Đứt dây chằng cổ chân là một chấn thương khiến bị cảm thấy đau đớn, sưng tấy và có cảm giác cổ chân bị lỏng lẻo không được cố định chắc chắn. Để tìm ra được hướng điều trị phù hợp nhất khi bị đứt dây chằng cổ chân, bệnh nhân cần thăm khám và nghe theo lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa. Vậy đứt dây chằng do nguyên nhân nào gây ra? Cùng phương pháp điều trị như nào?
Thông tin về bệnh đứt dây chằng cổ chân là gì?
Bàn chân và cẳng chân chuyển động được dễ dàng là nhờ vào sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bản lề các xương chân với nhau. Phần lớn là có sự hỗ trợ của xương mác và xương chày, đồng thời dây chằng cổ chân cũng góp phần là cấu nối giữa các bộ phận ổn định. Mỗi dây chằng gồm nhiều sợi collagen tạo thành một nhóm vững chắc và có sự liên kết bền chặt.
Tình trạng đứt dây chằng vẫn có thể xảy ra khi các bộ phận của bàn chân bị gãy xương, ví dụ như xương mắt cá chân bị gãy liên quan đến dây chằng.
Đứt dây chằng cổ chân sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau đớn và khó di chuyển đi lại bình thường được. Nên khi bạn gặp phải tình trạng này cần đi khám ngay để xác định mức độ nghiêm trọng, tìm ra cách điều trị phù hợp nhất.
Đứt dây chằng cổ chân gây đau đớn và di chuyển trở nên khó khăn
Tình trạng bị đứt dây chằng cổ chân do nguyên nhân nào gây nên?
Đứt dây chằng cổ chân là do có một ngoại lực tác động mạnh vào khớp cổ chân khiến bạn không thể chịu đựng được. Khi đó cổ chân bị lệch dẫn đến tình trạng dây chằng bị dãn hoặc bị đứt. Mà nguyên nhân chủ yếu khiến dây chằng cổ chân bị đứt là do:
Do bị chấn thương
Là các chấn thương mà người bệnh không thể lường trước được nó sẽ xảy ra. Áp lực va chạm mạnh tác động vào mắt cá chân, gót chân hoặc cổ chân trong do bị ngã khi đang hoạt động thể thao, trong khi lao động làm việc và cả trong quá trình sinh hoạt hằng ngày. Tình trạng xảy ra khi dây chằng bị kéo căng, quá giới hạn dây chằng sẽ đứt.
Chấn thương đứt dây chằng cổ chân do hoạt động thể thao
Do có lực tác động trực tiếp vào khu vực khớp cổ chân
Khi có một lực va đập mạnh tác động trực tiếp vào khớp cổ chân tạo nên một áp lực lớn. Áp lực quá mạnh này khiến phần cổ chân không kịp phản ứng dẫn đến tổn thương bộ phận dây chằng. Khi đó tình trạng rách hay đứt dây chằng là điều không thể tránh khỏi, nhất là khi phải chịu sự va đập mạnh tác động vào.
Do thay đổi đột ngột tư thế
Trong nhiều trường hợp đó là bản thân đột ngột thay đổi từ thế khiến cổ chân lệch sang một bên. Đồng nghĩa kéo theo dây chằng phải chịu áp lực có dãn và kéo căng. Tránh thay đổi tư thế đột ngột như: không giữ được thăng bằng khi đứng lên ngồi xuống, xoay người sang một bên không kiểm soát.
Do tuổi tác
Ở người già, khi cơ thể không còn linh hoạt và chịu lực tốt như trước do yếu cơ, thì cổ chân bị đứt dây chằng cũng sẽ rất dễ xảy ra.
Triệu chứng cùng dấu hiệu đứt dây chằng cổ chân
Khi bị chấn thương đứt dây chằng cổ chân thường xảy ra các triệu chứng dễ thấy. Ngay cả tự bản thân cũng có thể dễ dàng nhận biết được điều đó. Cụ thể:
- Cảm thấy rất đau đớn: Đây là dấu hiệu đầu tiên mà chắc chắn người bị đứt dây chằng cổ chân gặp phải. Cơ thể khi muốn di chuyển cảm thấy rất nặng nề và đau. Nếu để ý bệnh nhân còn nghe được cả tiếng lộp cộp khi bị chấn thương hoặc cố gắng tự di chuyển.
- Xuất hiện vết sưng và bầm tím: Đứt dây chằng cổ chân dù nặng hay nhẹ cũng đều có dấu hiệu bị sưng và bầm tím quanh khu vực cổ chân, mắt cá chân bị tổn thương. Mức độ sưng to hay nhỏ, bầm tím nhạt hay tím đậm còn phải căn cứ vào mức độ gặp phải. Dấu hiệu này sẽ càng thấy rõ khi theo dõi quan sát vào những ngày sau đó.
Sưng và bầm tím khi bị đứt dây chằng cổ chân
- Cổ chân cảm thấy rất cứng và không thể di chuyển đi lại: Đứt dây chằng cổ chân khiến các bộ phận liên quan, hoạt động nhờ cầu nối của dây chằng đều bị lỏng lẻo. Bởi dây chằng đã đứt các bộ phận tách rời không có sự hoạt động theo thống nhất từ dây chằng. Nên dẫn đến tình trạng cổ chân muốn hoạt động nhưng bàn chân lại rất nặng nề, không thể nhấc lên một cách dễ dàng nhanh chóng.
Những đối tượng có nguy cơ cao bị đứt dây chằng cổ chân
Những đối tượng sau đây là người có nguy cơ cao rơi vào tình trạng đứt dây chằng cổ chân:
- Là vận động viên, tiêu biểu như vận động viên chạy điền kinh thường xuyên phải vận động tập luyện cụ thể là chạy. Bởi khi chạy sẽ tác động rất nhiều đến khớp cổ chân cần sự chuyển động.
- Những người thường xuyên phải làm việc bê vác khối lượng quá lớn. Khối lượng sức nặng đè lên cơ thể dồn xuống khu vực cổ chân, khi di chuyển cần một lực để gồng lên. Sau thời gian dài hoạt động với cường độ lớn như vậy, cổ chân chắc chắn tổn thương dẫn đến tác động sang dây chằng.
- Người phải đi lại nhiều làm cổ chân cần hoạt động. Kéo theo dây chằng vùng chân cũng phải co dãn không ngừng nghỉ.
- Bất ngờ bị té ngã khi không giữ vững thăng bằng cho cơ thể. Khiến dây chằng cổ chân kéo căng theo cơ thể nên xảy ra tình trạng đứt, dãn dây chằng.
Biến chứng của bệnh đứt dây chằng cổ chân để lại
Khi dây chằng cổ chân bị đứt bệnh nhân không được điều trị kịp thời, hoặc có điều trị nhưng sai cách đem lại hiệu quả không cao, không triệt để. Làm ảnh hưởng đến tốc độ hồi phục, thời gian kéo càng lâu dài thì việc để lại di chứng về sau càng cao. Đặc biệt các biến chứng hay để lại đối với trường hợp bị đứt dây chằng cổ chân như:
Đau khớp cổ chân mãn tính khi không điều trị kịp thời
- Gây ra tình trạng đau khớp mãn tính.
- Khớp cổ chân dần bị thoái hóa nhanh chóng.
- Cơ chân dần yếu đi và tẹo lại.
- Rơi vào tình trạng trạng dị tật về sau không thể chữa khỏi được nữa.
- Các hoạt động hay vận động liên quan đến xương khớp dễ bị tổn thương.
- Khả năng vận động mạnh bị giảm đi rất nhiều.
- Tiến triển hiện tượng viêm khớp dai dẳng và kéo dài.
Biện pháp chẩn đoán khi mắc phải đứt dây chằng cổ chân
Có 2 phương pháp giúp kiểm tra đứt dây chằng cổ chân và chẩn đoán bệnh có tỉ lệ chính xác cao nhất và được áp dụng thông thường.
Tiến hành khám lâm sàng
Khám lâm sàng để chẩn đoán xem bạn có bị đứt dây chằng cổ chân hay không. Là phương thức bệnh nhân được kiểm tra về mức độ đau nhức và vị trí bị tổn thương chính xác. Từ đó bác sĩ sẽ đánh giá % bị tổn thương cùng khả năng có thể cử động của mắt cá chân.
Xét nghiệm thông qua hình ảnh
Nếu người bệnh bị đứt dây chằng nghiêm trọng sẽ được đưa đi chẩn đoán bằng hình ảnh nhằm đánh giá mức độ hiện tại đang bị tổn thương. Từ đó đưa ra cách điều trị dứt điểm bệnh nhanh chóng và hiệu quả cao nhất.
Chụp X-quang khi bị đứt dây chằng cổ chân
- Chẩn đoán thông qua chụp X-quang: kết quả cho ra hình ảnh giúp phân viết chính xác giữa gãy xương cổ chân, hoặc giãn hay đứt dây chằng. Thấy rõ được các vấn đề về xương và vết nứt xảy ra.
- Chẩn đoán thông qua chụp CT: Đem đến kết quả thông tin hình ảnh chi tiết hơn so với biện pháp chụp X-quang. Nhất là các vấn đề nhỏ khó có thể phát triển như mạch máu và mô mềm.
- Chẩn đoán thông qua chụp MRI: Thông qua chính việc dựa vào từ tính, hay nhờ sóng từ vô tuyến để cho ra kết quả hình ảnh của cấu trúc ổ khớp chi tiết nhất. Giúp nhanh chóng chẩn đoán và chính xác về tình trạng đứt dây chằng cổ chân.
- Chẩn đoán thông qua siêu âm: Khi siêu âm giúp có được kết quả của độ giãn dây chằng và khả năng có thể xảy ra hiện tượng nứt, gãy xương.
Phương pháp điều trị hiệu quả khi đứt dây chằng cổ chân
Nhiều bệnh nhân thường hỏi: “Đứt dây chằng cổ chân có phải mổ không? Phương pháp nào chữa trị hiệu quả?”. Có 3 phương pháp điều trị đem lại hiệu quả cao khi người bệnh bị đứt dây chằng cổ chân như sau:
Phương pháp RICE
Bệnh nhân có thể lựa chọn áp dụng các hướng điều trị dưới đây sao cho phù hợp với mức độ tình trạng đang gặp phải.
- Lựa chọn nghỉ ngơi: Khi bị thương nên ngồi tại chỗ để nghỉ ngơi tránh bị đau và sưng to hơn. Lúc này các phần mô mềm và ổ khớp xung quanh ổ chân dần được thả lỏng giãn ra, dây chằng cũng không còn bị áp lực nào tác động nữa. Cần lưu ý trong quá trình nghỉ ngơi hãy thả lỏng cơ thể đặc biệt phần cổ chân, trong vòng 48 giờ không nên cố vận động hoặc di chuyển đi lại, phần chân cần được kê cao hơn so với tim.
- Chườm chân bằng đá lạnh gây tê giúp làm giảm đau một cách hiệu quả. Mạch máu được co lại giảm lượng máu dồn về phần khớp chân đang bị thương.
- Nẹp cổ chân cố định bằng băng gạc hoặc vải nhằm hạn chế các chuyển động từ cổ chân. Giảm các tác động gây tổn thương đến dây chằng.
Nẹp cổ chân khi bị chấn thương đứt dây chằng cổ chân
Vật lý trị liệu
Bệnh nhân cần được tập phục hồi đứt dây chằng cổ chân thông qua vật lý trị liệu dưới sự hướng dẫn từ bác sĩ qua những bài tập phù hợp với thể trạng cơ thể. Có chức năng giúp phục hồi bộ phận mắt cá chân và dây chằng tăng khả năng hoạt động, các hoạt động trở nên dễ dàng không còn bị quá nặng nề.
Phẫu thuật đứt dây chằng cổ chân
Khi đã bị đứt dây chằng cổ chân bệnh nhân nên lựa chọn phương pháp phẫu thuật với quyết định trong thời gian ngắn. Bởi càng được phẫu thuật sớm dây chằng nhanh tái tạo, ổ khớp trở về trạng thái ban đầu đầu, các chức năng khác nhanh chóng được phục hồi.
Biện pháp phòng tránh gặp phải tình trạng đứt dây chằng cổ chân
Tình trạng đứt dây chằng cổ chân nếu không được điều trị đúng cách rất khó để phòng ngừa triệt để. Nhưng bạn nên lưu ý những vấn đề sau để giảm nguy cơ gặp phải tình trạng chấn thương này.
- Trong các hoạt động thể thao, sinh hoạt cuộc sống và trong lao động hằng ngày cần cẩn thận chú ý tránh để va chạm ngoại lực tác động.
- Khớp cổ chân sau khi vận động cần có thời gian nghỉ ngơi khôi phục thể trạng.
- Chọn giày dép thoải mái dễ đi, giảm đi các loại giày cao như giày cao gót.
- Duy trì các thói quen vận động thể thao, lưu ý trước khi chơi thể thao nên khởi động kỹ lưỡng các bài tập cơ bản để hoạt động cơ thể trở nên thích ứng linh hoạt hơn.
- Cân nặng cơ thể cần phải kiểm soát ổn định tránh béo phì sức nặng bị dồn xuống phần cổ chân.
- Có chế độ ăn uống đầy đủ các dưỡng chất cho cơ thể, các dưỡng chất tốt cho xương và chống oxy hóa.
Bổ sung chất chống oxy hóa tốt cho người bị đứt dây chằng cổ chân
Một số câu hỏi liên quan về bệnh đứt dây chằng cổ chân
Có rất nhiều người bệnh đặt ra những câu hỏi về tình trạng đứt dây chằng cổ chân mà chưa được giải đáp cụ thể.
- Đứt dây chằng cổ chân bao lâu thì khỏi?
Thông thường thời gian khỏi bệnh còn phải căn cứ phụ thuộc vào mức độ đứt dây chằng cổ chân của bệnh nhân gặp phải. Khi được điều trị đúng phương pháp, ở mức độ nhẹ sau khoảng 4 - 6 tuần là hồi phục. Đối với mức độ trung bình phải mất thời gian dài hơn để hồi phục đó là 4 - 8 tuần.
- Đứt dây chằng cổ chân có thể chườm nóng được không?
Khi bị đứt dây chằng cổ chân người bệnh không tự ý chườm nóng. Vì khi nhiệt độ cao tác động vào vết thương làm cách mạch nhanh chóng giãn ra, như vậy lại càng khiến khớp chân bị sưng to hơn.
- Đứt dây chằng cổ chân có đi được không?
Việc đứt dây chằng cổ chân có thể gây ra đau, sưng và giảm khả năng di chuyển. Tuy nhiên, việc có thể đi được hay không phụ thuộc vào mức độ tổn thương của dây chằng cổ chân:
- Trường hợp đứt dây chằng cổ chân nhẹ thì người bệnh vẫn có thể đi bằng cách đeo băng đai chống trượt và băng cá nhân, tuy nhiên cần phải hạn chế di chuyển và tăng độ cao của chân để giảm tải trọng lên vùng bị tổn thương.
- Nếu đứt dây chằng cổ chân nặng, người bệnh có thể không thể đi lại được và cần được chăm sóc tại bệnh viện. Thường thì bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị như bó bột hoặc phẫu thuật để giúp phục hồi dây chằng cổ chân.
Kết luận
Đứt dây chằng cổ chân là hiện tượng thường gặp, đặc biệt khi tham gia các hoạt động thể thao hoặc vận động. Để giảm nguy cơ chấn thương, cần áp dụng biện pháp phòng ngừa thích hợp như: khởi động các cơ khớp trước khi vận động.... Tuy nhiên, trong trường hợp xảy ra chấn thương, nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể được phục hồi hoàn toàn.
Bằng việc cung cấp các phương pháp điều trị hiệu quả. Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao, cùng quy trình điều trị và chăm sóc tối ưu sẽ mang lại sự phục hồi nhanh chóng cho người bệnh. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe của bạn!