Giải đáp thắc mắc: Niềng răng bị hóp má phải làm sao?

Trần Hồng Nụ

19-04-2021

goole news
16

Niềng răng bị hóp má là một trong những rủi ro hiếm gặp trong chỉnh nha. Với những người vốn dĩ sở hữu khuôn mặt cân đối hoặc gầy gò thì chắc chắn tình trạng trên sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến thẩm mỹ. Vậy bị hóp má sau khi niềng răng là do đâu và cách khắc phục như thế nào? Bài viết sau đây sẽ có những giải đáp hữu ích cho bạn.

Niềng răng bị hóp má: Nguyên nhân do đâu?

Niềng răng bị hóp má chính là hiện tượng khuôn mặt trở nên gầy gò, hốc hác đi sau khi chỉnh nha. Điều này đã ảnh hưởng đáng kể tới vấn đề thẩm mỹ.

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến hiện tượng hóp má sau niềng răng, trong đó phổ biến nhất là:

Kỹ thuật và vật liệu niềng răng không đạt chuẩn

Nếu lựa chọn niềng răng ở địa chỉ nha khoa không uy tín, bác sĩ kinh nghiệm kém, sử dụng các vật liệu chỉnh răng có nguồn gốc không rõ ràng thì chắc chắn sức khỏe răng miệng của bạn sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Thậm chí tình trạng niềng răng xong bị hóp má cũng có thể xảy ra.

niềng răng bị hóp má
Niềng răng bị hóp má có thể do kỹ thuật niềng của nha sĩ chưa đạt chuẩn

Cụ thể, nếu bạn niềng răng mắc cài mà chất lượng của loại mắc cài được áp dụng không đảm bảo chất lượng thì khi nha sĩ điều chỉnh lực siết sẽ ảnh hưởng đến dây cung. Lúc này, chân răng không thể chịu được lực tác động mạnh sẽ bị yếu dần đi, thậm chí xuất hiện triệu chứng sụt ổ chân răng. Sau thời gian dài không khắc phục, chân răng của bạn sẽ bị lung lay và gãy dần đi. Tại vị trí bị tiêu răng chắc chắn má sẽ hóp lại khiến khuôn mặt của bạn trở nên gầy gò, thiếu sức sống.

Xương ổ răng bị tiêu sau khi chỉnh nha

Khi niềng răng, bác sĩ có thể phải chỉ định bạn nhổ răng để tạo khoảng trống cho các răng bị lệch di chuyển về đúng chỗ. Răng thường phải nhổ chính là chiếc răng số 4 - trùng với vị trí của má.

Tuy nhiên, nếu trong trường hợp trên mà tay nghề bác sĩ lại không cao, ít kinh nghiệm thì sẽ rất nguy hiểm. Cụ thể là quá trình thực hiện đặt mắc cài và dây cung, điều chỉnh lực siết không đồng đều thường khiến cho răng dịch chuyển không đúng vị trí mong muốn trên cung hàm. Lúc này khoảng trống bị mất răng sẽ dần bị tiêu đi phần xương, làm cho má bị hóp lại đáng kể.

Niềng răng bị hóp má do sụt cân

Tình trạng hóp má sau khi niềng răng không thể loại trừ nguyên nhân sụt cân. Bởi khi chỉnh nha chắc chắn bạn sẽ cần thay đổi chế độ ăn uống sao cho phù hợp, điều này đồng nghĩa với việc phải kiêng khem khá nhiều thứ. Do vậy mà các dưỡng chất được cung cấp hằng ngày có thể không đủ cho các hoạt động của cơ thể dẫn đến tình trạng sụt cân.

niềng răng bị hóp má
Sụt cân cũng có thể là nguyên nhân khiến khuôn mặt của bạn trở nên hốc hác hơn

Ngoài ra, trong thời gian đầu do bạn chưa quen với việc đeo niềng răng nên sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, vướng víu khi ăn uống. Bởi vậy mà cảm giác chán ăn, lười ăn, ăn không ngon miệng có thể kéo tới. Đây cũng là nguyên nhân gây sụt cân khiến mặt bạn trông gầy hơn.

Niềng răng bị hóp má phải làm sao?

Niềng răng bị hóp má tuy là một hiện tượng rất hiếm gặp nhưng khi nó xảy ra lại ảnh hưởng đáng kể tới thẩm mỹ. Do đó, bạn phải khắc phục tình trạng này ngay.

Ngay khi bạn có cảm giác khuôn mặt của mình đang có sự thay đổi theo hướng bất thường sau khi niềng răng thì hãy lập tức gặp bác sĩ để thăm khám. Lúc này, bạn sẽ được kiểm tra chi tiết và nếu có sai sót trong khâu kỹ thuật, họ có thể điều chỉnh lại sao cho phù hợp hơn. Qua bó hạn chế nguy cơ hóp má trong quá trình niềng răng.

Điều may mắn là sau khi niềng răng, các khớp cắn được cân bằng, hoạt động ăn nhai cũng đồng đều hơn thì tình trạng hóp má sẽ dần biến mất. Trường hợp bạn đã nhổ răng để phục vụ quá trình chỉnh nha thì bác sĩ sẽ có kế hoạch điều trị phù hợp để di chuyển các răng sao cho chúng lấp đầy vào khoảng trống này. Lúc đó, khuôn mặt của bạn sẽ trông cân đối, đều đặn hơn rất nhiều.

Quá trình tái lập cần bằng của các cơ sau khi niềng răng thường mất khoảng 3-6 tháng. Nghĩa là thời điểm bạn có bộ răng và khuôn mặt cân đối nhất là sau khi tháo mắc cài khoảng nửa năm.

niềng răng bị hóp má
Trong nhiều trường hợp bị hóp má khi niềng răng có thể tự khỏi sau khi tháo mắc cài được 1 thời gian

Trong trường hợp sau khi niềng răng xong mà má không thể đầy đặn trở lại thì bạn có thể tiêm chất làm đầy Filler vào má. Tuy nhiên phương pháp này chỉ có thể phát huy tác dụng từ 4-9 tháng.

Ngoài ra, bạn cũng nên kết hợp thêm các bài tập chống hóp má, hóp thái dương như:

  • Nhai kẹo cao su để khắc phục tình trạng lười nhai nuốt sau khi niềng răng ít nhất 3 lần mỗi ngày vào các buổi sáng, trưa và tối. Mỗi lần tập kéo dài khoảng 30 phút.
  • Bài tập cơ miệng: Há miệng lớn, tập cười lớn nhưng không nhắm mắt.

Biện pháp phòng tránh hiện tượng niềng răng bị hóp má

Bạn có thể chủ động phòng ngừa nguy cơ niềng răng bị hóp má bằng những biện pháp đơn giản như sau:

  • Lựa chọn cơ sở chỉnh nha uy tín, có đội ngũ bác sĩ lành nghề và trách nhiệm.
  • Theo dõi kỹ sự thay đổi của hàm răng một cách cẩn thận qua các giai đoạn. Trao đổi ngay với các bác sĩ nếu nhận thấy những dấu hiệu đầu tiên của triệu chứng hóp má.
  • Tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ để răng được điều chỉnh đúng như mong muốn ban đầu.
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, đủ dưỡng chất, nghỉ ngơi đầy đủ để duy trì cân nặng hợp lý nếu nguyên nhân niềng răng bị hóp má là do sụt cân.
  • Chú ý không nhai 1 bên bởi việc này rất dễ khiến khuôn mặt bạn bị mất cân đối sau khi niềng răng.
  • Giữ tâm lý thoải mái trong suốt quá trình niềng răng để ăn uống luôn ngon miệng, ngăn ngừa sụt cân quá mức gây hóp má.

Niềng răng bị hóp má có thể xảy ra, tuy nhiên nó rất hiếm gặp nếu như bạn lựa chọn bệnh viện hoặc phòng khám nha khoa uy tín để thực hiện chỉnh nha. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tuân thủ nghiêm ngặt sự chỉ định của các nha sĩ để đảm bảo quá trình niềng diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả nhanh chóng.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

2,079

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám