Đột quỵ ở người trẻ: Tình hình, dấu hiệu phát hiện và nguyên nhân

Thu Hiền

02-03-2024

goole news
16

Hiện nay, đột quỵ không chỉ là “cơn ác mộng của tuổi trung niên” mà số lượng người trẻ bị đột quỵ đang ngày càng nhiều hơn. Theo số liệu vào T8.2023, mỗi ngày TT Đột quỵ - BV Bạch Mai điều trị 40- 50 ca đột quỵ. Trong số đó, đột quỵ ở người trẻ là 6- 10 ca, tức 15- 20% tổng số ca tiếp nhận. Điều này chứng tỏ, đột quỵ ở người trẻ đang lên tiếng cảnh báo về sức khoẻ, chế độ ăn uống và sinh hoạt cho đối tượng từ 18- 40 tuổi.

Đột quỵ ở người trẻ 

Đột quỵ ở người trẻ là gì?

Đột quỵ ở người trẻ là người trẻ dưới 45 tuổi hiện tượng tay chân, mặt bị tê, yếu liệt. Mất giọng, không nói được hoặc không hiểu lời nói. Mắt không nhìn được. Đau đầu, chóng mặt dữ dội. Cơ thể chuyển động không theo ý muốn. 

Các hình thức đột quỵ ở người trẻ

So với đối tượng người trung niên hay người cao tuổi, tình trạng đột quỵ ở người trẻ đặc thù hơn về dấu hiệu, nguyên nhân khởi phát. Dựa vào đó, bệnh có thể chia thành:

  • Đột quỵ nhồi máu não (đột quỵ thiếu máu não): Cục máu đông gây tắc nghẽn dòng chảy, các dòng máu nuôi tế bào não không di chuyển được. Đây là trường hợp đột quỵ chiếm 85% các ca bệnh, thường gặp nhất ở người trẻ.
  • Đột quỵ xuất huyết não (đột quỵ chảy máu não): Khi mạch máu bị vỡ, máu chảy ra xâm nhập vào não, não bị tổn thương. Dù chỉ chiếm 15% các ca đột quỵ nhưng tỷ lệ tử vong cao. Do bệnh lý khởi phát đột ngột chỉ trong 30 - 90 phút và chuyển biến xấu nhanh chóng.

Hai hình thức thường gặp trong đột quỵ ở người trẻHai hình thức thường gặp trong đột quỵ ở người trẻ

Tình trạng đột quỵ ở người trẻ của Việt Nam

Theo Hội đột quỵ thế giới, hàng năm có 12,2 triệu ca đột quỵ xảy ra. Trong đó 16% là người trẻ 15 - 49 tuổi với hơn 6% người trẻ tử vong. Ở Việt Nam số ca đột quỵ rơi vào 200.000 - 250.000 ca/năm.

  • Nhiều người trẻ bị đột quỵ: Tại 10 TT đột quỵ với 2500 bệnh nhân thì tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ (dưới 45 tuổi) là 7,6% (Theo nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Văn Chi, Trưởng khoa BV Bạch Mai, Chủ tịch Hội đột quỵ TP HN). 

Đồng thời PGS. TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, Chữa bệnh BYT cho biết, tỷ lệ người trẻ và người trung niên chiến ⅓ tổng số ca bệnh đột quỵ. Mỗi năm tăng khoảng 2%. 

  • Đột quỵ không đợi tuổi, đột quỵ ở người trẻ và đột quỵ ở trẻ em: Số liệu từ TT Đột quỵ - BV Bạch Mai cho biết trong vòng T11/12 - 2020 đã tiếp nhận 100 ca đột quỵ từ 18 - 44 tuổi. Trong đó có em bé 14 tuổi. TT Đột quỵ - BV TW Quân đội 108 cũng đã tiếp nhận bệnh nhân đột quỵ não 12 tuổi và các trường hợp thanh, thiếu niên khác. 
  • Đàn ông Việt Nam bị đột quỵ nhiều hơn 1,5 lần so với phụ nữ.
  • Người trẻ Việt Nam dễ bị đột quỵ nhồi máu não (50%) hơn đột quỵ do chảy máu não (46%) (Theo PGS.TS Mai Duy Tôn, GĐ TT Đột quỵ - BV Bạch Mai nghiên cứu tại 10 TT Đột quỵ toàn quốc, 2022)

Những dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ

Khác với người cao tuổi, tình trạng đột quỵ ở người trẻ có các dấu hiệu mang tính chất đột ngột, bất thường ngay lập tức xảy ra sau vài phút hoặc vài giờ như:

Bệnh nhân đột quỵ bị méo, lệch miệng sang một bên 

  • Đột ngột méo miệng, lệch miệng. Không nói được, nói ngọng, khó nói, nói nhảm, không hiểu được lời nói.
  • Đột ngột đau đầu, nhức đầu dữ dội.

Lưu ý: Không phải trường hợp đau đầu nào ở người trẻ cũng là dấu hiệu của đột quỵ. Và không phải người trẻ nào bị đột quỵ cũng cảm thấy đau đầu.

  • Có cảm giác đột ngột liệt, yếu một bên mặt, mất cân đối hai bên mặt. Mặt bị chảy xệ, méo mó khi cười
  • Gặp khó khăn trong cử động tay chân, yếu liệt một trong các chi của cơ thể. Người trẻ bị đột quỵ không thể nâng 2 tay qua đầu cùng một lúc.
  • Đột ngột hoa mắt, không nhìn rõ, không nhìn thấy,...

Vì thời gian khởi phát và chuyển biến xấu quá ngắn nên nếu người bệnh có các dấu hiệu như trên cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp y khoa kịp thời. 

Nhận biết nhanh các dấu hiệu cấp cứu của đột quỵ qua quy tắc F.A.S.T

Nguyên nhân đột quỵ ở người trẻ tuổi

Rối loạn chuyển hóa mỡ máu

Đây là tình trạng dư thừa mỡ trong máu, rối loạn mỡ máu ảnh hưởng đến 4 thành phần quan trọng gây ra xơ vữa động mạch, tắc mạch,.... Khi đó, theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia y tế, tỷ lệ ApoB/ApoA-I có mối tương quan đến đột quỵ nhồi máu não. 

Rối loạn chuyển hóa mỡ máu là hệ quả của thói quen tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh, sử dụng thường xuyên thức ăn có sẵn,... khiến khả năng mắc bệnh lý mạch máu cao hơn. Điều này đồng nghĩa với tỷ lệ mắc đột quỵ ở người trẻ cũng cao hơn,

Bất thường về bệnh lý trong mạch máu não 

Dị dạng mạch máu não là nguyên nhân lớn nhất khiến người trẻ bị đột quỵ. 

  • Bất thường ở mạch máu não: ví dụ Phình động mạch não dẫn tới túi phình, rồi dẫn đên đột quỵ xuất huyết não
  • Mạch máu bị bóc tách gây hẹp gây đột quỵ nhồi máu não.

Bệnh lý dị dạng về mạch máu não có thể phát hiện sớm qua chụp CT mạch máu não có tương phản hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) mạch máu não. 

Béo phì, ít vận động

Người trẻ hiện nay có thói quen ngồi làm việc từ 8 - 10 tiếng/ ngày, ít vận động, tập thể dục không thường xuyên,... Kết hợp với chế độ ăn uống thiếu khoa học, họ dễ bị thừa cân béo phì. 

Trong khi đó, theo nghiên cứu y tế, một người trưởng thành có chỉ số BMI >30, vòng eo >80cm có nguy cơ mắc đột quỵ cao hơn người bình thường.

Tiền sử đái tháo đường và tăng huyết áp

Áp lực công việc và cuộc sống nặng nề khiến người trẻ dễ bị stress, ăn nhiều đồ ngọt, ăn quá mặn uống nhiều rượu, lười vận động… Hệ quả có thể dẫn đến người trẻ bị tăng huyết áp. Bệnh đái tháo đường có thể do di truyền, béo phì, biến chứng từ tăng huyết áp hoặc không có nguyên nhân cụ thể. 

Dù mắc 1 trong 2 bệnh lý trên thì người trẻ cũng dễ gặp biến chứng về tim mạch, tạo điều kiện cho đột quỵ xuất hiện. Ví dụ như sau:

  • Khoảng 30% ca đột quỵ ở người trẻ là do đái tháo đường.
  • Khoảng 10% ca đột quỵ ở người trẻ là do tăng huyết áp

Tổng hợp các nguyên nhân gây ra bệnh đột quỵ ở người trẻ

Hút thuốc lá thường xuyên

Điều đáng nói là không chỉ hút thuốc lá thông thường, hấp thụ khói thuốc thụ động và hút thuốc lá điện tử đều khiến 50% người trẻ bị đột quỵ cao hơn. 

  • Đối với nhóm hút thuốc thụ động, không hút nhưng bị ảnh hưởng của khói thuốc trong phạm vi 7- 10 m. Khi 1 người hút thuốc, họ chỉ hấp thụ 1 phần, phần lớn khói thuốc sẽ thải ra môi trường. Khói thuốc lá không qua đầu lọc mà tiếp xúc trực tiếp với cơ thể người trẻ xung quanh gây hại không kém khiến người hút thuốc chủ động.
  • Đối với người trẻ hút thuốc lá điện tử (vape,...), khói thuốc lá điện tử với các hoá chất độc hại khiến người hút bị hiện và mắc các bệnh tim mạch. Đây có thể là lý do dẫn đến thực trạng số lượng đột quỵ ở người trẻ ngày càng gia tăng.

Hút vape - thuốc lá điện tử thường xuyên cũng có thể khiến người trẻ bị đột quỵHút vape - thuốc lá điện tử thường xuyên cũng có thể khiến người trẻ bị đột quỵ

Sử dụng thuốc tránh thai

Các loại thuốc tránh thai thông thường có chứa hàm lượng estrogen. Đặc biệt, thuốc tránh thai khẩn cấp với hàm lượng estrogen cao đến rất cao sẽ làm tăng nguy cơ gây đột quỵ. Trên thực tế, phụ nữ trẻ dùng thuốc tránh thai liều cao, thường xuyên, sai chỉ định dễ gây tăng huyết áp, có thể dẫn đến đột quỵ do thiếu máu cục bộ.

Sử dụng các chất kích thích thường xuyên

Rượu, bia, cocktail,... đồ uống có cồn trong các buổi tụ tập, xã giao nói chung là nguyên nhân tăng nguy cơ chảy máu não, đột quỵ ở người trẻ dễ xảy ra hơn.

Trên thực tế, thực trạng đột quỵ ở người trẻ có thể xuất phát từ bệnh lý, đặc biệt là bệnh lý về máu. Tuy nhiên, tâm lý chủ quan do mình còn trẻ, cường độ làm việc cao khiến nhiều người tự buông thả trong sinh hoạt. Về lâu dài dễ kéo theo các bất thường trong cơ thể, gia tăng nguy cơ đột quỵ ở lứa tuổi này.

Làm thế nào để phát hiện sớm đột quỵ ở người trẻ?

Mặc dù rất mong muốn nhưng đột quỵ sớm ở người trẻ dễ bị nhầm lẫn và khó phát hiện sớm. Việc này xuất phát từ nguyên nhân gây bệnh do di truyền gây tổn thương từ nhỏ, do thói quen sống hằng ngày khiến ít biểu hiện ra bên ngoài. 

Riêng đột quỵ do dị dạng mạch máu não có thể thông qua chụp CT mạch máu não, chụp cộng hưởng từ mạch máu não (MRA) để phát hiện dị dạng. Tuy nhiên vì đây là các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu nên đa số bệnh nhân cấp cứu, được chỉ định để phát hiện tình trạng và nguyên nhân gây bệnh.

Chụp CT mạch máu não có thể phát hiện các bệnh lý mạch máu

Vì thế, cách tốt nhất để phát hiện bệnh sớm là bất cứ khi nào có dấu hiệu bất thường trên cơ thể, người bệnh nên lập tức đến các cơ sở y tế ngay. Đặc biệt là với đột quỵ, 6 giờ đầu được coi như “thời gian vàng” để cứu và chữa bệnh.

Các biến chứng của người trẻ nếu bị đột quỵ

Không chỉ nguy hiểm trong thời gian lên cơn đột quỵ, phần lớn những người trẻ sau đột quỵ đều bị mất/ giảm sức lao động. Bởi biến chứng đột quỵ ở người trẻ tập trung ở các cơ quan, biến chứng gây suy giảm khả năng nhận thức và hạn chế trong di chuyển.

Biến chứng đột quỵ ở người trẻ lên các tạng 

  • Ảnh hưởng lên hệ thần kinh - não bộ - tim mạch
  • Động kinh: Sự bất thường trong hoạt động của não khiến người bệnh có thể bị co giật sau điều trị đột quỵ
  • Nghẽn mạch máu do hình thành các cục máu đông ở tĩnh mạch chân. Điều này khiến người bệnh mất/ hạn chế khả năng vận động. 
  • Sưng, phù nề não khiến người bệnh khó đi bộ. Một số người trẻ bị liệt sau cơn đột quỵ khiến họ di chuyển tay chân. Số ít trường hợp còn bị mất hoặc giảm thị lực ở 1 hoặc cả 2 mắt. 
  • Đau tim: 1/2 các ca bệnh đột quỵ ở người trẻ liên quan đến xơ vữa động mạch. Khi động mạch của người bệnh xơ cứng, thu hẹp có thể gây ra các cơn đau tim.

Động kinh có thể xảy ra sau khi thanh niên bị đột quỵĐộng kinh có thể xảy ra sau khi thanh niên bị đột quỵ

  • Ảnh hưởng lên hệ hô hấp. Viêm phổi: Sau đột quỵ, người trẻ thường khó nhai nuốt. Hậu quả là thức ăn, đồ uống có thể đi lạc vào phổi gây ra tình trạng viêm.
  • Ảnh hưởng lên hệ tiết niệu. Nhiễm trùng ở đường tiết niệu và bàng quang là tình trạng thường gặp ở các ca bệnh đột quỵ. Bởi khi lên cơn đột quỵ, người bệnh mất khả năng kiểm soát bàng quang buộc bác sĩ phải đặt ống foley sẽ để thu nước tiểu. Tuy nhiên, mặt trái của đặt ống thông là có thể gây ra nhiễm trùng.

Biến chứng đột quỵ ở người trẻ lên các chi 

  • Viêm loét, hoại tử: Người trẻ bị đột quỵ thường phải nằm giường trong và sau thời gian điều trị làm tăng nguy cơ bị liệt, viêm loét do ở yên một vị trí.
  • Co cứng chi, đau vai: Tín hiệu não đến các cơ quan bị gián đoạn do đột quỵ và tình trạng nằm yên kéo dài khiến các chi của cơ thể bị co cứng. Người bệnh dễ bị mất sức/ hạn chế trong vận động. Một số ca bệnh bị yếu/ liệt 1 tay có thể bị đau vai.

Biến chứng đột quỵ ở người trẻ lên khả năng nhận thức

  • Suy giảm nhận thức: Người trẻ bị giảm khả năng nhận thức là biến chứng phổ biến của đột quỵ.
  • Mất khả năng ngôn ngữ: Sau cơn đột quỵ, chức năng ngôn ngữ của người bệnh có thể bị gián đoạn, đột ngột mất đi. Biểu hiện ở người bệnh là khó nói, nói không đầy đủ, nói nhảm,...
  • Trầm cảm: Tâm lý của bệnh nhân sau cơn đột quỵ là sốc, thất vọng, tiêu cực, áy náy...  Cảm xúc nặng nề khiến rất nhiều người lâm vào trầm cảm sau cơn bệnh.

Động kinh có thể xảy ra sau khi thanh niên bị đột quỵNgười trẻ dễ mắc trầm cảm sau điều trị bệnh đột quỵ

Tất nhiên, một số trường hợp đột quỵ nặng hoặc cấp cứu quá muộn khiến người bệnh phải sống thực vật hoặc tử vong. Dù gặp biến chứng nào thì đều có thể khẳng định tác động của đột quỵ lên chất lượng cuộc sống của người trẻ là rất lớn.

Cách chữa trị bệnh đột quỵ ở người trẻ tuổi

Tuỳ diễn biến bệnh, tình trạng sức khoẻ và thời gian cấp cứu mà chỉ định chữa trị cho các bệnh nhân trẻ mắc đột quỵ sẽ khác nhau. Tuy nhiên, các phương pháp sau thường được áp dụng phổ biến:

  • Sử dụng thuốc tiêu sợi huyết để đánh tan huyết khối, giảm tỷ lệ tàn tật và tăng khả năng phục hồi cho người bệnh thiếu máu cục bộ. Áp dụng trong 3 - 6 giờ đầu tiên.
  • Can thiệp nội mạch để điều trị đột quỵ bằng cách lấy huyết khối trực tiếp, tiêu sợi huyết tại chỗ. Chỉ định này sẽ lấy/ thu nhỏ cục huyết khối để làm tiêu máu đông để tạo điều kiện cho mạch máu lưu thông bình thường. Trường hợp cấp cứu do mạch máu hẹp, xơ vữa nhiều có thể đặt stent động mạch não để khơi thông, hạn chế máu đông hình thành. 
  • Phẫu thuật, áp dụng cho người bệnh đột quỵ xuất huyết não cần phẫu thuật để cứu sống người bệnh. Bác sĩ sẽ can thiệp ngoại khoa để cầm máu, loại bỏ khối máu tụ, giải áp mô não bị tổn thương và hạn chế các biến chứng có thể xảy ra. 
  • Coiling (thuyên tắc nội mạch) hiểu đơn giản là bít túi phình bị vỡ, ngăn không cho máu chảy ra ngoài não.
  • Xạ phẫu lập thể sửa chữa dị dạng mạch máu não bằng các dòng tia xạ năng lượng cao. Chỉ định có tác dụng ngay cả với mạch máu nằm ở vị trí khó và mạch máu não nằm gần vùng não có chức năng quan trọng. 

Phòng tránh đột quỵ ở người trẻ tuổi 

Điều may mắn là người trẻ có thể tránh, giảm khả năng bị đột quỵ từ việc thay đổi lối sống lành mạnh và theo dõi sức khỏe thường xuyên hơn.

  • Tập thể dục, gia tăng tần suất vận động để rèn luyện cơ thể
  • Tự nấu ăn để điều chỉnh dầu mỡ, gia vị, thực đơn giúp người trẻ tránh xa đồ ăn nhanh, đồ ăn mặn, đồ ăn được chế biến sẵn. Từ đó, nguy cơ đái tháo đường, cao huyết áp sẽ được kiểm soát. 
  • Ăn nhiều rau xanh, uống đủ nước, bổ sung chất xơ và các chất dinh dưỡng cần thiết
  • Kiểm soát cân nặng, chống thừa cân, béo phì.
  • Hạn chế đến mức tối đa thuốc lá, rượu bia.
  • Chăm sóc đời sống tinh thần, giảm áp lực đời sống, stress công việc giúp khả năng người trẻ bị đột quỵ giảm đi đáng kể. 

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt có thể giúp người trẻ giảm nguy cơ bị đột quỵĐiều chỉnh thói quen sinh hoạt có thể giúp người trẻ giảm nguy cơ bị đột quỵ

Có thể nói, đột quỵ ở người trẻ là tình trạng hết sức nguy hiểm gây tàn phế, liệt, mất sức,.... Tình trạng này hết sức đáng báo động động khi lực lượng lao động chính mắc bệnh ngày càng cao. Để bảo vệ sức khoẻ của bản thân, bất cứ khi nào có dấu hiệu của đột quỵ, bệnh nhân nên đến ngay các cơ sở y tế để được hỗ trợ kịp thời.

Hiện nay Khoa Thần Kinh Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là một trong các địa chỉ thăm khám được nhiều người bệnh trẻ sàng lọc, cấp cứu và điều trị đột quỵ. Nơi đây quy tụ các chuyên gia thần kinh giàu kinh nghiệm và hệ thống máy móc hiện đại hàng đầu. Có thể kể đến máy chụp MRI Tesla 1.5, máy chụp CT 128 dãy,… Chính sách thanh toán kết hợp BHBL, BHYT và các chương trình thường xuyên giúp người bệnh an tâm khám bệnh, nhẹ gánh chi phí. 

Chính vì thế, Khoa Thần Kinh Bệnh viện Đa khoa Phương Đông dễ tiếp nhận các trường hợp đột quỵ ở người trẻ hoặc điều trị sau đột quỵ. Từ đó giúp nâng cao khả năng chữa bệnh và giảm nhẹ các biến chứng sau cơn đột quỵ.

Mọi thắc mắc và đặt lịch khám bệnh đột quỵ ở người trẻ cũng như các bệnh khác, bạn có thể liên hệ hotline 19001806 để đội ngũ nhân viên của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hỗ trợ kịp thời.

 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

275

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám