Chuyên gia giải đáp thắc mắc : Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?

Nguyễn Thị Vân Anh

19-07-2022

goole news
16

Bệnh hen suyễn là một trong số những bệnh đường hô hấp gây ra nhiều lo lắng cho người mắc. Bệnh lý có thể đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được xử trí kịp thời. Bài viết sau sẽ cung cấp những thông tin cần thiết để giải đáp thắc mắc bệnh hen suyễn có nguy hiểm không và cung cấp các biện pháp phòng tránh phù hợp, hiệu quả. 

Bệnh hen suyễn là gì và dấu hiệu nhận biết

Hen suyễn là một trong những bệnh về hô hấp khi đường hô hấp bị viêm mãn tính. Tình trạng viêm làm giảm lượng không khí đi vào phổi khiến người bệnh hô hấp khó khăn hơn, dẫn đến co thắt đường dẫn khí. Đây là bệnh di truyền, nếu trong gia đình có người bị hen suyễn thì có khả năng bạn cũng sẽ bị mắc bệnh.

Theo bác sĩ chuyên khoa, bệnh hen suyễn có hai loại chính, bao gồm: 

  • Hen phế quản không dị ứng: Hen phế quản này không gây bộc phát phản ứng dị ứng ở cơ thể.

Bệnh hen suyễn gồm hen phế quản và hen phế quản không dị ứng 

Bệnh hen suyễn gồm hen phế quản và hen phế quản không dị ứng 

  • Hen phế quản: Hen phế quản này là một phần của phản ứng dị ứng, xảy ra khi hít phải các chất gây dị ứng như: Nấm mốc, lông động vật, bụi bẩn, nước hoa, phấn hoa,... Những yếu tố này góp phần làm tăng nguy cơ viêm nhiễm cản trở đường hô hấp.

Triệu chứng hen suyễn ở mỗi người mắc không giống nhau. Dấu hiệu của bệnh lý dễ gây nhầm lẫn với các bệnh về phổi khác như lao, COPD, giãn phế quản,... Người bệnh có thể khởi phát cơn hen suyễn bất thường, chỉ có triệu chứng vào những thời điểm nhất định hoặc khi tiếp xúc với dị nguyên. Dứt cơn hen, người bệnh có thể trở về trạng thái bình thường.

Các triệu chứng của bệnh hen suyễn gồm: Có tiếng cò cử, khó thở cơn chậm, thường xảy ra ban đêm hoặc khi thời tiết thay đổi. Một số triệu chứng báo hiệu bệnh như sổ mũi, hắt hơi, tức ngực, thở ra, há miệng thở, cơn có thể kịch phát bất ngờ hoặc liên tục. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể xuất hiện những dấu hiệu khác, bao gồm:

  • Tình trạng ho dai dẳng, tăng về đêm.
  • Tức ngực, nặng ngực và khó thở.
  • Thở khò khè, khó thở gây khó ngủ.
  • Thở khò khè hoặc cơn ho trở nên tồi tệ hơn do virus đường hô hấp.

Đối tượng dễ mắc bệnh hen suyễn 

Trước khi giải đáp thắc mắc bệnh hen suyễn có nguy hiểm không, chúng ta cần nắm rõ đâu là những người dễ mắc, dễ bị hen suyễn tấn công. Hen là bệnh lý phổ biến xuất hiện ở cả trẻ em và người lớn. Đặc biệt, một số đối tượng có nguy cơ cao nhiễm bệnh gồm:

  • Người có cơ địa kích ứng, dị ứng.
  • Trẻ em bị nhiễm khuẩn đường hô hấp tái phát nhiều lần.
  • Người thân bị mắc bệnh suyễn.
  • Người thường xuyên tiếp xúc môi trường ô nhiễm như hóa chất, khói bụi, khói thuốc lá.
  • Người béo phì, thừa cân.
  • Người có tiền sử mắc bệnh dị ứng về hô hấp, da,...

Tác hại không ngờ của bệnh hen suyễn

Nếu không kiểm soát được cơn hen, về lâu dài bệnh lý sẽ gây nên nhiều triệu chứng ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Dưới đây là một trong số các tác hại của căn bệnh được bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo:

  • Gây ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống hàng ngày: Hen suyễn là bệnh lý tái phát thường xuyên với những con ho dai dẳng vào ban đêm khiến người bệnh mất ngủ và mệt mỏi vào ban ngày. 
  • Bệnh có khả năng để lại nhiều biến chứng nguy hiểm và gây tử vong: Mặc dù có tỉ lệ thấp nhưng tác hại của bệnh vẫn có thể dẫn tới tử vong ở người bệnh. Bạn không nên chủ quan bởi nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời hen suyễn có thể gây nên biến chứng như suy hô hấp, khí phế thũng, tâm phế mạn tính,...

Tác hại không ngờ của bệnh hen suyễn gây ra

Tác hại không ngờ của bệnh hen suyễn gây ra

  • Hen suyễn nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai: Nguy cơ mắc hen suyễn ở phụ nữ mang thai thường ở tuần thứ 24 đến 36 của thai kỳ. Khi mắc hen suyễn, phụ nữ mang thai sẽ phải đối mặt với các biến chứng sinh non, sản giật, xuất huyết âm đạo,... Ngoài ra, bé sẽ nhẹ cân so với những đứa trẻ bình thường khác.

Chuyên gia giải đáp thắc mắc Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?

Có rất nhiều người thắc mắc hen suyễn có nguy hiểm không? Theo chuyên gia tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, bệnh hen suyễn là bệnh lý hô hấp mạn tính ảnh hưởng đến cả trẻ em, nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Trong hen, đường thở bị viêm và tăng tính phản ứng, khi có các tác nhân kích thích, khi đó đường thở có thể xuất hiện tình trạng sưng phù, viêm nhiễm nặng hơn, co thắt và tiết dịch nhầy khi gặp những chất kích thích gây cản trở không khí đi vào trong phổi làm gây tình trạng thiếu oxy, khó thở ở người bệnh.

Hen suyễn là bệnh về hô hấp mạn tính 

Hen suyễn là bệnh về hô hấp mạn tính 

Nếu gặp phải triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh có thể cần can thiệp y tế khẩn cấp và nhập viện để theo dõi và điều trị. Trong một số trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị bất tỉnh, suy hô hấp, thậm chí là tử vong nếu không kịp sử dụng thuốc giãn đường dẫn khí kịp thời hoặc điều trị. Như vậy, “bệnh hen suyễn có nguy hiểm không” thì câu trả lời là có.

Phương pháp điều trị bệnh hen suyễn hiệu quả

Chuyên gia cho biết, không thể điều trị dứt điểm hen suyễn. Ngăn ngừa đợt cấp và kiểm soát triệu chứng chính là mục tiêu trong điều trị bệnh, gồm:

  • Thuốc: Đối với người lớn, trẻ lớn mắc hen phế quản, cần điều trị thuốc kiểm soát hen có corticoid thường kết hợp thuốc kích thích beta giao cảm kéo dài làm giảm các đợt cấp nặng. Người bệnh hen suyễn nên chuẩn bị sẵn thuốc cắt cơn hen, phòng ngừa trường hợp lên cơn bất ngờ, không kịp xử trí.
  • Tránh các yếu tố gây kích ứng, thực hiện tốt việc phòng ngừa và điều trị các bệnh đồng mắc.

Người bệnh cần tuân thủ chỉ định, thực hiện tốt lời dặn của bác sĩ

Người bệnh cần tuân thủ chỉ định, thực hiện tốt lời dặn của bác sĩ 

  • Đọc kỹ hướng dẫn, chỉ dẫn của bác sĩ khi dùng thuốc.
  • Trang bị đầy đủ kiến thức về bệnh hen.
  • Theo dõi chi tiết triệu chứng và mức độ của các cơn hen.

Người mắc bệnh hen suyễn cần lưu ý gì?

Sau khi nhận được câu trả lời cho thắc mắc “hen suyễn có nguy hiểm không”, thì chắc hẳn người bệnh sẽ cần lưu ý, cẩn trọng hơn về sức khỏe:

  • Uống nhiều nước khoảng 2 - 3 lít/ngày.
  • Hạn chế tiếp xúc các chất dễ gây kích ứng.
  • Không tạo, sử dụng các chất có mùi lạ xung quanh nơi làm việc, nhà.
  • Hạn chế tiếp xúc động vật có lông như mèo, chó,...
  • Không đến những nơi chứa phấn hoa.
  • Tránh các thuốc, thực phẩm có gốc sunfit.
  • Khi có hiện tượng khó thở cần nghỉ ngơi ngay lập tức.
  • Luôn để sẵn các loại thuốc hỗ trợ và dụng cụ bơm thuốc hạ hen ở cạnh, phòng trường hợp lên cơn hen bất chợt.

Bệnh nhân hen suyễn nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, nhằm kiểm soát diễn biến tiến triển của bệnh. Nếu có cha mẹ mắc bệnh nên chủ động khám để xác định nguy cơ lây truyền.

Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông có gói khám sức khỏe định kỳ cho người dân. Gói khám sức khỏe tổng quát của Phương Đông giúp:

  • Tầm soát phát hiện bệnh sớm để kiểm soát và điều trị kịp thời.
  • Thực hiện khám lâm sàng, hỏi tiền sử, khám tai mũi họng và sàng lọc các bệnh lý khác.

Bác sĩ tại BVĐK Phương Đông tận tâm, nhiệt huyết 

Bác sĩ tại BVĐK Phương Đông tận tâm, nhiệt huyết 

Bên cạnh đó, để chăm sóc sức khỏe được tốt nhất, mang tới sức khỏe toàn diện cho người mắc bệnh, Khoa Nội Bệnh viện Đa khoa Phương Đông được đầu tư hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại hàng đầu thế giới như hệ thống nội soi màng phổi, máy chụp X-quang công nghệ cao, máy chụp CT 128 dãy,... giúp phát hiện sớm màng phổi, ung thư phổi và các bệnh lý hô hấp khác.

Hi vọng thông qua bài viết chuyên gia giải đáp thắc mắc “Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?” đã đưa được thông tin cần thiết đến với bạn đọc. Để được tư vấn, hỗ trợ đặt lịch, Quý khách vui lòng bấm số hotline 1900 1806.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,541

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

ThS.BS

LÊ THỊ HẰNG NGA

Khoa Khám Bệnh
19001806 Đặt lịch khám