Điều trị hen suyễn như thế nào? Đông Y? Tây Y? Điều trị cho trẻ nhỏ?

Ngọc Anh

12-06-2024

goole news
16

Điều trị hen suyễn muốn hiệu quả cần kết hợp giữa điều trị nội khoa bằng thuốc, duy trì chế độ ăn uống phù hợp và rèn luyện thể dục, tái khám định kỳ. Căn cứ vào tình trạng của từng ca bệnh mà các bác sĩ có thể gợi ý nhiều cách điều trị hen suyễn tại nhà phù hợp. 

Tìm hiểu về hen suyễn

Bệnh hen suyễn là gì?

Bệnh hen suyễn (bệnh hen phế quản) là tình trạng niêm mạc của ống phế quản bị viêm, phù nề và các cơ trơn phế quản co thắt liên tục. Do đó, đường thở bị hẹp, luồng không khí ra vào bị tắc nghẽn và không liên tục gây ra triệu chứng khó thở, ho, thở khò khè,... cho bệnh nhân. Điều trị hen suyễn cần phải thực hiện ngay lập tức, lâu dài và khoa học để đạt hiệu quả cao nhất. 

(Hình 1 - So sánh đường thở bình thường và đường thở của người hen suyễn)

(Hình 1 - So sánh đường thở bình thường và đường thở của người hen suyễn)

Bởi hen suyễn là bệnh đường hô hấp mạn tính và nguy hiểm. Nó có thể chuyển biến khiến người bệnh không nói được. Kéo theo đó là lượng oxy trong máu giảm dần dẫn đến mất ý thức và có nguy cơ tử vong cao.

Các tác nhân gây lên cơn hen suyễn

Để điều trị hen suyễn hiệu quả, người bệnh cần tránh tiếp xúc với các tác nhân gây hen xung quanh, có thể kể đến:

  • Môi trường sống có nhiều tác nhân gây ô nhiễm: khói thuốc lá, không khí ô nhiễm,...
  • Các chất có thể gây dị ứng hoặc kích thích niêm mạc mũi: phấn hoa, nấm mốc, lông thú cưng, bụi, nước hoa, dung dịch vệ sinh...
  • Thay đổi thời tiết đột ngột
  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Thay đổi cảm xúc mạnh đột ngột như buồn, lo lắng, căng thẳng, cười,...
  • Thuốc aspirin
  • Thực phẩm đóng hộp có chất bảo quản sulfite như: đồ chua, đồ hộp, đồ chế biến sẵn, nước ngọt,...

Điều trị hen suyễn bằng thuốc 

Tuỳ vào diễn biến bệnh và tình hình sức khoẻ của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân điều trị hen suyễn bằng nội khoa. Các loại thuốc hít, thuốc uống, thuốc tiêm sẽ được phối hợp phù hợp với từng trường hợp. 

Thuốc giãn phế quản (các thuốc cường beta-2, kháng cholinergic)

Đây là chỉ định không thể thiếu khi điều trị hen suyễn để kiểm soát cơn hen. Cụ thể, thuốc giãn phế quản sẽ giúp giãn các cơ thắt chặt xung quanh phế quản để giảm viêm, phù nề cho đường thở. Do đó, bệnh nhân có thể hít thở dễ dàng và có cảm giác dễ chịu hơn.

Các loại thuốc có tác dụng giãn phế quản có thể được kê đơn để cắt ngay cơn hen, bao gồm:

  • Thuốc giãn phế quản cường beta có tác dụng kéo dài trong vòng 12 giờ cho người bệnh hen suyễn vừa và nặng: salmeterol, formoterol, ciclesonide,...
  • Thuốc giãn phế quản cường beta có tác dụng cực dài trong vòng 24 giờ cho người lên cơn hen suyễn trung bình và nặng: indacaterol,...

Đối với thuốc kháng cholinergic có tác dụng làm giãn cơ trơn phế quản. Thuốc có dạng hít, hiệu lực trong vòng 24 giờ, thường được kết hợp cùng corticoid rất hiệu quả trong giảm các cơn hen và cải thiện chức năng phổi. Một số loại thuốc phổ biến: ipratropium, iotropium, theophyllin,..

(Hình 2 - Thuốc giãn phế quản salmeterol là một trong những thuốc kiểm soát cơn hen phổ biến)

(Hình 2 - Thuốc giãn phế quản salmeterol là một trong những thuốc kiểm soát cơn hen phổ biến)

Corticosteroid 

Corticosteroid là thuốc điều trị các triệu chứng viêm và khơi thông đường thở. Đây là loại thuốc được kết hợp cùng các loại thuốc giãn phế quản và phải được sử dụng trong thời gian dài. Đây là đơn thuốc không thể thiếu với người bệnh trong một số trường hợp, bởi:

  • Ngăn chặn phản ứng của đường hít với các chất gây dị ứng: nước hoa, bụi, nấm mốc,...
  • Giảm nhẹ mức độ của các cơn hen suyễn nặng, ngăn ngừa tái phát, tránh nhu cầu nhập viện và hỗ trợ phục hồi nhanh chóng. 

Các loại corticosteroid uống, corticosteroid tiêm hay corticosteroid hít đều có tác dụng như nhau. Tuy không ngăn chặn cơn hen suyễn cấp tính ngay lập tức như thuốc giãn phế quản nhưng nó được sử dụng phổ biến để kiểm soát lâu dài, đảo ngược quá trình viêm và các triệu chứng. 

Tuy nhiên nhược điểm của loại thuốc điều trị hen suyễn này là có tác dụng phụ như: nói khóm nấm miệng. Nếu dùng với liều lượng lớn (> 800 mcg/ngày) có thể dẫn đến phản ứng toàn thân như loãng xương, ức chế tuyến thượng thận, đục thuỷ tinh thể, teo da,.... 

(Hình 3 - Hai loại corticoid dạng khác nhau và cách sử dụng)

(Hình 3 - Hai loại corticoid dạng khác nhau và cách sử dụng)

Thuốc kháng leukotriene

Thuốc kháng leukotriene thường xuất hiện trong đơn thuốc điều trị hen suyễn dưới dạng thuốc uống. Mục đích kê đơn của leukotriene là:

  • Kiểm soát diễn biến bệnh hen suyễn
  • Phòng ngừa các triệu chứng có thể có ở bệnh nhân hen nhẹ hoặc hen nặng kéo dài

Cần lưu ý tác dụng phụ của thuốc có thể làm tăng men gan. 

Thuốc kích thích miễn dịch 

Thuốc sinh học cũng là một trong số các loại thuốc để kiểm soát hen suyễn nặng khó chữa phối hợp với điều trị hen suyễn từng bước. Điều quan trọng là các phương thuốc này phải cá nhân hoá trên từng lộ trình và trường hợp bệnh nhân.

VD: Thuốc kích thích miễn dịch mepolizumab, reslizumab và benralizumab được chỉ định cho bệnh nhân hen tăng bạch cầu ái toan. 

Omalizumab được ứng dụng cho người bệnh hen suyễn và viêm da cơ địa,...

Trên thực tế, các bác sĩ cũng phải chuẩn bị sẵn sàng cho các trường hợp có phản ứng phản vệ khi dùng các loại thuốc kích thích miễn dịch.

(Hình 4 - Một số loại thuốc kích thích miễn dịch sẽ được phối hợp trong quá trình điều trị hen suyễn)

(Hình 4 - Một số loại thuốc kích thích miễn dịch sẽ được phối hợp trong quá trình điều trị hen suyễn)

Điều trị hen suyễn bằng đông Y 

Ngoài Tây Y, điều trị hen suyễn bằng Đông Y cũng vẫn được áp dụng rộng rãi bởi hiệu quả cải thiện bệnh lý rõ rệt. Cách điều trị này sẽ tập trung vào điều trị cho toàn cơ thể với các triệu chứng tập trung ở đường hô hấp. Chính vì thế, phương thuốc Đông Y sẽ cắt cơn hen trước, sau đó mới cân bằng hoạt động của các cơ quan để tăng sức đề kháng, tránh tái phát do các tác nhân bên ngoài.

Ở đây, phương pháp tập trung vào các chủ điểm chính:

  • Điều trị chứng hen
  • Nếu nguyên nhân hen là do nhiễm lạnh, bệnh nhân cần bổ sung các vị thuốc:  tô tử, bán hạ chế, đương quy,cam thảo,...
  • Nếu nguyên nhân hen là do tích nhiệt, Đông Y khuyến khích các vị: bạch quả nhân, hoàng cầm, hạnh nhân, tô tử,...

(Hình 5 - Sử dụng bài thuốc Đông Y cũng có thể được cân nhắc khi điều trị hen suyễn)

(Hình 5 - Sử dụng bài thuốc Đông Y cũng có thể được cân nhắc khi điều trị hen suyễn)

  • Điều trị chứng suyễn
  • Nếu cơn suyễn do khí nghịch lên đường thở, để điều trị hen suyễn bằng Đông Y, các bài thuốc sẽ bao gồm: ma hoàng, hạnh nhân, cam thảo,...
  • Trong trường hợp người mắc hen suyễn lên cơn thường xuyên nhưng ngắn, hay thở hụt hơi, mỏi mệt thì Đông Y khuyến cáo chữa trị bằng châm cứu. 

Các cách điều trị hen suyễn tại nhà

Song song với việc uống thuốc đều đặn, đúng liều lượng theo chỉ định, bệnh nhân điều trị hen suyễn tại nhà cần lưu ý một số điểm quan trọng như sau:

  • Hạn chế với các tác nhân gây hen suyễn như nước hoa, bụi bẩn, đồ ăn gây dị ứng...
  • Rèn luyện sức khỏe đều đặn, duy trì cân nặng hợp lý
  • Duy trì các bài tập thở để khơi thông đường hô hấp
  • Tái khám định kỳ
  • Ổn định cảm xúc bằng các bài tập thiền, yoga,... để giảm các cảm xúc căng thẳng

Điều trị hen suyễn ở trẻ em

Tuy không thể điều trị khỏi và sẽ tiếp tục diễn biến đến tuổi trưởng thành nhưng bệnh hen có thể kiểm soát được nếu thực hiện chăm sóc đúng cách. 

Điều trị bằng thuốc

Nhìn chung, bệnh nhi hen suyễn sẽ có cách điều trị chủ yếu là nội khoa, dùng các loại thuốc để cắt cơn và ngăn chặn các cơn hen trở nặng. Dựa vào tiền sử, tình trạng và mức độ bệnh: hen nhẹ - hen vừa - hen nặng - hen ác tính mà các bác sĩ đưa ra đơn thuốc phù hợp.

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Vì là bệnh đường tai mũi họng rất nhạy cảm với các tác nhân gây kích ứng nên trẻ em bị hen suyễn nên kiêng các đồ ăn nhiều gia vị, đồ ăn đóng hộp, đồ uống có gas và đồ nướng.

Đồng thời, cha mẹ có thể góp phần điều trị hen suyễn bằng cách bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C, E, Omega 3 và magie. Một số loại thực phẩm nên bổ sung bao gồm: rau xanh, ngũ cốc, cá thu, cá hồi, mật ong, dầu oliu,...

Kiên trì khám và điều trị hen suyễn định kỳ

Đây là mắt xích quan trọng nhất trong điều trị bệnh lý. Trẻ em cần đánh giá tình trạng viêm nhiễm đường thở và khả năng đáp ứng thuốc thường xuyên. Điều trị ngắt quãng sẽ làm việc điều trị bệnh mạn tính càng thêm khó khăn, những đánh giá về tình trạng bệnh cũng không chính xác khiến thể trạng bệnh nhân có thể nghiêm trọng hơn. 

(Hình 6 - Tái khám định kỳ và duy trì uống thuốc là điều tối quan trọng với bệnh nhi hen suyễn)

(Hình 6 - Tái khám định kỳ và duy trì uống thuốc là điều tối quan trọng với bệnh nhi hen suyễn)

Hạn chế tiếp xúc với không khí lạnh

Không khí lạnh hay bất cứ thay đổi bất thường về thời tiết có thể khiến đường thở của trẻ khô và sưng lên. Khi đó, các cơn hen suyễn có thể đến đột ngột với các triệu chứng nặng nề hơn. Vì thế, cha mẹ nên cho trẻ ở trong nhà, uống nhiều nước ấm và hạn chế tiếp xúc với những người bị cảm cúm,... để tránh trẻ bị lây nhiễm hoặc cảm lạnh.

Để gia tăng hiệu quả điều trị hen suyễn ở cả người lớn và trẻ nhỏ, duy trì điều trị bằng thuốc và tái khám định kỳ là hết sức cần thiết. Bệnh nhân nên uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ đầy đủ, đúng liều kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường sức khỏe. 

Trên đây là mọi thông tin về các phương pháp điều trị hen suyễn. Nếu điều trị hen suyễn theo Tây Y tập trung cắt cơn và kiểm soát hen suyễn thì điều trị Đông Y tập trung cân bằng hoạt động của các cơ quan để giảm tối đa nguy cơ tái phát bệnh. Để chủ động nâng cao hiệu quả chữa bệnh, người bệnh nên đi thăm khám từ sớm để phối hợp điều trị kịp thời!

441

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám