Máu cuống rốn là máu của ai? Có nên lưu trữ hay không?

Máu cuống rốn là máu của ai? Có nên lưu trữ hay không?

Hỏi về: Tế bào gốc & Ngân Hàng Mô

Khách hàng: Duy Mạnh

Đã hỏi: Ngày 27-04-2024

Chào bác sĩ, Vợ tôi hiện đang mang thai ở tuần thứ 24, chúng tôi có được nghe sơ qua về dịch vụ lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn. Không biết máu cuống rốn là máu của ai và có nên lưu trữ hay không? Mong bác sĩ giải đáp!

Đã trả lời / Chủ đề: Tế bào gốc & Ngân Hàng Mô

Chào Duy Mạnh! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi thắc mắc của mình đến cho Bệnh viện Đa khoa Phương Đông. Đối với trường hợp câu hỏi “máu cuống rốn là máu của ai và có nên lưu trữ hay không” của bạn, tôi xin được tư vấn và giải đáp như sau:

Máu cuống rốn (hay máu dây rốn hoặc máu bánh nhau) là máu chảy trong hệ tuần hoàn của thai nhi khi ở trong bụng mẹ. Chúng có chức năng cung cấp các chất dinh dưỡng cho sự phát triển của bé. Trong máu cuống rốn chứa rất nhiều tế bào gốc tạo máu và một lượng tế bào gốc trung mô. 

Sau khi sinh, lượng máu còn sót lại có trong dây rốn và nhau thai ngay sau khi em bé chào đời sẽ được thu thập, xử lý và lưu trữ. Máu cuống rốn có chứa bạch cầu, tiểu cầu, hồng cầu và cả tế bào gốc tạo máu – tiềm năng để ghép và điều trị bệnh máu. 

Tóm lại, máu cuống rốn là lượng máu còn sót của bé sau khi chào đời. 

Máu cuống rốn là lượng máu còn sót lại trong dây rốn và nhau thai sau khi em bé chào đờiMáu cuống rốn là lượng máu còn sót lại trong dây rốn và nhau thai sau khi em bé chào đời

Vậy, có nên lưu trữ tế bào gốc từ máu cuống rốn cho trẻ hay không?

Lưu trữ máu cuống rốn cho con là việc làm mang đến nhiều lợi ích cho gia đình và xã hội, được khuyến khích thực hiện. Do đó, nếu bạn đọc đang băn khoăn có nên lưu trữ máu cuống rốn cho con không thì hãy xem xét đến các lợi ích điển hình sau đây:

  • Mang đến cơ hội chữa trị bệnh hiểm nghèo cho những thành viên trong gia đình: Nếu tiền sử gia đình có người mắc bệnh máu ác tính hoặc bệnh liên quan đến hệ tạo máu thì bố mẹ nên cân nhắc lưu trữ máu cuống rốn cho con. Tế bào gốc máu cuống rốn có thể được dùng để chữa trị nhiều bệnh lý về máu nguy hiểm cho bản thân trẻ và người thân cùng huyết thống. 
  • Hiến tặng cho người bệnh cần ghép tế bào gốc tạo máu: Nếu không dùng đến tế bào gốc máu cuống rốn thì vẫn có thể tặng cho người bệnh đang cần sử dụng. Loại tế bào gốc này có thể mang đến cơ hội chữa trị cho người mắc phải một số căn bệnh hiểm nghèo. Tương tự như hiến nội tạng, hiến tế bào gốc cũng là việc làm ý nghĩa với xã hội.

Ngoài ra, việc thu thập, lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn cũng an toàn với cả sản phụ và trẻ sơ sinh, không tác động tiêu cực đến quá trình chuyển dạ, sinh nở. Quy trình thực hiện diễn ra nhanh chóng sau khi trẻ chào đời, không có bất cứ ảnh hưởng nào đến sức khỏe mẹ và bé.

Đặt câu hỏi

Mọi thắc mắc của Quý khách sẽ được chuyên gia của chúng tôi giải đáp nhanh nhất

Hỏi đáp trước sinh: Máu cuống rốn chữa được những bệnh gì?

Đã hỏi: Ngày 11-04-2024
Chào bác sĩ, hiện tại vợ tôi đã mang bầu đến tuần thứ 32. Tôi và vợ có tìm hiểu về để chuẩn bị kinh tế cho quá trình sinh nở thì được biết đến...

Sự khác nhau giữa ngân hàng máu cuống rốn và ngân hàng mô là gì?

Đã hỏi: 06-04-2024
Bác sĩ ơi, tôi mới tìm hiểu về ngân hàng máu cuống rốn và ngân hàng mô, nhưng qua quá trình tìm hiểu vẫn còn thắc mắc giữa hai ngân hàng này có điểm gì...

Lợi ích của ngân hàng máu cuống rốn là gì?

Đã hỏi: 06-04-2024
Xin chào Bác sĩ, Bác sĩ cho tôi hỏi, gần đây tôi thấy các mẹ hay bàn luận về việc lưu trữ máu cuống rốn của con khi chào đời. Tôi đang mang bầu tháng...

Máu cuống rốn có chứa DNA không?

Đã hỏi: 06-04-2024
Xin chào Bác sĩ, Bác sĩ ơi tôi có một câu hỏi liên quan đến máu cuống rốn. Vợ tôi sắp sinh em bé, tôi muốn xét nghiệm huyết thống cha con, vậy khi bé...

Máu dây rốn điều trị bệnh ung thư nào?

Đã hỏi: 02-04-2024
Chào bác sĩ. Tôi được nghe và đọc nhiều về lợi ích sử dụng tế bào gốc trong điều trị bệnh nan y, những bệnh chưa có thuốc chữa. Vậy xin hỏi, tế bào gốc...
19001806 Đặt lịch khám