Ho ra máu và các triệu chứng, nguyên nhân, cách chăm sóc người bệnh

Thu Hiền

25-01-2024

goole news
16

Nhiều bệnh nhân cảm thấy lo lắng và hoảng sợ khi thấy mình ho ra máu nhưng không rõ nguyên nhân là gì? Ho đi kèm theo máu có thể được xem là bệnh lý gì? Người bệnh nên xử lý ra sao khi tình trạng này xảy ra. Tất cả sẽ được tiết lộ cho các bạn đọc ngay sau đây.

Các triệu chứng ho ra máu

Bệnh nhân khi ho ra máu những ngày đầu màu đỏ tươi, có bọt lẫn đờm, sau đó sẽ chuyển dần sang sẫm màu. Khi khám lâm sàng sẽ thấy có một vài triệu chứng liên quan đến bệnh phổi, phế quản như: sốt, khó thở, đau ngực, ran, nổ, ran ẩm,... 

Nếu trường hợp ho ra máu nặng và rất nặng (như sét đánh) thì rất ảnh hưởng đến toàn bộ huyết động của bệnh nhân dẫn đến tình trạng bị trụy mạch, bệnh nhân sẽ có da xanh, niêm mạc nhợt, mạch bắt đầu nhanh, huyết áp hạ dần, suy hô hấp cấp. 

Phụ thuộc chủ yếu vào mức độ mà người ho ra máu cũng như tình trạng bệnh lý về phổi, các bệnh nhân thường sẽ có nhịp thở khá nhanh, tím môi và đầu các chi. Cần phân biệt giữa ho ra máu do bệnh lý liên quan đến phổi với các bệnh ở tai mũi họng, răng hàm mặt, tiêu hoá.

 

Các triệu chứng ho ra máuCác triệu chứng khi ho có ra máu

Hiện tượng ho ra máu được xem là bệnh gì?

Ho ra máu là hiện tượng máu từ đường hô hấp dưới được ho, khạc, trào ra bên ngoài theo đường miệng, mũi. Đây thường được xem là dấu hiệu liên quan tới nhiều bệnh, trong đó có các bệnh về phổi như lao phôi, nấm phổi, áp xe phổi,... Ngoài ra, ho ra máu có thể gây ra biến chứng của các thủ thuật thực hiện khi nội soi phế quản.

Ho ra máu có sao không?

Hầu hết các trường hợp ho ra máu đều xuất phát từ bệnh lý nghiêm trọng bên trong cơ thể, vì thế người bệnh không thể chủ quan. Nếu bạn gặp phải triệu chứng này, tốt nhất hãy tìm đến ngay bác sĩ chuyên khoa để xác định nguyên nhân ho có ra máu. Đặc biệt, điều này càng nên diễn ra khi cơn ho kèm theo biểu hiện: đau ngực, choáng váng, chóng mặt, có máu trong phân hoặc nước tiểu, khó thở, bị giảm cân nhanh,...

Vì thế sau khi thăm khám và chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất tình trạng thực tế của từng bệnh nhân. Chẳng hạn như: nội soi phế quản hoặc chặn động mạch bị chảy máu để cầm máu, phẩu thuật nếu nguyên nhân ho ra máu là do khối u, dùng thuốc kháng sinh để điều trị lao hoặc viêm phổi dẫn đến ho ra máu,...

Ho ra máu có sao khôngHo ra máu có sao không

Cách xử trí khi ho ra máu

 Biện pháp chung mà mọi người cần áp dụng khi ho ra máu:

  • Nằm nghỉ, ăn lỏng, dùng thuốc giảm ho hoặc sử dụng thuốc an thần nhẹ.
  • Bảo đảm rằng đường hô hấp của bệnh nhân hoàn toàn thông thoáng
  • Bệnh nhân nên nằm nghiêng về bên nghi ngờ có sự tổn thương gây ra chảy máu, đầu thấp
  • Hút các chất tiết, đờm dãi còn tồn đọng trong đường hô hấp
  • Đặt nội khí quản, mở khí quản, thở máy khi tình trạng bệnh nhân ho ra máu nặng có những biểu hiện sau đây: suy hô hấp, tắc nghẽn khí phế quản.
  • Thở oxy
  • Đặt đường truyền cho tĩnh mạch, bồi phụ khối lượng tuần hoàn bao gồm: truyền dịch, máu
  • Chụp X quang cho phổi, chụp theo phương thức cắt lớp vi tính ngực có thuốc cản quang, nội soi phế quản… cần được làm sớm để xác định dạng tổn thương, định hướng nguyên nhân ho máu và thuỳ phổi đang có chảy máu.

Điều trị ho ra máu ra sao

Cách điều trị

Tùy theo từng mức độ ho ra máu và sức khoẻ cụ thể của người bệnh mà có thể áp dụng phác đồ điều trị ho ra máu như sau:

  • Bất động hộ lý tốt: để cho bệnh nhân nằm bất động trong căn phòng yên tĩnh. Cần phải đặt bệnh nhân nằm ở tư thế đầu thấp và nghiêng mặt về bên phổi bị tổn thương để tránh tình trạng máu chảy ra từ bên phổi tổn thương sang bên phổi lành làm bít tắc phế quản và gây ra suy hô hấp cấp và tử vong. Cần đo nhiệt độ, mạch, huyết áp và lấy máu để đi làm xét nghiệm công thức máu. Cho bệnh nhân ăn uống theo dạng lỏng, nguội, tránh để bệnh nhân bị sặc.
  • Giảm ho an thần: dùng các thuốc an thần đã được kiểm định chất lượng và lời khuyên đến từ bác sĩ chuyên môn như: Gardenal, Seduxen ở dạng viên hay dạng tiêm tuỳ thuộc vào mức độ ho ra máu của bệnh nhân. Thuốc an thần sẽ có tác dụng giúp cho người bệnh ổn định tinh thần và giảm phản xạ ho. Chú ý tuyệt đối không nên dùng thuốc an thần với liều lượng quá nhiều, kéo dài vì có thể làm ức chế phản xạ ho và hô hấp.
  • Dùng thuốc cầm máu, truyền máu: ho ra máu do nhiều nguyên nhân gây nên, vì thế ngoài điều trị cầm máu thì tuỳ thuộc vào nguyên nhân mà điều trị. Chẳng hạn nguyên nhân ho có ra máu do lao thì dùng thuốc chống lao, nguyên nhân do vi khuẩn thì dùng kháng sinh thích hợp cho từng loại vi khuẩn. Còn các nguyên nhân do vi khuẩn thì dùng kháng sinh thích hợp với từng loại vi khuẩn. Với một số nguyên nhân ho ra máu là do ung thư, giãn phế quản, nấm thì có thể phẫu thuật loại bỏ nguyên nhân.
  • Dùng kháng sinh chống nhiễm khuẩn: khi ho thường sẽ có máu đọng trong lòng phế quản - phế nang. Đây được xem là môi trường rất tốt cho vi khuẩn có thể phát triển nên cần phải dùng kháng sinh điều trị để đề phòng bội nhiễm.
  • Điều trị theo phương pháp toàn thân và điều trị triệu chứng. Bệnh nhân nếu có suy hô hấp, trụy tim mạch thì cần phải đút đờm và máu cục trong lòng phế quản để làm lưu thông đường thở. Cho bệnh nhân thở oxy hoặc dùng đến thuốc trợ tim mạch và khi cần có thể đặt nội khí quản thở máy.

Điều trị ho ra máuĐiều trị ho ra máu

Trường hợp ho ra máu nặng:

  • Khi đang ra máu thì cần nhanh chóng đặt bệnh nhân nằm nghiêng về bên phổi đang bị tổn thương chảy máu và đầu cần phải thấp hơn ngực. Cần có chế độ ăn ở dạng lỏng hoàn toàn và nguội cho người bệnh.Thở oxy lưu lượng trong khoảng từ 2-3l/phút và nếu cần thì cho thở liên tục bằng ống thông qua lỗ mũi.
  • Dùng Morphin (nếu không có suy hô hấp) hoặc gardenal, Seduxen dạng tiêm. Có thể cho bệnh nhân ngủ nhẹ bằng Cocktail Lytic nhưng chỉ dùng với liều lượng nhỏ. 
  • Cho các thuốc cầm máu, chống truỵ tim mạch, cho kháng sinh chống bội nhiễm. Còn nếu nguy cơ dẫn đến tình trạng suy hô hấp trụy tim mạch thì cần được điều trị tại khoa hồi sức.

Những nguyên nhân ho ra máu thường gặp 

  • Đối với căn bệnh liên quan đến phổi:

Ho ra máu do lao phổi thông thường xuất hiện ở trong giai đoạn bắt đầu tiến triển và tái phát của căn bệnh hoặc là đây là một loại di chứng do lao phổi mà ra. Nguyên nhân chủ yếu mà các bệnh nhân ho có ra máu gặp phải trong trường hợp này chủ yếu là do các mạch máu ở phía xa phế nang đã bị tổn thương hoặc nghiêm trọng hơn là hoại tử.

Người đã có tiền sử điều trị về bệnh lao cũng có thể ho ra máu khi hạch phế quản vôi hoá cọ xát làm cho mạch máu bị tổn thương, làm giãn phế quản và dẫn đến lòng hang xuất hiện một số ụ ấm.

  • Giãn phế quản:

Giãn phế quản thường sẽ làm cho các mạch máu của phế quản bị tình trạng xoắn vặn, phì đại và làm chúng bị vỡ ra ở dưới niêm mạc phế quản và kết quả làm cho bệnh nhân bị ho ra máu. Trong số những nguyên nhân gây ho có ra máu thì nguyên nhân này thường sẽ chiếm khoảng từ 15-30%.

Ho ra máu do giãn phế quản thường xuất hiện từ nhiễm trùng phổi trước đó, xuất hiện một cách đột ngột, lượng máu ho ra có thể nhiều và thường xuyên tái diễn, nhất là khi bệnh nhân bị tình trạng nhiễm trùng phổi phế quản.

  • Ung thư phế quản

Bệnh nhân khi bị ung thư phế quản thì việc ho ra máu chính là triệu chứng phổ biến thứ 2 sau đau ngực. Người bệnh thường ho ra máu nhưng với dung lượng không đáng kể và thường máu ho ra sẽ có màu đỏ tươi, lẫn trong đờm dưới dạng là các tia máu. Bệnh nhân thường ho vào các buổi sáng và tình trạng ho thường tiếp diễn trong một thời gian dài.

  • Bệnh viêm phổi

Trường hợp nguyên nhân ho ra máu do viêm phổi thì lượng máu ho ra thường chỉ ở mức vài ml - vài chục ml. Ở một số bệnh nhân, căn cứ vào màu sắc của đờm và máu ho ra có thể xác định và chẩn đoán chính xác được tác nhân gây bệnh như:

- Viêm phổi do ảnh hưởng của phế cầu: ho khạc ra đờm có màu sắc hơi quánh hồng hoặc xuất hiện những lốm đốm máu sau đó dần dần chuyển thành đốm màu nâu đỏ tương tự như gỉ sắt.

Viêm phổi được gây ra bởi Klebsiella pneumoniae: người bệnh khạc ra đờm keo có màu đỏ gạch.

Trong số những bệnh nhân bị áp xe phổi thì số người xuất hiện các triệu chứng ho ra máu thường chiếm khoảng 14%. Triệu chứng này có thể xảy ra ở mọi giai đoạn của bệnh hoặc trước giai đoạn ộc mủ, hoặc có thể ho ra máu kèm theo ộc mủ.

  • Nấm phổi

Những ai bị bệnh nấm phổi do Aspergillus thường sẽ có tình trạng ho ra máu. Loại nấm này thường trú ẩn trong bóng của giãn phế nang cũ hoặc trong các hang lao thể cũ. Lượng máu mỗi lần người bệnh ho ra thường sẽ không nhiều nhưng nó diễn ra thường xuyên và được lặp đi lặp lại.

  • Nhồi máu phổi hoặc tách mạch phổi

Những người mắc bệnh lý này thường sẽ ho ra máu với độ ít, kèm theo các triệu chứng khác như đau ngực, khó thở và các mức độ khác.

Cách chăm sóc bệnh nhân ho ra máu

  • Chăm sóc cho người bệnh:

Ngay khi phát hiện ra người bệnh có dấu hiệu ho ra máu ở mức độ nhẹ thì cần cho bệnh nhân nghỉ ngơi hoặc nằm yên tĩnh. Mặc khác, cần đặt 1 chiếc cốc gần với bệnh nhân để bệnh nhân có thể thuận tiện ho khạc ra máu. Không để bệnh nhân nuốt ngược lại vào trong có thể làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá.

Đồng thời, đối với những bệnh nhân ho ra máu nặng cần phải được nghỉ ngơi hoàn toàn ngay lập tức. Kê đầu cao hơn thân và tốt nhất là nên nằm nghiêng qua một bên khi đang ho. Cần có người thân ở bên cạnh để chăm sóc, không để cho bệnh nhân phải di chuyển nhiều.

  • Chú ý nhiều hơn về vấn đề tâm lý trong quá trình chăm sóc bệnh nhân ho ra máu

Người thân cần phải động viên tinh thần cũng như trấn tĩnh và đưa ra lời khuyên với những hướng lạc để giúp người bệnh không hoang mang lo lắng nhiều mà an tâm hơn khi điều trị.

  • Chế độ dinh dưỡng

Trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đang có tình trạng ho ra máu không thể thiếu chế độ dinh dưỡng cần thiết cho người bệnh. Người bệnh nên ăn những thức ăn nhẹ, lỏng để dễ tiêu hoá như sữa, súp, cháo, canh,... Tuyệt đối không được cho bệnh nhân uống rượu và ăn những thức ăn cay bởi dễ gây xúc tác cho quá trình ho ra máu.

Ho ra máu khám ở đâu?

Ngày nay có rất nhiều bệnh viện và phòng khám được mở ra để có thể chẩn đoán và thăm khám cho các bệnh nhân đang có tình trạng ho ra máu. Các bệnh nhân ngay khi phát hiện bản thân có biểu hiện vậy hãy đến ngay các phòng khám gần nhất để kiểm tra và tiến hành chẩn đoán để kịp thời đưa ra những phương án chữa bệnh kịp thời. 

Để kiểm tra tình trạng ho ra máu nhanh chóng nhất, các bệnh nhân có thể đến ngay bệnh viện đa khoa Phương Đông để được các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và đề xuất những phương thức chữa bệnh một cách hợp lý nhất.

Một số câu hỏi liên quan đến bệnh ho ra máu

Ho ra máu có lây không?

Bệnh ho ra máu do rất nhiều nguyên nhân gây nên, phần lớn là các bệnh lý hô hấp nên căn bệnh này không có lây cho người khác.

Bệnh viêm phế quản ho ra máu có nguy hiểm không?

Bệnh viêm phế quản thường có các triệu chứng như: khó thở, tức ngực đi kèm với những cơn ho kéo dài. Nếu không chữa dứt điểm, người bệnh có thể ho ra máu tươi hoặc máu cục do các mao mạch nhỏ ở phế quản bị đứt, gây nên hiện tượng viêm loét và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình hô hấp của người bệnh.

Bị lao phổi ho ra máu có nguy hiểm không?

Giãn phế quản thông thường chính là di chứng do người bệnh mắc lao phổi hoặc các bệnh nhiễm trùng phổi trước đó. Người bệnh thường ho ra máu tái phát nhiều. Lượng máu cũng bắt đầu có xu hướng nhiều hơn theo thời gian. Trong trường hợp này, nếu không được điều trị một cách kịp thời, người bệnh hoàn toàn có thể làm tăng khả năng cho các nguy cơ tử vong.

Lao phổi khi ho ra máu liệu có chữa được không?

Nếu trường hợp bệnh nhân ho ra máu nhẹ thì có thể điều trị và chăm sóc tại nhà. Nếu bệnh nhân được cầm máu thì sau đó cần đi khám để xác định nguyên nhân gây bệnh nhằm có những biện pháp điều trị triệt để. Còn nếu trường hợp ra máu nhiều hơn hoặc ho ra máu dai dẳng thì cần phải chuyển đến bệnh viện ngay lập tức để được điều trị.

Phân biệt ho ra máu và nôn ra máu có gì khác nhau?

  • Nôn ra máu: có lẫn trong thức ăn, máu không kèm theo bọt, trước khi nôn thường đau bụng.
  • Ho ra máu: là hiện tượng máy từ đường hô hấp dưới được ho, khạc, trào ra bên ngoài theo đường miệng, mũi.

Kết luận

Với những thông tin mà Bệnh viện Đa khoa Phương Đông chia sẽ có thể giúp cho các bạn nắm rõ hơn về cách phòng bệnh cũng như phương thức chữa trị như thế nào để tránh tình trạng ho ra máu diễn ra liên tục.

Nếu có các thắc mắc nào khác thì đừng ngần ngại để lại thông tin tại phần Đặt lịch khám hoặc bấm máy gọi tới Hotline 1900 1806 của Phương Đông để được hỗ trợ kịp thời.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
2,392

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám