Đứng 1 chân kiểm tra đột quỵ - Nên hay không nên?

Đứng 1 chân kiểm tra đột quỵ - Nên hay không nên?

Hỏi về: Chủ đề khác

Khách hàng: Võ Diễm Quỳnh

Đã hỏi: Ngày 20-02-2024

Hiện nay tôi thấy trên mạng xã hội có trào lưu thử thách đứng 1 chân kiểm tra đột quỵ đang phổ biến. Không biết thử thách này có giúp xác định được người có nguy cơ đột ngụy cao không?

Đã trả lời / Chủ đề: Chủ đề khác

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về chuyên mục Hỏi đáp chuyên gia của Bệnh Viện Đa Khoa Phương Đông.

Đối với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin giải đáp như sau: Khi bạn thực hiện thử thách đứng 1 chân kiểm tra đột quỵ, không thể kết luận chính xác rằng bạn có nguy cơ bị đột quỵ cao hay không. 

Phương pháp kiểm tra đột quỵ bằng cách đứng trên một chân được liên kết với khả năng giữ thăng bằng của mỗi người. Khả năng này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như luyện tập, trọng lượng cơ thể, hệ thống xương khớp, cơ và hệ thống giữ thăng bằng của hệ thần kinh như tiền đình và tiểu não.

Một nghiên cứu tại Đại học Y Khoa Kyoto (Nhật Bản) với sự tham gia của hơn 1400 người đã cho thấy 95,8% người không thể đứng trên một chân quá 20 giây. Trong số này, 50% người có kết quả MRI cho thấy có ổ máu lỗ khuyết và 45% có hình ảnh vi xuất hiện, tương đương với "cơn đột quỵ im lặng".

Cũng có các nghiên cứu tại Anh Quốc đã sử dụng phương pháp kiểm tra đứng trên một chân trong một khảo sát quốc gia. Kết quả cho thấy những người không thể đứng trên một chân trong thời gian ngắn có nguy cơ tử vong cao hơn so với những người có thể đứng lâu hơn trong một khoảng thời gian dài.

Tuy nhiên, việc đứng trên một chân không thể lâu hay chậm không đủ để chẩn đoán chính xác nguy cơ đột quỵ. Nguy cơ đột quỵ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau và đòi hỏi một phương pháp kiểm tra y tế toàn diện. 

Việc phòng và tầm soát sớm nguy cơ gây đột quỵ là một yếu tố vô cùng quan trọng, vì ngay cả khi một đột quỵ xảy ra và được cấp cứu kịp thời, vẫn có thể có những rủi ro cao gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe trong tương lai. Vì vậy, khi cảm thấy mình có nguy cơ mắc đột quỵ cao, hãy đến ngay Bệnh viên Đa khoa Phương Đông. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán để kiểm tra các chỉ số sức khỏe, giúp bạn phát hiện sớm các nguy cơ gây đột quỵ đột ngột.





Đặt câu hỏi

Mọi thắc mắc của Quý khách sẽ được chuyên gia của chúng tôi giải đáp nhanh nhất

Có nên tiêm hormone kìm hãm dậy thì sớm ở trẻ?

Đã hỏi: Ngày 13-07-2024
Xin chào Bác sĩ, Bác sĩ cho em hỏi, con gái em năm nay 7 tuổi, cao 1,3m, nặng 28kg, ngực của con phát triển to một cách bất thường, so với bạn đồng chăng...

Trẻ dậy thì sớm có cao được không?

Đã hỏi: 06-07-2024
Em chào Bác sĩ, Bác sĩ cho em hỏi, hiện tại con gái em 8 tuổi đã có dấu hiệu dậy thì sớm như đã có kinh nguyệt, vú phát triển, bắt đầu mọc lông...

Trẻ uống hồng sâm có bị dậy thì sớm không?

Đã hỏi: 06-07-2024
Xin chào Bác sĩ, Bác sĩ giải đáp giúp em câu hỏi này với ạ. Em đã lập gia đình được 6 năm và có 1 bé gái tròn 7 tuổi, nhưng bé nhà em...

Trẻ em ăn yến có bị dậy thì sớm không?

Đã hỏi: 06-07-2024
Em chào Bác sĩ, Bác sĩ giải đáp giúp em câu hỏi này với ạ. Em đã lập gia đình và có 2 bé, 1 trai và 1 gái. Bé gái năm nay 8 tuổi,...

Bị sốt xuất huyết có được gội đầu không?

Đã hỏi: 23-04-2024
Chào bác sĩ, con gái tôi có tóc khá dài, cháu bị sốt xuất huyết và nghe bà nội cần kiêng tắm gội khiến cháu khó chịu. Xin hỏi bị sốt xuất huyết có được...
19001806 Đặt lịch khám