Loãng xương là một bệnh lý tiến triển âm thầm, bệnh nhân thường không bất cứ biểu hiện gi cho đến khi bị gãy xương. Bởi vậy, đo mật độ xương định kỳ là việc làm quan trọng. Đây được xem là một tiêu chuẩn được áp dụng xác định mức độ giảm mật độ xương. Từ đó xác định nguy cơ bị gãy xương để theo dõi và điều trị.
Tìm hiểu về đo loãng xương
Đo loãng xương còn có tên gọi khác là đo mật độ xương. Thuật ngữ này có tên tiếng Anh Bone Mineral Density – BMD.
Đo loãng xương là kỹ thuật sử dụng tia X hoặc hấp thụ tia X năng lượng kép (gọi là DEXA hay DXA). Hay chụp CT để có thể xác định hàm lượng canxi và các khoáng chất có trong xương. Những khu vực thường được bác sĩ chỉ định đo mật độ xương là cột sống, hông hoặc xương cẳng tay.
Đo loãng xương còn có tên gọi khác là đo mật độ xương
Cũng thông qua kỹ thuật này, chúng ta có thể biết được bản thân có đang rơi vào tình trạng giảm khối lượng xương hay không. Trường hợp không may mắc phải, xương chắc chắn sẽ trở nên giòn và dễ gãy hơn.
Vì sao cần đo mật độ xương (đo loãng xương)?
Mục đích quan trọng của việc thực hiện đo mật độ xương chính là sớm phát hiện những vấn đề về loãng xương (tức xương mỏng, yếu) và mất xương (tức giảm khối lượng xương). Từ đó có hướng khắc phục kịp thời. Việc điều trị sớm sẽ giúp người bệnh ngăn ngừa tình trạng gãy xương. Bởi các biến chứng của xương bị gãy do loãng xương thường đặc biệt nghiêm trọng, nhất là ở người già.
Theo đó, phương pháp đo mật độ xương được thực hiện nhằm mục đích:
- Chẩn đoán chính xác loãng xương nếu bạn đã bị gãy xương.
- Dự đoán nguy cơ gãy xương trong tương lai.
- Xác định tỷ lệ mất xương.
- Xem xét phương pháp điều trị loãng xương có đang hiệu quả hay không.
Đo loãng xương được chỉ định khi nào?
Đo loãng xương thường được chỉ định khi bác sĩ nhận thấy người bệnh của mình đã bị gãy xương hoặc có nguy cơ cao bị loãng xương. Đặc biệt là các nhóm đối tượng sau:
- Phụ nữ sau mãn kinh không dùng estrogen.
- Người cao tuổi (phụ nữ trên 65 tuổi và nam giới trên 70 tuổi).
- Người hút thuốc.
- Người có tiền sử gia đình bị gãy xương hông.
- Đối tượng sử dụng steroid lâu dài hoặc một số loại thuốc khác.
- Người mắc các bệnh lý: Viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường tuýp 1, bệnh gan, bệnh thận, cường giáp.
- Người tiêu thụ rượu quá mức.
- Phụ nữ đã từng điều trị bằng liệu pháp thay thế hormone trên 10 năm.
- Nam giới độ tuổi từ 50 đến 69 tuổi bị tăng glucocorticoid hay lạm dụng thuốc lá rượu bia, bị giảm năng tuyến sinh dục nam (Hypogonadism) hoặc suy thận…
Người cao tuổi là đối tượng cần được đo loãng xương định kỳ
Ai là người được chỉ định và chống chỉ định đo loãng xương
Đo loãng xương thường được chỉ định cho những đối tượng sau:
- Phụ nữ từ 45-50 tuổi.
- Nam trên 65 tuổi.
- Phụ nữ có xương nhỏ.
- Phụ nữ sau mãn kinh 5 năm nhưng không dùng hooc môn thay thế.
- Phụ nữ Mãn kinh sớm hoặc tắt kinh trước thời ký mãn kinh.
- Người bị thiểu năng tuyến sinh dục, cường giáp. cường vỏ thượng thận.
- Người có thói quen sinh hoạt: thường ăn thức ăn có ít Canxi hoặc vitamin D.
- Người ít vận động, nghiện rượu, hút thuốc.
- Người đang bị bệnh lý mãn tính và dùng thuốc điều trị ưu năng tuyến giáp trạng, suy tủy, rối loạn collagen, bệnh dạ dày ruột, thuốc glucocortocoid chữa bệnh hen, viêm khớp.
- Bệnh nhân hậu phẫu thuật xương khớp.
- Người nghi ngờ lún xẹp đốt sống.
- Người giảm chiều cao, gù vẹo cột sống.
Đo loãng xương chống chỉ định đối với những đối tượng sau:
- Phụ nữ có thai.
- Bệnh nhân sử dụng thuốc cản quang chứa iod, Baryt, đồng vị phóng xạ trong 7 ngày.
- Có kim loại tại vị trí thực hiện đo mật độ xương.
Các phương pháp đo mật độ xương
Hiện nay có 2 phương pháp đo mật độ xương phổ biến là Dexa và tia X
Đo mật độ xương bằng phương pháp Dexa
DEXA là tên viết tắt của cụm từ Dual Energy X-ray Absorptiometry - một phương pháp đo mật độ xương được sử dụng vô cùng rộng rãi nhất trên thế giới. Xét nghiệm này chỉ cần liều chiếu tia X ít hơn sẽ chính là chụp X quang phổi. Độ chính xác của phương pháp đo loãng xương này khá cao, từ 85% đến 99%.
Đo mật độ xương bằng phương pháp Dexa
Đo mật độ xương bằng phương pháp Dexa được thực hiện trên hai khu vực chính là háng và cột sống. Do loãng xương thường ảnh hưởng đến tất cả cơ thể. Nên việc đo mật độ xương ở một vị trí bất kỳ vẫn có thể dự báo được nguy cơ gãy xương ở các vị trí khác. Tuy nhiên chúng ta cũng cần phải quan sát trực tiếp. Ví dụ đo mật độ xương ở háng cho phép dự báo rất tốt nguy cơ gãy xương háng so với khu vực khác. Nhìn chung quét DXA được áp dụng chủ yếu ở háng. Bao gồm một khu vực ở xương đùi được gọi là tam giác Ward (Wards triangle) và đốt sống. Quá trình quét này thông thường mất từ 10 – 20 phút.
Đo mật độ xương bằng tia X (DXA)
Đo mật độ xương bằng tia X là kỹ thuật sử dụng tia X năng lượng kép để đo tình trạng mất xương. Đây là biện pháp định lượng mất xương và theo dõi người đang điều trị. Kỹ thuật này thường được áp dụng ở khu vực cột sống và cổ xương đùi. Trong một số trường hợp, nó cũng có thể đo xương toàn bộ cơ thể.
Quy trình đo loãng xương được thực hiện như thế nào
Quá trình đo mật độ xương thông thường sẽ mất khoảng 20 đến 30 phút. Kỹ thuật này sẽ được áp dụng tại các vị trí xương có nhiều khả năng bị loãng xương. Cụ thể xương đốt sống dưới, cổ xương đùi, bên cạnh xương khớp hông, xương cẳng tay...
Các bước đo mật độ xương:
- Bác sĩ chỉ định người bệnh nằm trên giường đệm của máy đo.
- Máy đo sẽ di chuyển tới, lui để thực hiện thuận lợi việc đo lường.
- Thời gian đo kéo dài trong khoảng 20 – 30 phút.
- Người bệnh chờ nhận thông báo kết quả.
Đọc kết quả đo loãng xương
Thông qua kỹ thuật đo mật độ xương. Bác sĩ có thể xác định mật độ khoáng xương của cơ thể người bệnh có đang trong tình trạng suy yếu hay không. Kết quả đo mật độ xương sẽ được so sánh với 2 chỉ số quan trọng là điểm T và điểm Z.
Đầu tiên, kết quả đo mật độ xương của bạn được so sánh với kết quả đo mật độ xương của người 25 – 35 tuổi khỏe mạnh cùng giới tính, cùng dân tộc. Độ lệch chuẩn (SD) chính là sự khác biệt giữa mật độ xương của bạn với Người 25-35 tuổi khỏe mạnh. Đây được gọi là điểm T.
Cách đọc kết quả đo loãng xương không quá phức tạp
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, cách đọc kết quả đo loãng xương như sau:
- Điểm T trong khoảng 1 SD (tức +1 hoặc -1): Có nghĩa là mật độ xương của bạn đang ở mức bình thường.
- Điểm T từ 1 đến 2,5 SD dưới trung bình (tức từ -1 đến -2,5 SD): Bạn đang có mật độ xương thấp.
- Điểm T từ 2,5 SD trở lên dưới mức trung bình (tức nhiều hơn -2,5 SD): Bạn đã bị loãng xương
Ngoài chỉ số T, kết quả đo mật độ xương của bạn còn được so sánh với mật độ xương bình thường của Người khỏe mạnh có cùng độ tuổi (điểm Z). Cụ thể, điểm Z thể hiện mật độ xương của bạn đang cao hay thấp hơn so với người khỏe mạnh ở cùng độ tuổi; giới tính và cả chiều cao; cân nặng; chủng tộc. Theo đó, điểm Z được Hiệp hội Đo mật độ lâm sàng quốc tế đánh giá như sau:
- Điểm Z trên -2.0: Bạn có mật độ xương bình thường.
- Điểm Z = +0.5, -0.5 hay -1.5: Mật độ xương thấp, phổ biến đối với phụ nữ tiền mãn kinh.
- Điểm Z ≤ -2,0: Mật độ xương thấp hơn so với tiêu chuẩn của nhóm tuổi.
Chú ý: Ngoài xét nghiệm mật độ xương. Bác sĩ cũng có thể chỉ định các xét nghiệm khác. Chẳng hạn như xét nghiệm máu. Đây là điều quan trọng giúp xem xét nguy cơ mắc bệnh thận, đánh giá chức năng tuyến cận giáp. Từ đó đánh giá mức độ khoáng chất trong cơ thể liên quan đến sức khỏe xương.
Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp đo độ loãng xương
Do mật độ loãng xương bằng DEXA và DXA đều có cả ưu điểm và hạn chế chưa thể khắc phục. Cụ thể:
Ưu điểm
- Có thể quét mật độ xương của cả cơ thể để đo tỉ lệ khối xương, khối mỡ, và khối cơ. Đồng thời dự đoán khá chính xác một số nguy cơ bệnh. Bằng cách đánh giá tình trạng chuyển hóa cơ bản.
- Người bệnh không cần nhịn ăn trước khi thực hiện.
- Không xâm lấn, không đau, không gây mê.
- Giúp kiểm tra, chẩn đoán bệnh loãng xương có độ chính xác rất cao, khả năng sai số chỉ dưới 1%.
- Thực hiện nhanh chóng và đơn giản, chỉ khoảng 10 – 30 phút.
- Do có liều chiếu phóng xạ thấp. Nên đo mật độ loãng xương bằng phương pháp DEXA và DXA đều khá an toàn cho nhân viên thực hiện cùng người bệnh. Cụ thể hai kỹ thuật này chỉ phóng ra một lượng phóng xạ ít hơn 1/10 so với lượng bức xạ tự nhiên có thể tiếp xúc trong một ngày của một người và lượng phóng xạ phóng ra từ X-quang ngực tiêu chuẩn.
- Thông thường chúng ta chỉ cần căn cứ vào kết quả đo được từ kỹ thuật DEXA. Bác sĩ chuyên khoa đã có thể quyết định chính xác bệnh nhân có cần điều trị loãng xương hay không.
Đo loãng xương là kỹ thuật hiện đại, không xâm lấn, không đau và cực an toàn
Hạn chế
- Không phải ai cũng có thể đo mật độ loãng xương. Phương pháp này không phù hợp với những bệnh nhân đã từng phẫu thuật cột sống hoặc có biến dạng cột sống.
- Gãy xương đốt sống dạng lún và viêm xương khớp. Là những yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến kết quả đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA và DXA.
- Thông số đo loãng xương được tạo ra có thể khác nhau khi thực hiện với những thiết bị khác nhau. Do đó việc kiểm tra cần được thực hiện trên cùng một máy và cùng một cơ sở y tế.
- Đo mật độ xương bằng phương pháp DXA được sử dụng hạn chế ở những người bị biến dạng cột sống hoặc đối tượng đã phẫu thuật cột sống trước đó.
Đo loãng xương bao nhiêu tiền?
Đo loãng xương hiện nay có giá từ 200.000 – 450.000 VNĐ. Mức phí này sẽ phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu là:
- Bệnh viện, cơ sở thực hiện đo loãng xương là bệnh viện công hay tư.
- Vị trí đo là 1 hay nhiều vị trí.
- Biện pháp đo mật độ xương được áp dụng.
- Bảo hiểm Y tế.
Như vậy, để biết chính xác đo mật độ xương bao nhiêu tiền. Bạn hãy liên hệ đến cơ sở y tế mà bản thân muốn thực hiện để tham khảo.
Đo loãng xương ở bệnh viện nào uy tín và chính xác
Hiện nay, Trung tâm Cơ Xương Khớp - BVĐK Phương Đông đang là địa chỉ đáng tin cậy để bạn có thể yên tâm thực hiện việc đo loãng xương. Toàn bộ hệ thống máy móc tại trung tâm đều là thế hệ máy đời mới và tiên tiến vì thế sẽ cho ra kết quả nhanh chóng và chính xác cao. Hơn thế nữa, tại đây còn sở hữu đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, chuyên môn cao trong lĩnh vực xương khớp giúp đưa ra những chẩn đoán bệnh chính xác nhất. Đứng đầu là PGS. TS.BS Nguyễn Mai Hồng - Giám đốc Trung tâm Cơ xương khớp - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông.
Đo loãng xương tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
Hệ thống máy đo loãng xương tại BVĐK Phương Đông không chỉ có chức năng đo mật độ loãng xương mà còn được tích hợp nhiều công năng quan trọng khác. Chẳng hạn như đánh giá nguy cơ gãy xương, vôi hóa… Ưu điểm vượt trội của máy chính là nguồn tia X năng lượng kép tần số cao. Tính năng quét 1 lần OnePass giúp loại bỏ lỗi biến dạng hình ảnh, sở hữu độ phân giải cao, cho ra hình ảnh chất lượng và rõ nét.
Bạn có thể chọn BVĐK Phương Đông là địa chỉ đo loãng xương, thăm khám xương khớp định kỳ
Ngày 23/12/2021, nhân dịp khai trương Trung tâm Cơ Xương Khớp. BVĐK Phương Đông gửi tới quý khách hàng ngàn ưu đãi hấp dẫn:
- Miễn phí đo mật độ loãng xương 01 điểm cho khách hàng sử dụng dịch vụ điều trị của Trung tâm Cơ xương khớp.
- Giảm 30% cho kỹ thuật điều trị thoái hóa khớp bằng tiêm huyết tương giàu tiểu cầu.
- Giảm 30% cho kỹ thuật điều trị thoái hóa khớp bằng tế bào gốc mô mỡ tự thân.
- Giảm 20% cho kỹ thuật điều trị viêm khớp tự miễn bằng thuốc sinh học.
- Giảm 50% tiền giường nội trú.
Lưu ý: Khách hàng có thể đặt cọc 5.000.0000đ (Năm triệu đồng) để được bảo lưu ưu đãi kể trên trong vòng 3 tháng.
Một số câu hỏi khi thực hiện đo loãng xương
Đo loãng xương cần chuẩn bị gì?
Trước khi đo loãng xương, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn dừng việc bổ sung canxi trong khoảng 24 đến 48 giờ. Bên cạnh đó, để quá trình đo được diễn ra thuận lợi, nhanh chóng bạn cũng nên mặc quần áo thoáng mát. không nên đeo đồ trang sức hoặc mặc quần áo quá cầu kỳ, chứa nút, khóa kéo bằng kim loại… khi thực hiện kỹ thuật này.
Đo loãng xương có hại sức khỏe không?
Đo mật độ loãng xương được xem là một tiêu chí quan trọng giúp xác định mức độ giảm mật độ xương, nguy cơ bị gãy xương và theo dõi điều trị gãy. Vậy kỹ thuật này có gây hại cho sức khỏe chúng ta hay không?
Đo loãng xương không hề gây hại cho sức khỏe nếu áp dụng đúng đối tượng
Theo các chuyên gia cơ xương khớp, đo mật độ xương là một kỹ thuật không xâm nhập, an toàn, ít độc hại; không nguy hiểm và có thể áp dụng cho rất nhiều đối tượng.
Đo loãng xương có được chi trả bảo hiểm y tế không?
Loãng xương là bệnh lý phổ biến gặp ở người cao tuổi; người mắc các bệnh xương khớp; phụ nữ mãn kinh… với các biểu hiện như đau nhức đầu xương; đau ở cột sống; thắt lưng đầu gối. Cơn đau xuất hiện âm ỉ và kéo dài gây nhiều bất tiện trong cuộc sống. Để chẩn đoán bệnh lý này, chúng ta cần thực hiện đo mật độ xương.
Ngoài vấn đề chi phí, đo loãng xương có được chi trả bảo hiểm y tế không cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Trên thực tế, điều này phụ thuộc vào từng chính sách của bệnh viện. Để biết thông tin chính xác, tốt nhất bạn hãy liên hệ trực tiếp với cơ sở y tế mà bản thân đang muốn thực hiện đo loãng xương.
Đo loãng xương là kỹ thuật hiện đại, an toàn, hiệu quả giúp chẩn đoán bệnh, dự báo khả năng gãy xương trong tương lai. Để áp dụng phương pháp này một cách hiệu quả nhất. Người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ và lựa chọn địa chỉ thăm khám uy tín, chất lượng.