Tăng huyết áp ở người trẻ: Dấu hiệu - Nguyên nhân - Cách điều trị

Thu Hiền

27-02-2024

goole news
16

Tăng huyết áp là bệnh lý nguy hiểm, dẫn đến các biến chứng tại cơ quan đích như tim, mắt, thận và não. Không chỉ người lớn tuổi, tăng huyết áp ở người trẻ dần trở nên phổ biến, đạt ngưỡng báo động. Cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu triệu chứng, nguyên nhân và phác đồ điều trị bệnh.

Tăng huyết áp ở người trẻ là gì?

Tăng huyết áp ở người trẻ chiếm tỷ lệ 5 - 12% ca bệnh, được kết luận khi chỉ số tâm thu cao hơn 140 mmHg và chỉ số tâm trương vượt mức 80 mmHg. Nhiều nghiên cứu chỉ ra, mắc bệnh cao huyết áp dưới 35 tuổi dễ hình thành xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ biến chứng tim mạch.

Tăng huyết áp ở người trẻ khi chỉ số huyết áp vượt 140/80 mmHgTăng huyết áp ở người trẻ khi chỉ số huyết áp vượt 140/80 mmHg

Tuy gây tác động nguy hiểm nhưng tăng huyết áp ở người trẻ diễn biến âm thầm, không có triệu chứng ban đầu nên rất khó phát hiện. Người bệnh chỉ tìm ra bệnh khi thăm khám sức khỏe định kỳ, hoặc nhập viện điều trị bệnh lý liên quan đến huyết áp.

Những dấu hiệu tăng huyết áp ở người trẻ thường thấy

So với người lớn tuổi, tăng huyết áp ở người trẻ thường không có dấu hiệu rõ ràng, chiếm đến 70% ca mắc. Vậy nên, khám sức khỏe định kỳ rất quan trọng trong việc phát hiện và điều trị bệnh, kịp thời ngăn ngừa biến chứng tăng huyết áp.

Dấu hiệu tăng huyết áp ở người dưới 35 tuổiDấu hiệu tăng huyết áp ở người dưới 35 tuổi

Một số biểu hiện có thể gặp ở người trẻ bị tăng huyết áp:

- Đau đầu do áp lực máu tăng cao trong hộp sọ, mức độ đau phụ thuộc vào chỉ số tăng huyết áp.

- Chảy máu mũi do thành mạch máu bị tác động áp lực đột ngột, thành mũi khá mỏng nên dễ tổn thương và gây chảy máu.

- Chóng mặt do động mạch bị chèn ép, máu cung cấp đến não bị giảm.

Ngoài ra, còn các dấu hiệu khác như đỏ/nóng ran mặt, tạo vệt máu trong mắt, nặng đầu, mỏi gáy. Tuy nhiên các triệu chứng này không quá đặc trưng nên dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác, khiến người bệnh chủ quan và bỏ lỡ thời điểm vàng điều trị.

Nguyên nhân gây ra tăng huyết áp ở người trẻ

Cao huyết áp ở người già thường khó xác định nguyên nhân, còn thường gọi là nguyên nhân nguyên phát. Ngược lại, tăng huyết áp ở người trẻ tuổi thường do các nguyên nhân thứ phát gây nên:

- Béo phì, thừa cân do lười vận động, chế độ ăn uống thiếu khoa học.

- Chế độ ăn thừa muối, nạp nhiều chất béo xấu như mỡ và nội tạng động vật.

- Do di truyền, gia đình có tiền sức mắc bệnh tăng huyết áp.

- Căng thẳng, stress kéo dài.

- Uống rượu bia thường xuyên, hút thuốc lá.

Người mắc bệnh thận, bệnh tim, cường giáp, suy giáp, đái tháo đường,...

Cách điều trị tăng huyết áp ở người trẻ tuổi hiệu quả

Cao huyết áp ở người trẻ tiến triển từ các nguyên nhân thứ phát, nên việc điều trị và phục hồi dễ dàng hơn người lớn tuổi. Nếu phát hiện sớm, tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh có thể chưa cần uống thuốc hoặc nhận chỉ định can thiệp sâu.

