Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì - Biện pháp khắc phục

Nguyễn Thị Vân Anh

29-08-2022

goole news
16

Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì là vấn đề làm cho nhiều bạn gái cũng như các bậc phụ huynh bối rối. Đây là hiện tượng không quá nghiêm trọng, các bạn nữ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên ta cũng cần có những điều chỉnh và hướng xử lý thích hợp nếu hiện tượng này.

Khái niệm rối loạn kinh nguyệt tuổi ở dậy thì  

Hành kinh là hiện tượng các lớp niêm mạc tử cung của phụ nữ bị bong ra theo chu kỳ. Do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, làm chảy máu từ buồng tử cung ra ngoài âm đạo của người phụ nữ. Quá trình này sẽ bắt đầu xảy ra khi bé gái bước vào độ tuổi dậy thì (khoảng từ 12 - 15 tuổi). Nếu dưới 8 tuổi thì được coi là có kinh sớm, trên 16 tuổi là có kinh trễ. Hiện tượng kinh nguyệt sẽ duy trì tới khi mãn kinh (45-55 tuổi). Mỗi chu kỳ kinh sẽ kéo dài từ 28-35 ngày, không trên 40 và không dưới 22 ngày trên một vòng kinh, thời gian hành kinh sẽ kéo dài 3 - 7 ngày. Máu kinh có màu đỏ tươi, không có mùi nồng hay hôi tanh. 

Kinh nguyệt bị rối loạn là điều các bạn gái tuổi mới lớn bối rốiKinh nguyệt bị rối loạn là điều các bạn gái tuổi mới lớn bối rối

Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì là khi lượng máu kinh, cũng như số ngày có kinh không diễn ra bình thường. Chu kỳ kinh có thể xuất hiện sớm hoặc muộn hơn, ngày hành kinh quá dài hoặc quá ngắn, lượng máu kinh ra quá nhiều hoặc quá ít,... Đây có thể là một dấu hiệu của nhiều bệnh lý, ảnh hưởng tới sinh lý, cơ thể, khả năng sinh sản của phụ nữ nếu không điều trị kịp lúc. 

Các dấu hiệu nhận biết rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì

Ở tuổi dậy thì, kinh nguyệt ở các bạn nữ rất dễ bị rối loạn. Việc kinh nguyệt không xuất hiện đúng ngày cụ thể hay khó có thể tính ngày rụng trứng sẽ có những triệu chứng phổ biến sau đây:

  • Chu kỳ kinh nguyệt thất thường: ngắn dưới 21 ngày hoặc có thể 2-3 tháng mới thấy kinh một lần, có khi tháng 2-3 lần hành kinh, lượng máu kinh cũng có thể ra ít hoặc nhiều. Lúc này, kinh nguyệt có thể kéo dài hơn 7 ngày hoặc ít hơn 3 ngày, rong huyết xuất hiện không theo chu kỳ.
  • Máu kinh ra ít hơn hoặc nhiều hơn 20ml.
  • Đau bụng kinh dữ dội. Có thể kèm theo buồn nôn, nôn, thậm chí ngất xỉu.
  • Nếu máu kinh có màu sắc bất thường, vón thành cục máu đông hoặc có màu đen,... thì đây có thể là biểu hiện đã mắc bệnh phụ khoa cần đi khám ngay lập tức.

Rối loạn kinh nguyệt gây đau tức ngực Rối loạn kinh nguyệt gây đau tức ngực 

Ngoài ra còn có những dấu hiệu cho thấy sự rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì như:

  • Vô kinh nguyên phát: Tức là bạn gái đến tuổi 18 nhưng chưa có dấu hiệu của kinh nguyệt
  • Vô kinh thứ phát: Đây là hiện tượng bất thường, khi bạn gái đang có kinh rất đều, đột ngột quá 3 tháng không có kinh lại. Hoặc với các bạn gái kinh nguyệt không đều, thì quá 6 tháng không thấy có kinh nguyệt.
  • Vô kinh giả: Hiện tượng này xảy ra khi màng kinh kín, trong khi máu vẫn ra, nhưng không chảy ra ngoài được. Hay còn gọi là bế kinh.
  • Thống kinh: Mệt mỏi, thiếu sức sống do đến kỳ kinh nguyệt đau bụng nhiều.
  • Kinh sớm: Những bé gái chưa đến 10 tuổi đã có kinh nguyệt gọi là kinh sớm.

Ảnh hưởng của cơ thể khi bị rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì 

Khi bị rối loạn kinh nguyệt cơ thể sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều và còn xuất hiện nhiều nguy cơ bệnh lý nguy hiểm.

  • Thiếu máu: Khi rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì kéo dài, nhất là trong trường hợp cường kinh, thì thiếu máu là hiện tượng đầu tiên và cũng khá nguy hiểm. Vì ra kinh nhiều nên khiến các bé gái phải thay băng vệ sinh trong 1-2h. Thiếu máu vì chu kỳ kinh cứ kéo dài có thể sẽ gây nên tình trạng luôn mệt mỏi, thiếu sức sống, chóng mặt, gây ảnh hưởng đến kết quả học tập của các bé. Nghiêm trọng hơn nếu cứ thiếu máu trong thời gian dài như vậy sẽ gây nên thiếu máu mãn tính, và những hậu quả liên quan đến tim mạch, thận,...

Rong kinh và cường kinh kéo dài gây có thể nên thiếu máu trầm trọngRong kinh và cường kinh kéo dài gây có thể nên thiếu máu trầm trọng

  • Viêm nhiễm phụ khoa: chu kỳ kinh bất thường đôi khi là do vùng kín không được vệ sinh sạch sẽ. Từ đó dễ bị nhiễm khuẩn gây nên những bệnh lý phụ khoa như: viêm buồng trứng, u niêm mạc tử cung, viêm âm đạo
  • Nguy cơ vô sinh: Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì có thể do viêm nhiễm tắc vòi tử cung. Hoặc việc tính ngày rụng trứng khó khăn, hoặc đối với hiện tượng kinh thưa có thể do gặp phải bệnh lý buồng trứng đa nang…, gây ảnh hưởng đến khả năng có thai. 

Rối loạn kinh nguyệt trong thời gian dài có thể dẫn tới vô sinh của nữ giớiRối loạn kinh nguyệt trong thời gian dài có thể dẫn tới vô sinh của nữ giới

  • Bệnh da liễu - nổi mụn trứng cá, mụn bọc viêm: Nổi mụn trong thời điểm dậy thì báo hiệu cơ thể đang bị rối loạn nội tiết tố. Khi nội tiết tố nữ bị rối loạn, làm ảnh hưởng đến hormone tuyến giáp (hormone tham gia vào quá trình trao đổi chất của cơ thể). Khi hormone này bị mất sự cân bằng, thì nó sẽ cản trở quá trình trao đổi chất làm da không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Từ đó làm tăng tiết bã nhờn, dầu thừa gây bít tắc lỗ chân lông, tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn trên bề mặt da sinh sôi, nảy nở gây nổi mụn. Loại mụn hay gặp là mụn trứng cá, mụn bọc viêm (có thể xảy ra cả bé trai và bé gái). Làm đau rát, mưng mủ, nghiêm trọng hơn có thể viêm da, nhiễm trùng, làm bản thân mất tự tin, mặc cảm. 

Rối loạn nội tiết tố làm da nổi nhiều mụn bọc, mụn viêmRối loạn nội tiết tố làm da nổi nhiều mụn bọc, mụn viêm

Những nguyên nhân gây nên rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì

Tình trạng kinh nguyệt do sự thống nhất của trục các cơ quan từ hạ đồi - tuyến yên - buồng trứng. Đối với các bé, khi hệ thống cơ quan này chưa trưởng thành sẽ làm cho kinh nguyệt hay bị rối loạn. 

  • Bất thường về bộ phận sinh dục của bé gái: nguyên nhân này khá ít gặp nhưng ta có thể nêu lên một vài bệnh: u xơ, bất thường nội mạc, buồng trứng đa nang,... hoặc do kích thước và vị trí của tử cung (quá gập ra trước hoặc sau). Khi kinh nguyệt được đẩy ra ngoài, thì tử cung phải co bóp, gây nên sự đau bụng khi hành kinh.

Khi ở tuổi dậy thì rong kinh kéo dài cần để ý và loại trừ những yếu tố bất thường. Nhất là nguy cơ về những bệnh rối loạn đông máu, trong tình trạng rong kinh hoặc rối loạn buồng trứng. Đối với nguyên nhân rối loạn buồng trứng ở tuổi dậy thì, thì nguyên nhân này xuất hiện khá tương đồng ở cả hai hiện tượng rong kinh.

Tử cung bình thường với viêm tử cung Tử cung bình thường với viêm tử cung 

Ngoài những nguyên nhân liên quan đến các bệnh lý phụ khoa trên thì còn có các nguyên nhân gây nên khác như: 

  • Thói quen sinh hoạt: các bé thường thức khuya, ngủ muộn vì xem phim, đọc sách, học bài; tập thể dục, thể thao quá độ; ăn uống không đủ chất, hay ăn vặt, những đồ cay nóng, thức ăn nhanh,… cũng sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
  • Stress, áp lực: Dù là các bé ở tuổi dậy thì, hay các chị em phụ nữ trong giai đoạn sinh đẻ, cả giai đoạn mãn kinh, tiền mãn kinh, thì yếu tố tâm lý cũng góp một phần không nhỏ trong chu kỳ kinh nguyệt. Khi mình lo lắng, muộn phiền,… cũng có thể gây ảnh hưởng kinh nguyệt. Thì đối với các bé, hiện tượng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì có thể do stress, áp lực học hành gây nên vì các giai đoạn thi cử quan trọng như: thi lên cấp 2, cấp 3, thi học sinh giỏi,… Bên cạnh đó có thể do áp lực từ những biến cố gia đình, nhạy cảm hơn, giận dỗi vì bị ba mẹ la mắng, khiển trách hoặc “thất tình” cũng có thể gây nên rối loạn kinh nguyệt.

Tâm lý căng thẳng, áp lực cũng gây nên tình trạng này Tâm lý căng thẳng, áp lực cũng gây nên tình trạng này 

  • Tử cung hàn lạnh: Thói quen tắm muộn sau 8h tối, uống nước đá, nước lạnh, trà sữa. Hoặc phong cách ăn mặc, phối đồ, hay mặc những loại áo hở bụng, đi ra ngoài nhiều hoặc ngồi trong môi trường máy lạnh lâu. Nhưng tử cung lại chuộng môi trường ấm nóng, nếu bị lạnh sẽ có rất nhiều vấn đề xảy ra, nhất là ung thư vì các tế bào ung thư cũng cực kỳ thích những môi trường lạnh.

Nếu bé có bị rong kinh hay cường kinh kéo dài cần được đưa đi khám, tìm ra xem có nguyên nhân để điều trị phù hợp, tránh tình trạng kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các cháu bé. 

Phòng ngừa và cách điều trị hiệu quả rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì

Một đặc điểm ở trường hợp bệnh lý phụ khoa ở trẻ em, giai đoạn đầu, có thể có rối loạn và đi kèm là những cơn đau, rong kinh,… Nhưng chỉ ở mức độ vừa phải, vẫn có thể chịu đựng được. Kết hợp với đó là suy nghĩ: “rối loạn kinh nguyệt là điều hiển nhiên, bình thường, ai cũng phải bị như vậy” nên nhiều người sẽ chủ quan không đi khám. Nếu để kéo dài sẽ gây nhiều nhiều kết quả xấu. Tuy nhiên không nên để các bé có tâm lý nặng nề về bệnh sẽ càng làm tình trạng rối loạn trở lên xấu đi.

Cách điều trị 

Cách phòng tránh trên cũng là những cách điều trị lâu dài và hiệu quả, ngoài ra cần can thiệp điều trị bằng những loại thuốc như:

  • Thuốc giảm đau: Khi bị đau bụng dữ dội, thì các bé gái cũng cần được uống thuốc giảm đau kinh nguyệt, để tránh sự mệt mỏi, kiệt sức mà thời kỳ kinh nguyệt đem lại.
  • Thực phẩm chức năng nội tiết tố: Đây cũng là giải pháp hữu hiệu, giúp điều hòa nội tiết tố trong cơ thể giúp chứng rối loạn kinh nguyệt được giảm.

Cách phòng tránh

Để phòng tránh những rủi ro nguy hiểm của tình trạng này các vị phụ huynh và các bé gái cần lưu ý:

  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý khoa học, đầy đủ dinh dưỡng: Khi có chế độ ăn uống lành mạnh, thì không chỉ rối loạn kinh nguyệt mà những bệnh khác cũng sẽ không xuất hiện. Trong thời kỳ đèn đỏ cần chú ý hơn tới những thực phẩm giàu chất sắt để bù lại lượng máu đã mất như: thịt bò, cà rốt, bí đỏ,... Ngoài ra các loại ngũ cốc, rau xanh cũng bổ sung rất nhiều vitamin, khoáng chất cho cơ thể, nhất là đậu nành rất tốt cho nội tiết tố của nữ giới. Uống đủ nước mỗi ngày giúp việc đào thải độc tố tốt hơn.
  • Thói quen sinh hoạt lành mạnh: Cần phân chia ăn ngủ nghỉ hợp lý. Ngủ đủ 8 tiếng một ngày. Ngủ sớm để dậy sớm rèn luyện thể thao nâng cao thể chất. Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, ma túy đá,...

Liên hệ với bác sĩ để có phương án điều trị phù hợp nhất với từng ngườiLiên hệ với bác sĩ để có phương án điều trị phù hợp nhất với từng người

  • Vệ sinh vùng kín: Vùng kín dù trong ngày đèn đỏ hay ngày thường cũng cần quan tâm, vệ sinh sạch sẽ ít nhất ngày 2 lần. Không nên vệ sinh thái quá hay thụt rửa sâu vì sẽ càng làm vi khuẩn dễ xâm nhập. Nên chọn những loại nước rửa vệ sinh lành tính không quá nhiều mùi hóa chất.
  • Gia đình cần hướng dẫn các bé: về việc hướng dẫn vệ sinh vùng kín đúng cách, cũng như việc quan hệ tình dục không an toàn ở tuổi này sẽ có thai ngoài ý muốn là rất cần thiết. Và việc có thai ở tuổi này thì có nhiều điều nguy hiểm. Ngoài ra gia đình nên tạo cho các bé gái tâm lý vui vẻ đừng quá tạo áp lực cho bé.

Kết luận lại, để biết chính xác rối loạn kinh nguyệt do yếu tố gì, cũng như rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì đã gây ra những ảnh hưởng gì, các bậc phụ huynh cũng nên chú ý đưa các cháu đi khám, để thực hiện một số các xét nghiệm lâm sàng khác theo chỉ định điều trị của bác sĩ. Để đặt lịch thăm khám tại BVĐK Phương Đông, Quý khách vui lòng bấm số 1900 1806. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

2,635

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

TTUT. Bác sĩ CKII

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

Khoa Phụ Sản

TTUT. Bác sĩ CKII

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

Khoa Phụ Sản
19001806 Đặt lịch khám