Đờm có mùi hôi là tình trạng không hiếm gặp, song người bệnh không được coi thường, chủ quan không điều trị. Thiếu sự kiểm soát chuyên sâu, chặt chẽ bệnh tình có thể diễn tiến nguy hiểm dẫn đến các hệ luỵ không mong muốn, để lại di chứng nghiêm trọng lâu dài.
Nguyên nhân đờm có mùi hôi
Đờm là dịch nhầy tự nhiên được cơ thể sản xuất hàng ngày, với một lượng vừa đủ. Song đờm có mùi hôi, sản sinh nhiều cần được lưu tâm, đây là tín hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm.

Nguyên nhân khiến đờm có mùi hôi khó chịu
Dưới đây là một số nguyên nhân mà bạn có thể gặp phải:
Viêm amidan hốc mủ
|
Viêm amidan hốc mủ là một dạng biến chứng của viêm amidan, phần lớn gây ra bởi vi khuẩn. Bệnh nhân có thể hình thành kèm các triệu chứng điển hình như:
- Sản sinh đờm trắng có mùi hôi.
- Đau họng, đau phía bên trong vòm họng.
- Một số người có thể sốt nhẹ.
Theo nhiều chuyên gia, cổ họng có đờm hồi là biểu hiện ban đầu của viêm amidan hốc mủ. Song viêm amidan hốc mủ là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm khác như viêm cầu thận, viêm khớp, suy tim.
|
Viêm xoang mủ
|
Viêm xoang mủ là tình trạng viêm xoang không được điều trị kịp thời, khiến hốc xoang tích tụ một lượng lớn dịch. Dịch này ban đầu có màu trong, theo thời gian sẽ gả màu và có mùi.
Khi khởi phát viêm xoang mủ, người bệnh sẽ cảm thấy buồn nôn, khó chịu do mủ từ hốc mũi chảy xuống. Tình trạng diễn tiến lâu ngày làm tăng nguy cơ hình thành các bệnh lý nguy hiểm như mù, điếc, viêm phế quản, viêm màng não.
|
Ung thư vòm họng
|
Ung thư vòm họng là một bệnh lý nguy hiểm, cần được điều trị sớm, đặc biệt trong giai đoạn vàng. Bệnh đi kèm với các biểu hiện như chảy máu cam thường xuyên, khó thở, nặng tai, nghe không rõ, mủ chảy xuống cuống họng có mùi hôi, ho ra máu.
Trước những biểu hiện này, người bệnh tuyệt đối không chủ quan. Khối u có thể diễn tiến nhanh, kích thước to khiến việc giao tiếp trở nên khó khăn, thanh quản và phế quản cũng có thể bị phá huỷ.
|
Áp xe phổi
|
Áp xe phổi là hiện tượng nhiễm trùng gây tích tụ dịch mủ, sưng đau và hoại tử mô phổi. Bệnh hình thành do hai nguyên nhân:
- Nguyên phát do nhiễm trùng, khiến mưng mủ ở phổi.
- Thứ phát do nhiễm trùng tiến triển từ các bệnh lý cơ quan khác.
Từng thời kỳ, bệnh có những biểu hiện đặc trưng khác nhau. Trong đó đờm lẫn mủ có mùi hôi thối, màu sắc chuyển nâu sậm như socola cảnh báo bệnh diễn tiến giai đoạn 2, cần sớm được can thiệp y tế.
|
Viêm xoang
|
Viêm xoang là một trong những bệnh mãn tính, đeo đẳng kéo dài. Bệnh khởi phát do các xoang cạnh mũi nhiễm virus, vi khuẩn, nấm hoặc phản ứng dị ứng.
Bệnh nhân có thể đối diện với các triệu chứng nguy hiểm như dịch mũi chảy mủ, ngạt mũi, đau mặt hoặc nặng vùng mặt. Một vài trường hợp có thể bị đau đầu, đau nhức sọ mặt, sốt cao.
Tại Việt Nam, viêm xoang tương đối phổ biến, mọi đối tượng đều có nguy cơ nhiễm bệnh. Mỗi cá nhân cần chủ động phòng ngừa, áp dụng các biện pháp bảo vệ sức khoẻ.
|
Áp xe họng
|
Áp xe họng là tình trạng bên trong họng hình thành các ổ áp xe, gây sưng đau họng. Các ổ áp xe sau khoảng thời gian nhất định sẽ vỡ ra, làm xuất hiện các triệu chứng khó chịu như đờm có mùi hồi, đờm lẫn mủ hoặc máu,...
Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể gặp tình trạng cứng họng, sốt cao, khó vận động vùng cổ,... Người bệnh cần sớm thăm khám y tế, nhận phác đồ điều trị chuyên sâu.
|
Nhìn chung có nhiều nguyên nhân bệnh lý khiến đờm có mùi hôi, bệnh nhân cần thận trọng. Trong thời gian này, nên theo dõi các biểu hiện kèm theo hoặc trực tiếp Đặt lịch khám với chuyên khoa Tai - Mũi - Họng, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông.
Đờm cổ họng có mùi hôi nguy hiểm không?
Đờm hôi trong cổ họng tương đối phổ biến song là triệu chứng ban đầu của nhiều bệnh lý nguy hiểm, liên quan chính đến sức khỏe Tai - Mũi - Họng. Trường hợp bệnh nhân chủ quan, không chữa trị có thể để lại các di chứng nặng nề, nguy hiểm.
Phương pháp điều trị đờm có mùi hôi
Điều trị đờm có mùi hôi triệt để cần được can thiệp y tế chuyên sâu từ bác sĩ chuyên khoa, sau khi trải qua quá trình thăm khám kỹ lưỡng. Bên cạnh đó, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp cải thiện tình trạng đơn giản tại nhà:
- Ngậm chanh muối trong khoảng 1 phút rồi từ từ nuốt xuống giúp loại bỏ tối đa tình trạng đờm có mùi hôi. Duy trì đều đặn trước ngủ mỗi tối để nhận thấy hiệu quả.
- Sử dụng hỗn hợp gừng, quất, mật ong hấp cách thuỷ 10 - 15 phút, ngậm hoặc uống đều đặn mỗi sáng tối để nhận thấy hiệu quả. Bạn cần dùng liên tục trong 3 - 5 ngày để loại bỏ đờm trong cổ họng, giảm hôi miệng.
- Uống nước ấm là một cách đơn giản song hữu hiệu, hỗ trợ tan đờm, tiêu đờm hiệu quả. Bạn nên uống vào mỗi buổi sáng khi vừa ngủ dậy, làm sạch triệt để các vi khuẩn sản sinh trong cổ họng sau một đêm.
- Súc miệng với nước muối cũng là một cách trị viêm, làm sạch họng hiệu quả, giúp tiêu đờm bên trong cổ họng. Bạn nên súc họng với nước muối sinh lý đều đặn 3 - 4 lần/ngày, song cần căn chỉnh tỷ lệ muối phù hợp.

Một số biện pháp điều trị mùi hôi bên trong cổ họng
Về phương pháp điều trị bằng thuốc Tây y, một số loại thuốc có thể được kê đơn như:
- Terpin Hydrat có khả năng hydrat hoá dịch nhầy bên trong phế quản, làm long đờm. Liều lượng thường được chỉ định trong 3 - 5 ngày, tránh tuyệt đối các tác dụng phụ.
- Acetylcystein là khả năng chữa ho kèm đờm hiệu quả, giúp làm giảm độ quánh của đờm và đào thải ra bên ngoài bằng cách ho.
Phòng tránh tình trạng đờm họng hôi
Đờm có mùi hôi có thể chủ động phòng ngừa bằng hành động lành mạnh hàng ngày như:
- Thể dục thể thao điều độ hàng ngày, nâng cao sức đề kháng.
- Hạn chế tiếp xúc với khói bụi, môi trường ô nhiễm nặng.
- Nói không với các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
- Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, khoa học tại nhà.

Biện pháp phòng tránh tình trạng đờm họng hôi
Bệnh nhân lưu ý, nếu áp dụng các cách điều trị giảm nhẹ đờm có mùi hôi nêu trên, không đạt được hiệu quả cần nhanh chóng đến Bệnh viện Đa khoa Phương Đông thăm khám, nhận liệu trình điều trị phù hợp.