Hội chứng Cushing là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh Cushing

Nguyễn Mai Phương

18-02-2021

goole news
16

Những người dùng nhóm thuốc Corticosteroids liều lượng cao trong thời gian dài thường có biểu hiện chung là người mập dần, mặt tròn, tích nước, da rạn, huyết áp tăng, loãng xương, nổi mụn,... Đây rất có thể là những biểu hiện của hội chứng Cushing. Vậy hội chứng Cushing là gì? Cùng xem câu trả lời ngay tại bài viết dưới đây!

Hội chứng Cushing là gì?

Hội chứng Cushing là bệnh lý nội tiết do rối loạn chức năng vỏ tuyến thượng thận, gây tăng quá mức cortisol (hormone glucocorticoid) và không kìm hãm được, Cushing được đặt theo tên nhà khoa học tìm ra bệnh. Có thể có triệu chứng như đau đầu, bán manh, nhìn mờ khi khối u to gây chèn ép giao thoa thị giác. Đây là bệnh lý về nội tiết khá thường gặp trong lâm sàng và thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi từ 25-40. Ở trẻ em thì được gọi là bệnh rối loạn sinh dục thượng thận.

Hội chứng Cushing thường gặp ở người sử dụng nhóm thuốc Corticosteroids trong thời gian dài với liều caoHội chứng Cushing thường gặp ở người sử dụng nhóm thuốc Corticosteroids trong thời gian dài với liều cao

Ở mức giới hạn bình thường, cortisol đóng vai trò quan trọng và cần thiết trong cuộc sống, thúc đẩy chuyển hóa, sử dụng năng lượng dự trữ, chống stress... Khi chỉ số này vượt quá mức cho phép sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực. Thông thường, lượng hormone cortisol trong máu được điều tiết bởi tuyến yên và vùng dưới đồi, tránh tình trạng thiếu hụt hoặc quá mức.

Hội chứng Cushing xảy ra khi tuyến thượng thận, tuyến yên hay vùng dưới đồi có bất thường hoặc người bệnh sử dụng thuốc có chứa cortisol.

Nguyên nhân gây nên hội chứng Cushing

Ở người, nguyên nhân phổ biến nhất gây hội chứng Cushing là do sử dụng thuốc corticosteroid, Steroid liều cao trị đau lưng cũng có thể gây ra hội chứng này. Steroid liều thấp hạng hít, ví dụ như thuốc dùng cho người bệnh hen suyễn, hoặc kem bôi được kê cho người bệnh chàm, thường là aren đủ để gây ra hội chứng Cushing.

Ngày nay, với sự phát triển của y học, các nhà khoa học đã nhận biết và phân loại hội chứng Cushing, mỗi loại có nguyên nhân khác nhau, cụ thể như là:

Hormone Cortisol tăng cao gây nên hội chứng CushingHormone Cortisol tăng cao gây nên hội chứng Cushing

  • Bệnh Cushing: đây là bệnh do u tuyến yên tăng tiết ACTH (viết tắt của tên hormone kích thích vỏ thượng thận- adrenocorticotropic hormone) gây quá sản thượng thận 2 bên. U tuyến yên có kích thước nhỏ < 1cm, thường là dạng adenoma chiếm hơn 90%. Triệu chứng gồm đau đầu, bán manh, thị giác giảm, xét nghiệm Cortisol huyết tăng, mất nhịp tiết ngày đêm, ACTH tăng.
  • Hội chứng Cushing bệnh học (hội chứng không phụ thuộc ACTH): nguyên nhân là do u tế bào lớp bó vỏ thượng thận tăng tiết cortisol, trường hợp này thường là lành tính, có u một bên thượng thận. Ung thư thượng thận thường rất ít khi gặp nhưng rất nặng, tiến triển nhanh với các triệu chứng rầm rộn, quá sản nốt thượng thận thận cũng rất ít gặp và chỉ được phát hiện khi tiến hành chụp MRI thượng thận. Xét nghiệm Cortisol huyết thanh lúc đói cho thấy chỉ số tăng và mất nhịp tiết ngày đêm, ACTH giảm.
  • Hội chứng tăng tiết ACTH ngoại sinh: đây là biểu hiện nội tiết của một số bệnh lý ác tính như ung thư gan nguyên phát, ung thư phổi tế bào nhỏ, ung thư dạ dày…
  • Hội chứng giả Cushing: nguyên nhân là do lạm dụng thuốc corticoid kéo dài, không kiểm soát. Thường gặp ở người mắc bệnh về cơ xương khớp, bệnh lý về máu, hen phế quản... hoặc do sử dụng thuốc đông y không rõ nguồn gốc, chế phẩm corticoid nhằm giảm đau, lạm dụng các loại thuốc chống dị ứng, xét nghiệm Cortisol huyết thanh giảm, tiền sử dùng Corticoid. Đây là hội chứng thường gặp nhất trong lâm sàng, dễ bị các biến chứng nặng nề như suy kiệt rối loạn điện giải nặng, suy thượng thận cấp, nhiễm trùng cơ hội....

Ai là người có nguy cơ cao mắc hội chứng Cushing?

Nguy cơ mắc hội chứng Cushing sẽ tăng ở những đối tượng sau đâu:

  • Về giới tính: nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nam giới
  • Sử dụng quá nhiều corticosteroid hoặc thuốc chứa hormone nhân tạo trong thời gian dài

Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnhĐối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh

  • Người có khối u sản sinh hormone tuyến yên hoặc tuyến thượng thận
  • Mắc bệnh lý hội chứng nhiều nội tiết tân sinh loại 1, hội chứng NAME, bệnh Carney complex.
  • Đối tượng có các khối u trong sọ hoặc khối u khác, hiện nay chưa rõ nguyên nhân gây khối u tuyến yên là gì. 
  • Tính di truyền như gia đình hoặc mắc bệnh cảnh nhiều loại u tuyến nội tiết nhóm 1.

Triệu chứng của hội chứng Cushing

Hội chứng Cushing có rất nhiều triệu chứng để bạn có thể nhận biết bệnh, cụ thể đó là:

  • Rậm lông tóc: tóc dày, chân tóc thấp, lông mày rậm, mặt và thân xuất hiện nhiều lông tơ, có thể mọc râu, ria mép, lông nách và lông bộ phận sinh dục ở trẻ lớn.
  • Dậy thì sớm ở trẻ như: mọc lông mu, mọc râu,... hoặc gây chậm dậy thì như không có kinh nguyệt, tuyến vú phát triển kém, tinh hoàn ấu trĩ, dương vật không to lên.
  • Đau đầu, giảm sự tập trung, trí nhớ, có thể rối loạn tâm thần, tâm trạng thất thường, thường xuyên cáu gắt, lo lắng, trầm cảm,
  • Tay chân vẫn thon thả như thân béo lên, tích tụ mỡ ở mặt khiến mặt tròn như mặt trăng, bướu trâu (u mỡ) ở gáy, mỡ dày vùng ngực và bụng.

Triệu chứng điển hình của hội chứng CushingTriệu chứng điển hình của hội chứng Cushing

  • Rạn da vùng bụng dưới, bẹn và đùi.
  • Sung huyết các mao mạch ngoại vi khiến đỏ mặt, chân tay nổi vân tím, da bẩn.
  • Huyết áp tăng cao.
  • Trẻ lên cân nhiều và nhanh nhưng lại ngừng lớn nên có đặc trưng đó là béo tròn và thấp lùn.
  • Yếu cơ, loãng xương, xương yếu nên dễ gãy xương (đặc biệt là xương sườn và cột sống), đau lưng.
  • Bị sỏi đường tiết niệu.
  • Đái tháo đường (tuy nhiên triệu chứng này ít gặp).
  • Mẫn cảm với viêm phổi, lao.
  • Ở giới xuất hiện tình trạng rối loạn cương dương.
  • Ở nữ giới gây kinh nguyệt không đều, vô kinh.
  • Nồng độ Cortisol trong máu và nước tiểu tăng, K, Cl trong máu hạ và nhiễm kiềm chuyển hóa, đặc biệt ở bệnh nhân bị cường tiết ACTH lạc chỗ.

Hội chứng cushing có chữa được không

Đa phần tình trạng suy tuyến thượng thận do lạm dụng quá mức các thuốc kháng viêm, giảm đau dạng corticoid đều có thể chữa khỏi. Tuy nhiên, thời gian để hồi phục lại chức năng của tuyến thượng thận rất khác nhau, có thể chỉ cần vài tháng nhưng cũng có thể đến vài năm. Đặc biệt, cũng có một số trường hợp chức năng tuyến thượng thận không thể hồi phục được.

Tùy vào thời gian dùng thuốc có chứa corticoid trước đó của người bệnh, dùng càng lâu thì thời gian hồi phục sẽ càng kéo dài.

Để biết được chức năng tuyến thượng thận đã hồi phục chưa thì bác sĩ sẽ tiến hành cho thử máu và đánh giá dự trữ hormon tuyến thượng thận theo các đợt tái khám định kỳ.

Phương pháp điều trị hội chứng Cushing

Để điều trị bệnh, bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nguyên, có thể bao gồm:

  • Khối u tuyến yên: phẫu thuật cắt bỏ tuyến yên hoặc xạ trị và điều trị bằng thuốc để thu nhỏ khối u và ngăn chặn chúng sản xuất hormone.

Điều trị hội chứng Cushing bằng cách giảm liều lượng thuốc Corticoid xuống từ từĐiều trị hội chứng Cushing bằng cách giảm liều lượng thuốc Corticoid xuống từ từ

  • Khối u tuyến thượng thận: phẫu thuật cắt bỏ khối u và dùng liệu pháp hormone thay thế trong thời gian ngắn.
  • Khối u sản xuất ACTH: phẫu thuật để loại bỏ khối u, sau đó có thể là hóa trị, liệu pháp miễn dịch và xạ trị. Thuốc có thể làm giảm khả năng tuyến thượng thận để tạo ra cortisol.
  • Xạ trị và phẫu thuật được áp dụng để loại bỏ các khối u và tuyến liên quan. Liệu pháp hormon thay thế liên tục là rất cần thiết sau phẫu thuật.
  • Liệu pháp hormone Glucocorticoid: ngưng dùng thuốc nhưng không nên dừng đột ngột vì có thể gây suy tuyến thượng thận cấp.

Hội chứng cushing nên ăn gì?

Chế độ ăn uống tuy không chữa khỏi tình trạng bệnh của bạn nhưng có thể giúp mức cortisol không tăng nhiều hơn hoặc giúp ngăn ngừa một số biến chứng.

  • Hội chứng Cushing làm tăng nguy cơ loãng xương, do đó người bệnh cần bổ sung tối thiểu lượng canxi khuyến nghị là 1.000 miligam mỗi ngày để duy trì khối lượng xương. Nguồn cung cấp canxi tốt nhất đó là các sản phẩm sữa ít béo, cá mòi có xương, các loại sữa và trái cây, đậu phụ, ngũ cốc, rau lá xanh như cải xoăn, cải xanh,...

Bổ sung canxi khi mắc bệnh để duy trì khối lượng xươngBổ sung canxi khi mắc bệnh để duy trì khối lượng xương

  • Kiểm soát lượng muối ăn vào: ăn nhiều muối có thể làm tăng nguy cơ huyết áp tăng, đây là một trong những vấn đề cần quan tâm ở người mắc hội chứng Cushing. Thực phẩm chế biến sẵn có hàm lượng natri rất cao như súp, phô mai, bánh mì, đồ ăn nhẹ, pizza, thịt muối,... hãy giảm lượng thức ăn nhiều muối, thay vào đó là tăng cường thức ăn nhiều chất xơ như rau củ, hoa quả,...

Phòng ngừa hội chứng Cushing

Ngoài chế độ ăn uống thì chế độ sinh hoạt hàng ngày cũng tác động phòng tránh hoặc hạn chế tiến triển hội chứng Cushing và bệnh Cushing, dưới đây là một số phương pháp phòng ngừa mà mọi người nên tham khảo và áp dụng:

  • Không tự ý dùng thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau hay thuốc dị ứng mà không được kê đơn, không dùng thuốc không rõ nguồn gốc, không có sự kiểm soát từ bác sĩ vì hầu hết chúng đều chứa Corticoid có thể dẫn đến suy tuyến thượng thận và biểu hình Cushing.
  • Tăng cường vận động, luyện tập thể thao hàng ngày.
  • Không tự ý dùng quá thuốc steroid trong thời gian dài.
  • Khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát huyết áp, đường huyết và đo mật độ xương.

Trên đây là những thông tin chi tiết về hội chứng Cushing. Mong rằng sẽ là những kiến thức bổ ích cho mỗi người trong vấn đề chăm sóc sức khỏe. Liên hệ tới số Hotline BVĐK Phương Đông 1900 1806 để được tư vấn chi tiết và đặt lịch khám sức khỏe.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
5,395

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám