Ghép tế bào gốc có nguy hiểm không?

Ghép tế bào gốc có nguy hiểm không?

Hỏi về: Tế bào gốc & Ngân Hàng Mô

Khách hàng: Đỗ Minh Nguyệt

Đã hỏi: Ngày 02-04-2024

Chào bác sĩ! Qua tìm hiểu thông tin về tế bào gốc, tôi được chia sẻ nhiều về khả năng thay thế mô, tế bào bị tổn thương, già cỗi của loại tế bào này. Xin hỏi bác sĩ, thực hiện liệu pháp ghép tế bào gốc có nguy hiểm không? Cần lưu ý gì trước khi cấy ghép?
PGS.TS.BS NGUYỄN TRUNG CHÍNH - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Đã trả lời / Chủ đề: Tế bào gốc & Ngân Hàng Mô

Trả lời: Ghép tế bào gốc có nguy hiểm không?

Chào Minh Nguyệt! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi thắc mắc của mình đến Bệnh viện Đa khoa Phương Đông. Đối với câu hỏi ghép tế bào gốc có nguy hiểm không, chúng tôi xin đưa ra lời khuyên như sau:

Cấy ghép tế bào gốc từ máu dây rốn, tủy xương, máu ngoại vi là những phương pháp điều trị phức tạp, có thể gặp biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, điều bạn cần nhận thức hơn cả là lợi ích và rủi ro trước khi bắt đầu, nên có những cuộc trao đổi kỹ lưỡng giữa đơn vị chuyên môn với gia đình.

Phần lớn các trường hợp ghép tế bào gốc gặp vấn đề bất thường xảy ra ở người cấy ghép chéo, tức tế bào gốc được hiến tặng (cùng hoặc không cùng huyết thống). Người bệnh có thể bị tổn thương gan, ruột, ảnh hưởng sức khỏe tinh thần cũng như các cơ quan khác.

Ghép tế bào gốc có những rủi ro nhất định

(Ghép tế bào gốc có những rủi ro nhất định)

Ngoài rủi ro vừa nêu, một số tác dụng phụ khác có thể xảy ra khi ghép tế bào gốc nói chung như:

  • Số lượng tế bào máu thấp.
  • Nhiễm trùng.
  • Thiếu máu, xuất huyết nghiêm trọng.
  • Bệnh tắc tĩnh mạch (VOD).
  • Buồn nôn, nôn, ăn không ngon, tiêu chảy.
  • Phát ban, ngứa, phòng rộp, bong tróc da.
  • Thận bị tổn thương do sử dụng thuốc hóa trị trước khi cấy ghép.
  • Phù phổi, viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn.

Cấy ghép tế bào gốc thường được thực hiện khi quá trình điều hòa kết thúc, thường 1 - 2 ngày sau đó. Tế bào gốc sẽ được truyền từ từ vào cơ thể người bệnh, diễn ra trong một vài giờ đồng hồ và không gây đau đớn.

Vậy, khả năng bình phục, trở lại cuộc sống sau ghép tế bào gốc khoảng bao nhiêu phần trăm? Mỗi người có cơ địa, sức khỏe khác nhau, điều này sẽ quyết định đến quá trình hồi phục cũng như tác dụng phụ mà bạn có thể gặp. Một số người chỉ mất vài tháng nhưng cũng có người cần một năm hoặc hơn.

Nhìn chung, ghép tế bào gốc có những rủi ro nhất định, để rõ ràng hơn về tiên lượng thành công bạn và gia đình nên đến cơ sở y tế chuyên môn để được tư vấn trực tiếp. Trung tâm Tế bào gốc Phương Đông dưới sự dẫn dắt của PGS.TS.BS Nguyễn Trung Chính - Tổng thư ký hội Y học tái tạo và trị liệu Việt Nam, cam kết mang đến những giá trị dịch vụ cao nhất cho khách hàng.

Đặt câu hỏi

Mọi thắc mắc của Quý khách sẽ được chuyên gia của chúng tôi giải đáp nhanh nhất

Máu cuống rốn là máu của ai? Có nên lưu trữ hay không?

Đã hỏi: Ngày 27-04-2024
Chào bác sĩ, Vợ tôi hiện đang mang thai ở tuần thứ 24, chúng tôi có được nghe sơ qua về dịch vụ lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn. Không biết máu cuống...

Hỏi đáp trước sinh: Máu cuống rốn chữa được những bệnh gì?

Đã hỏi: 11-04-2024
Chào bác sĩ, hiện tại vợ tôi đã mang bầu đến tuần thứ 32. Tôi và vợ có tìm hiểu về để chuẩn bị kinh tế cho quá trình sinh nở thì được biết đến...

Sự khác nhau giữa ngân hàng máu cuống rốn và ngân hàng mô là gì?

Đã hỏi: 06-04-2024
Bác sĩ ơi, tôi mới tìm hiểu về ngân hàng máu cuống rốn và ngân hàng mô, nhưng qua quá trình tìm hiểu vẫn còn thắc mắc giữa hai ngân hàng này có điểm gì...

Lợi ích của ngân hàng máu cuống rốn là gì?

Đã hỏi: 06-04-2024
Xin chào Bác sĩ, Bác sĩ cho tôi hỏi, gần đây tôi thấy các mẹ hay bàn luận về việc lưu trữ máu cuống rốn của con khi chào đời. Tôi đang mang bầu tháng...

Máu cuống rốn có chứa DNA không?

Đã hỏi: 06-04-2024
Xin chào Bác sĩ, Bác sĩ ơi tôi có một câu hỏi liên quan đến máu cuống rốn. Vợ tôi sắp sinh em bé, tôi muốn xét nghiệm huyết thống cha con, vậy khi bé...
19001806 Đặt lịch khám