline 1900 1806 hoặc để lại thông tin tại Đặt lịch khám để được tư vấn, thăm khám và điều trị bệnh trong thời gian sớm nhất nhé.

Phương Đông luôn sẵn lòng phục vụ quý khách!

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
653

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

TTUT.BS.CKII

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

Khoa Phụ Sản
19001806 Đặt lịch khám