Khối sùi vòm họng thường biểu hiện qua các triệu chứng như cảm giác vướng víu, khó nuốt, đau họng, khàn tiếng hoặc thậm chí là chảy máu cam. Đây là bệnh lý thường gặp, đặc trưng bởi sự tăng sinh bất thường của các tế bào biểu mô ở vòm mũi họng. Tuỳ thuộc vào vị trí, kích thước và mức độ xâm lấn của khối sùi để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Có khối sùi vòm họng là đang mắc bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Khối sùi vòm họng là tình trạng tế bào xâm nhập với số lượng lớn và cường độ mạnh mẽ gây ra các khối u nhú như những khối sùi lớn (sùi VA hay phì đại VA). Bệnh thường xuất hiện ở người lớn hơn là trẻ em khi diễn biến viêm họng tiến triển phức tạp khiến người bệnh có các triệu chứng như:
- Sốt
- Đau họng
- Nghẹt mũi
- Đau tai
- Chán ăn, khó nuốt,...

Khối sùi vòm họng báo hiệu nhiều vấn đề sức khỏe
Đây là bệnh lý nghiêm trọng thường khiến bạn không thở được và gặp các biến chứng như hôi miệng, nứt môi, khô miệng, chảy nước mũi (trắng đục, vàng hoặc canh), nghẹt mũi,... Đối với khối sùi vòm họng ở trẻ em, bạn có thể mắc các vấn đề sức khoẻ như:
- Ngủ không ngon giấc, hay giật mình
- Ngủ ngáy nhiều, miệng không khép
- Ngưng thở khi ngủ
Việc điều trị bệnh lý phải được triển khai càng sớm càng tốt. Nếu không, biến chứng của bệnh sẽ nguy hiểm hơn như:
- Viêm tai giữa cấp tính: Tai giữa bị viêm do có mủ do bít tắc lỗ thông khí vào tai, không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến suy giảm thính lực
- Viêm mũi, viêm xoang: Nếu tình trạng này kéo dài, người bệnh không thở được bằng mũi mà phải thở bằng miệng dễ khiến chóp mũi bị nhỏ đi
- Viêm thanh quản, khí quản
- Xương hàm phát triển kém, hàm trên mọc không đều, cằm nhô và ro hơn nữa tạo thành kiểu mặt đặc trưng của trẻ bị viêm VA

Viêm tai giữa là một trong các biến chứng thường gặp của khối sùi vòm họng
Tại sao lại có khối sùi vòm họng?
Khối sùi vòm họng là tình trạng tổ chức lympho ở vòm mũi họng bị viêm và phát triển quá mức thành các khối lớn, cản trở việc hít thở của người bệnh. Chi tiết hơn thì bệnh lý hình thành khi khu vực họng bị sưng to và nhiễm trùng do vi khuẩn Streptococcus gây ra. Đồng thời, các loại virus Epstein Barr, virus adeno và virus rhino gây ra. Mặt khác, bệnh sùi vòm họng ở người lớn cũng có thể do nhiễm trùng mạn tính hoặc dị ứng, môi trường sống ô nhiễm hay thói quen hút thuốc tác động thành.
Chẩn đoán và điều trị các trường hợp có u sùi vòm họng
Khối sùi vòm họng là bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng vẫn cần được chẩn đoán sớm bằng cách:
- Kiểm tra cổ họng bằng cách dùng gạc lấy mẫu vi khuẩn và các vi sinh vật khác
- Xét nghiệm máu xác định sự hiện diện của vi khuẩn hoặc virus nhiễm trùng
- Chụp X quang đầu cổ để xác định kích thước của khối sùi vòm họng và kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng

Bệnh nhân sẽ được khám lâm sàng tai mũi họng và thực hiện các chỉ định theo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa
Nếu bệnh lý nghiêm trọng thì trẻ cần phải trải qua giai đoạn kiểm tra nhịp thở và sóng não khi ngủ bằng điện cực để xác định tình trạng ngưng thở khi ngủ. Nếu kết quả kiểm tra cảnh báo các dấu hiệu đáng ngờ, trẻ cần qua đêm ở Bệnh viện để được các bác sĩ hỗ trợ kịp thời.
Tuỳ tình trạng ca bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp. Nếu bạn không may mắc bệnh sùi vòm họng, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc corticosteroid hay thuốc kháng sinh. Trong trường hợp khối sùi vòm họng
Cách phòng ngừa khỏi các khối sùi vòm họng?
Để phòng tránh các bệnh lý hiệu quả, bạn cần hạn chế tối đa không tiếp xúc với các tác nhân gây nhiễm trùng và dị ứng bằng các phương pháp sau:
- Áp dụng chế độ ăn uống khoa học, bao gồm:
- Uống đủ nước mỗi ngày.
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi.
- Hạn chế đồ ăn cay nóng, đồ uống có ga, rượu bia.
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất.
- Duy trì tập luyện thể dục đều đặn:
- Tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
- Giúp hệ hô hấp hoạt động tốt hơn.
- Ngủ đủ giấc để giúp cơ thể phục hồi và chống lại bệnh tật.
- Tránh căng thẳng kéo dài có thể làm suy giảm hệ miễn dịch.
- Vệ sinh răng miệng hàng ngày: Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và dùng chỉ nha khoa.
- Rửa tay thường xuyên: Đặc biệt trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Súc miệng bằng nước muối, giúp làm sạch khoang miệng và họng.
- Kiêng các loại thuốc lá, rượu bia và chất gây nghiện.

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày là cách đơn giản nhất để phòng ngừa các bệnh lý mũi họng
Ngoài ra, bạn có thể chủ động kiểm soát các nguy cơ mắc khối sùi vòm họng bằng cách chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ. Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ thăm khám Tai mũi họng uy tín, gợi ý bạn đến Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện đa khoa Phương Đông. Đây là Khoa được đầu tư cơ sở vật chất hiện đại và quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao luôn sẵn sàng đem đến trải nghiệm y tế tốt nhất cho mọi khách hàng.
Có thể nói, khối sùi vòm họng là tình trạng xuất hiện các khối u nhỏ ở vòm họng. Chúng có thể gây ra các triệu chứng như khó nuốt, đau họng, khàn tiếng. Nguyên nhân thường do nhiễm virus, vệ sinh kém hoặc các yếu tố nguy cơ khác. Để phòng ngừa, bạn nên giữ vệ sinh răng miệng tốt, hạn chế tiếp xúc với các chất kích thích và đi khám sức khỏe định kỳ.