Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu để con thông minh, xinh đẹp
Theo nghiên cứu, ngoài di truyền thì chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu cũng góp phần quan trọng để em bé xinh đẹp, khỏe mạnh ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
Bà bầu ăn được măng được không vốn là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ. Bởi đây thực sự là một món ăn ngon, chứa khá nhiều dưỡng chất và được nhiều gia đình sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng mẹ bầu có thể ăn măng nhưng chỉ nên dùng với liều lượng ít để tránh gây ngộ độc.
Trước khi giải đáp thắc mắc bà bầu ăn măng được không thì chị em cần tìm hiểu những lợi ích của thực phẩm này đối với cơ thể con người.
So với các loại rau củ khác, măng có thể cung cấp rất nhiều chất xơ cho bà bầu khi sử dụng. Do trong thành phần của thực phẩm này, chất xơ chiếm tới 2,56%. Trong khi đó, hàm lượng chất xơ của một số loại rau mầm chỉ là 1,27%, bắp cải là 1,58% và dưa leo là 0,61%.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao có khả năng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh. Đặc biệt nhất là bệnh ung thư và các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa.
Măng giúp cung cấp rất nhiều chất xơ cho bà bầu
Măng có chứa thành phần đặc biệt mang tên Phytosterol. Đây chính là một chất chống oxy hóa có nguồn gốc tự nhiên giúp giảm viêm, sưng đồng thời cải thiện sức khỏe của các tế bào trong cơ thể người một cách hiệu quả.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra có rất ít chất béo và đường trong măng. Vì vậy, bà bầu khi ăn thực phẩm này sẽ không sợ bị tăng lượng đường và cholesterol trong máu. Nhất là với những phụ nữ mang thai đang bị tiểu đường hay béo phì thì măng lại càng phù hợp để ăn.
Măng có khả năng cung cấp rất nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể con người, nhất là canxi, sắt, kali và phốt pho. Hàm lượng kali chiếm nhiều nhất trong măng, cứ 100g măng lại có chứa 533 mg chất này. Với lượng kali cao như vậy, khi sử dụng măng bạn có thể giảm nguy cơ đột quỵ vô cùng hiệu quả.
Măng là một loại rau củ quen thuộc trong bữa ăn của của đại đa số gia đình Việt. Chúng không chỉ là món ăn ngon mà còn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất có ích cho cơ thể. Bởi vậy mà rất nhiều người thích ăn măng và dùng nó để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.
Bà bầu có được ăn măng không là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ
Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong măng tươi lại có chứa độc tố nguy hiểm mang tên xyanide. Dưới tác động của enzym tiêu hóa hoạt chất này sẽ biến đổi thành acid cyanhydric gây tác động xấu tới cơ thể người dùng. Trung bình, chỉ cần khoảng 50 - 60g acid cyanhydric (tương đương với 200g măng tươi) là có thể gây ngộ độc chết người.
Vậy măng tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc như vậy thì liệu bà bầu có được ăn măng không? Cũng theo các chuyên gia, khi mang thai chị em vẫn có thể ăn thực phẩm này. Tuy nhiên, hãy cực kỳ chú ý đến liều lượng và không nên ăn thường xuyên.
Tuy rằng cho đến nay vẫn chưa có đủ căn cứ khoa học nào để chứng minh rằng măng tươi gây nhiễm độc cho thai nhi nhưng để đảm bảo an toàn, bạn vẫn nên hạn chế ăn thực phẩm này. Đặc biệt ở 3 tháng đầu thai kỳ, khi mà thai nhi còn yếu, bà bầu ăn măng tươi dễ bị đầy hơi, no lâu, khó chịu. Ngoài măng tươi thì các loại măng khô, măng chua, măng ngâm ớt,...phụ nữ mang thai cũng không nên ăn nhiều.
Măng tươi mặc dù chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt nhưng ăn nhiều sẽ rất dễ gây ngộ độc. Các chuyên gia khuyến cáo, bà bầu chỉ nên ăn măng không quá 2 lần mỗi tháng. Trong đó, mỗi lần ăn không được vượt trên 200g. Điều này là cực kỳ cần thiết để chị em bảo đảm an toàn sức khỏe của bản thân và thai nhi, tránh được tối đa những rủi ro không đáng có.
Bà bầu chỉ nên ăn măng tối đa 2 bữa 1 tuần
Khi ăn măng nhiều hơn 2 lần mỗi tuần hoặc mỗi lần ăn vượt quá 200g thì bà bầu có nguy cơ gặp phải những rủi ro sau:
Ngộ độc thai kỳ
Măng có chứa khá nhiều độc tố, nhất là hoạt chất glucozit. Chất này khi đi vào trong dạ dày sẽ dễ bị phân hủy do tác động của men tiêu hóa và sinh ra acid xyandydric gây ngộ độc.
Một số các triệu chứng ngộ độc sau khi ăn quá nhiều măng mà mẹ bầu thường gặp là:
Đầy bụng
Trong măng tươi có chứa tới 2.56 % thành phần là chất xơ. Điều này mặc dù có lợi nhưng cũng là nguyên nhân dẫn tới chứng đầy hơi, khó tiêu ở bà bầu. Đặc biệt với những người mang thai 3 tháng đầu, việc ăn măng quá nhiều có thể làm tình trạng đầy hơi trở lên trầm trọng hơn, làm gia tăng cảm giác ốm nghén, khó chịu.
Bà bầu khi ăn quá nhiều măng có thể bị đầy bụng, khó tiêu
Thiếu máu
Phụ nữ khi mang thai cần thường xuyên bổ sung sắt để hỗ trợ quá trình phát triển của thai nhi.Tuy nhiên,việc ăn măng quá nhiều có thể khiến chị em tăng nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt. Bởi thực phẩm này có chứa chất khiến ngăn chặn quá trình hình thành máu.
Bên cạnh đó, độc tố cyanide trong măng tươi còn có những tác động tiêu cực tới chuỗi hô hấp, làm vô hiệu hóa enzym sắt. Hệ quả là thiếu oxy gây ra thiếu máu, điều này sẽ đặc biệt nguy hiểm đối với mẹ bầu.
Mặc dù vẫn có thể ăn măng, tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bà bầu nên lưu ý một số vấn đề sau:
Bà bầu cần sơ chế măng cẩn thận trước khi sử dụng để loại bỏ độc tố
Như vậy với thắc mắc bà bầu ăn măng được không thì câu trả lời là có. Bởi trong măng có rất nhiều chất xơ, vitamin cùng khoáng chất tốt cho cơ thể con người. Tuy nhiên, chị em chỉ nên ăn theo liều lượng khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng, đồng thời sơ chế cẩn thận trước khi sử dụng nhé!
Ngoài việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng, bà bầu cần chú ý giữ gìn sức khỏe, vận động nhẹ nhàng và đừng quên đi khám thai định kỳ theo những mốc thời gian quan trọng. Để được chăm sóc sức khỏe toàn diện cho mẹ và bé, mẹ bầu có thể sử dụng dịch vụ thai sản trọn gói tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ hotline 19001806 để được tư vấn chi tiết.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG
Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn
Theo nghiên cứu, ngoài di truyền thì chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu cũng góp phần quan trọng để em bé xinh đẹp, khỏe mạnh ngay từ khi còn trong bụng mẹ.