Phác đồ điều trị cao huyết áp ở người trẻ tuổi hiệu quảPhác đồ điều trị cao huyết áp ở người trẻ tuổi hiệu quả

Sau đây là phác đồ điều trị cơ bản:

  • Duy trì cân nặng ổn định bằng chế độ ăn và tập luyện phù hợp, phương pháp này không chỉ hỗ trợ điều trị bệnh tăng huyết áp mà còn cải thiện sức khỏe xương khớp.
  • Chế độ ăn DASH (Dietary Approaches to Stop Hypertension) với các nguyên tắc:

+) Ăn ít muối và chất béo bão hòa như mỡ động vật.

+) Ăn nhiều trái cây, rau củ quả, sữa hoặc chế phẩm từ sữa ít béo.

+) Ưu tiên ngũ cốc nguyên hạt, cá, thịt gà, vịt, các loại hạt.

+) Hạn chế ăn ít thịt đỏ, thực phẩm và đồ uống chứa đường.

+) Cung cấp thực phẩm giàu kali (chuối, nước dừa, đậu), canxi (tôm, cua, chế phẩm sữa), chất xơ (rau củ quả).

  • Thể dục thể thao thường xuyên là hoạt động tốt cho sức khỏe, giữ cho cân nặng ổn định, hỗ trợ lưu thông máu và giảm huyết áp. Riêng với người trẻ bị tăng huyết áp, bạn nên ưu tiên các bài tập đơn giản như đi bộ, đạp xe, tập yoga, bơi lội,...
  • Dừng việc sử dụng rượu bia, khi nạp lượng cồn lớn vào cơ thể sẽ khiến huyết áp tăng cao và khó hạ. Khuyến cáo người dưới 65 tuổi uống không quá 2 lon bia/ngày, trên 65 tuổi uống không quá 1 lon bia/ngày.

Phòng tránh tăng huyết áp ở người trẻ

Dù tăng huyết áp ở người trẻ có phác đồ điều trị đơn giản, khả năng phục hồi cao hơn nhưng bệnh nhân không được chủ quan, lơ là trong việc chữa trị. Ngoài ra, người dưới 35 tuổi có thể thay đổi chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng để phòng ngừa bệnh cao huyết áp, ngăn chặn các triệu chứng gây ảnh hưởng đến cuộc sống.

Chế độ sinh hoạt

- Hạn chế hoặc ngừng hút thuốc lá, các chất kích thích.

- Thể dục đều đặn từ 30 - 60 phút mỗi ngày.

- Tránh thức khuya để bảo vệ hệ miễn dịch của cơ thể.

- Tránh stress, suy nghĩ nhiều khiến tinh thần căng thẳng, làm huyết áp tăng cao.

Chế độ dinh dưỡng

Để phòng ngừa tăng huyết áp ở người trẻ, chế độ dinh dưỡng cần được chú trọng và siết chặt:

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp người trẻ phòng ngừa tăng huyết ápChế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp người trẻ phòng ngừa tăng huyết áp

- Không ăn nhiều muối, chỉ nên sử dụng 2- 4 gram muối/ngày.

- Ưu tiên rau củ quả, thực phẩm chứa nhiều kali, canxi.

- Đồ ăn chứa nhiều chất béo xấu như đồ chiên rán, mỡ động vật, nội tạng động vật,... cần được loại bỏ khỏi thực đơn hàng ngày.

- Giảm tối đa hoặc kiêng hoàn toàn đồ uống có cồn như rượu bia, đồ uống nhiều đường và gas như nước ngọt.

Kết lại, tăng huyết áp ở người trẻ đang trong tình trạng báo động, cần có những biện pháp phòng ngừa thiết thực như thay đổi chế độ dinh dưỡng và lối sinh hoạt. Song song với đó, người bệnh và gia đình cần trang bị kiến thức rõ ràng về nguyên nhân, triệu chứng của bệnh cao huyết áp.

Quý khách hàng có các thắc mắc nào khác thì đừng ngần ngại để lại thông tin tại phần Đặt lịch khám hoặc bấm máy gọi tới Hotline 1900 1806 của Bệnh viện Phương Đông để được hỗ trợ kịp thời.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
2,495

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám