Ho lẫn đờm xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, phần lớn liên quan đến bệnh lý hô hấp do virus, vi khuẩn, phản ứng dị ứng gây ra. Vậy khi ho có đờm có nên dùng kháng sinh không? Thắc mắc sẽ được Bệnh viện Đa khoa Phương Đông giải đáp trong bài viết này.
Nguyên nhân gây ho có đờm
Trước khi tìm hiểu ho có đờm có nên dùng kháng sinh không, bạn cần xác định được nguyên nhân gây bệnh. Ho kèm đờm hay đàm xảy ra khi có sự kích thích, viêm nhiễm bên trong đường hô hấp.
Tình trạng này thường gặp vào các thời điểm giao mùa hoặc thời tiết chuyển lạnh. Bệnh nhân có thể bị viêm phế quản cấp, viêm amidan, viêm xoang, viêm họng,... dẫn đến ho kéo dài kèm ho có đờm.

Ho có đờm thường khởi phát vào những thời điểm giao mùa
Ngoài ra còn có thể do các nguyên nhân bệnh lý nguy hiểm khác như:
- Viêm phổi thường gặp ở nhóm người có sức khoẻ yếu, khả năng thích nghi kém. Bệnh xảy ra do sự tấn công của vi khuẩn, virus, nấm, dễ bị lầm tưởng với bệnh mùa khác. Chủ quan khiến bệnh tình chuyển biến nặng, khó điều trị hoặc thậm chí tử vong.
- Giãn phế quản khiến đường thở mở rộng hơn mức bình thường, tăng nguy cơ tích tụ dịch nhầy, chất bẩn và vi khuẩn gây bệnh. Bệnh gây ho có đờm dai dẳng, đờm có thể màu trong hoặc màu vàng.
- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cũng là một căn nguyên nguy hiểm, phổ biến ở nhóm người hít phải khói thuốc lá. Dịch tiết trong cơ thể gia tăng sản xuất, gây ho kèm đờm. Nếu chuyển biến nặng, đờm có thể chuyển màu vàng hoặc đờm màu xanh.
- Lao phổi ở giai đoạn đầu gây triệu chứng mơ hồ như ho khan, ho húng hắn. Triệu chứng ho có đờm chỉ xuất hiện ở giai đoạn tạo hang, phổi bị tổn thương nghiêm trọng.
Ho có đờm có nên dùng kháng sinh không?
Chuyên gia y tế cho biết, bệnh nhân bị ho có đờm không nên tự ý mua hoặc sử dụng thuốc kháng sinh. Sử dụng sai mục đích, sai liều lượng, sai nguyên nhân có thể khiến bệnh tình chuyển biến nặng, làm chức năng hệ hô hấp.

Không tự ý dùng kháng sinh điều trị triệu chứng ho có đờm
Nếu bệnh tình ở mức nhẹ, do các yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, phản ứng dị ứng, cảm cúm, bạn có thể thuyên giảm triệu chứng bằng cách điều chỉnh lối sinh hoạt. Dưới đây là một số gợi ý:
- Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học, giàu vitamin và chất xơ.
- Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, hoá chất,... Nếu bắt buộc phải tiếp xúc, cần có biện pháp bảo hộ kỹ lưỡng.
- Thể dục thể thao đều đặn, trung bình 30 - 60 phút, tăng cường sức đề kháng.
- Tránh xa rượu bia, thuốc lá cũng như các chất kích thích khác.
Cách thuyên giảm ho có đờm hiệu quả tại nhà
Ho có đờm có nên dùng kháng sinh không? Ngoài cách sử dụng kháng sinh trong điều trị ho có đờm, bệnh nhân có thể áp dụng một số tips cho hiệu quả tích cực:
- Súc miệng với nước muối sinh lý có tác dụng diệt khuẩn, sát trùng hiệu quả. Song phù hợp với nguyên nhân do nhiễm trùng, cho kết quả tiêu đờm, giảm ngứa rát và đau họng.
- Sử dụng miếng dán giảm ho, hiện trên thị trường có rất nhiều loại phù hợp cho cả người lớn và trẻ em. Bạn nên đọc kỹ thành phần và hướng dẫn sử dụng.
- Uống nước rau diếp cá giúp làm mát, thải độc và tiêu đờm. Bạn nên dùng 1 - 2 lần/ngày, duy trì đều đặn trong 2 - 4 ngày, thuyên giảm rõ rệt ho kèm đờm.
- Hạt tiêu đen có tính kháng khuẩn, chống viêm và làm loãng dịch nhầy hiệu quả. Bạn có thể tìm kiếm công thức pha chế sữa hạt tiêu đen, dùng 1 lần/ngày trước khi đi ngủ.

Một số mẹo hỗ trợ điều trị ho có đờm tại nhà bên cạnh thuốc kháng sinh
Điều trị ho có đờm bằng thuốc long đờm, tiêu đờm
Ngoài sử dụng thuốc kháng sinh, bệnh nhân có thể xem xét sử dụng thuốc hỗ trợ tiêu đờm. Bạn có thể cân nhắc sử dụng sản phẩm chứa chất dưới đây:
- Carbocistein hỗ trợ tiêu đờm hiệu quả với bệnh nhân bị bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính. Thuốc còn ngăn sự phát triển của vi khuẩn, giảm nguy cơ nhiễm trùng lồng ngực.
- Acetylcystein phù hợp với các nguyên nhân liên quan đến bệnh lý đường hô hấp. Thuốc đi vào cơ thể giúp làm loãng đờm, dịch nhầy, thuận lợi đẩy ra ngoài qua việc ho.
- Bromhexin tham gia điều trị nhiễm khuẩn, tiêu đờm bên trong phế quản.

Một số loại thuốc long đờm điều trị ho lẫn đờm
Tuy nhiên, một số loại thuốc loãng đờm có thể gây tác dụng phụ như viêm loét dạ dày, khởi phát cơn co thắt phế quản, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, tăng men gan, buồn ngủ, rối loạn tiêu hoá,...
Lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh tiêu đờm
Lưu ý chung dành cho người sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc long đàm trị ho lẫn đờm:
- Không lạm dụng thuốc trong mọi trường hợp, gây các tác dụng phụ cho sức khoẻ và tính mạnh.
- Sử dụng theo đúng đơn kê của bác sĩ hoặc khuyến cáo trên bao bì của nhà sản xuất.
- Người thể trạng yếu, khó khạc đờm cần thăm khám y tế trước khi sử dụng thuốc, tránh bệnh tình diễn tiến nguy hiểm.
- Người bệnh sử dụng thuốc giảm bài tiết dịch phế quản, thuốc trị ho, chống chỉ định sử dụng thêm thuốc long đờm.
- Đặc biệt với trẻ nhỏ, cần thăm khám chuyên khoa Nhi để nhận đơn thuốc phù hợp.

Lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh trị ho kèm đờm
Ho có đờm có nên dùng kháng sinh không? Chuyên gia y tế cảnh báo bệnh nhân không tự ý sử dụng kháng sinh, cần thăm khám y tế trước khi dùng thuốc. Khi nhận chỉ định điều trị, cần tuân thủ nghiêm ngặt, không tự ý tăng giảm liều lượng.