Vòm họng có nốt đó là tín hiệu cảnh báo hệ hô hấp con người đang gặp vấn đề, mắc các bệnh lý cần được điều trị kịp thời ngừa diễn tiến nguy hiểm. Trong bài viết này, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ chia sẻ chi tiết hơn các triệu chứng kèm theo, nguyên nhân cũng như cách chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa hiệu quả.
Biểu hiện của vòm họng có nốt đỏ
Vòm họng có nốt đỏ là biểu hiện điển hình của bệnh viêm họng hạt hoặc nhưng bệnh lý vòm họng khác, trong đó nguy hiểm nhất là ung thư vòm họng. Nếu xuất hiện thêm các triệu chứng khác dưới đây bạn cần nhanh chóng thăm khám và điều trị:
- Viêm họng
- Hạch bạch huyết bị sưng
- Nổi đốm đỏ quanh vòm miệng
- Nổi hạt trắng ở cổ họng
- Sốt, đau đầu
Những biểu hiện cần chú ý bên cạnh vòm họng có nốt đỏ
Nguyên nhân vòm họng nổi cục đỏ
Để xác định phương hướng điều trị vòm họng có nốt đỏ, bệnh nhân cần được chẩn đoán nguyên nhân gây nên tình trạng. Những bệnh lý phổ biến gây bệnh mà bạn không thể bỏ qua bao gồm:
Bệnh Herpangina
Bệnh Herpangina gây ra bởi virus, thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Bệnh khởi phát kèm các triệu chứng khó chịu như nổi cục đỏ trong vòm họng, loét hoặc mọc mụn rộp ở phía trên hoặc sau cổ họng.
Bệnh Herpangina khiến người bệnh nổi cục đỏ, lở loét hoặc mụn rộp
Ngoài ra người bệnh có thể nhận biết kèm các triệu chứng khác như đau đầu, đau họng, đau cổ, sốt cao, hạch bạch huyết sưng đau. Khi này bạn cần nhanh chóng di chuyển đến bệnh viện, khám và nhận điều trị.
Liên cầu khuẩn
Liên cầu khuẩn là bệnh gây ra bởi vi khuẩn Streptococcus, xuất hiện tình trạng nhiễm trùng. Ngoài biểu hiện chính là đau, sốt, ngứa họng dai dẳng, bệnh nhân còn có thể gặp các vấn đề khác như:
- Chằng chịt các nốt đỏ phía sau vòm miệng
- Sưng amidan
- Vòm họng có các mảng trắng
- Amidan sưng to
- Hạch bạch huyết sưng to
- Khó nuốt
- Đau đầu
- Sốt
- Mệt mỏi, suy nhược cơ thể
Bệnh tay chân miệng
Tay chân miệng là bệnh lây nhiễm virus phổ biến ở trẻ nhỏ, khiến vòm họng xuất hiện các đốm đỏ hoặc mụn nước. Bệnh dễ dàng lây lan qua tiếp xúc với tay, phân, dịch mũi hoặc nước bọt người bệnh.
Nổi nốt đỏ trong họng có thể do trẻ mắc bệnh tay chân miệng
Một số triệu chứng điển hình của trẻ nhỏ nhiễm bệnh như sổ mũi, sốt, mệt mỏi, đau họng, đau cơ, chán ăn,... Phụ huynh tuyệt đối không chủ quan, nếu nghi ngờ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám và điều trị.
Ung thư miệng
Vòm họng có nốt đỏ kèm màng trắng bên trong cổ họng, xuất hiện viêm loét, bạn có thể nghi ngờ bệnh ung thư miệng. Đây là căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh nên cần phát hiện và can thiệp sớm.
Bệnh nhân có thể nhận biết thêm dựa vào các triệu chứng dưới đây:
- Nuốt khó
- Sờ thấy khối u ở cổ
- Lung lay răng
- Các vết loét khó hồi phục
- Khoang miệng có cảm giác tê
- Sụt cân không rõ nguyên nhân
- Kiệt sức, mệt mỏi kéo dài,...
Chẩn đoán và hướng điều trị cổ họng nổi cục đỏ
Chẩn đoán sớm là công tác quan trọng, tối ưu hiệu quả trong quá trình điều trị vòm họng có nốt đỏ. Khi di chuyển đến bệnh viện, trước tiên bác sĩ sẽ dựa vào biểu hiện lâm sàng để chỉ định xét nghiệm phù hợp, đem mẫu phẩm đi nuôi cấy để thu kết quả chính xác.
Phần lớn người bệnh vòm họng nổi cục đỏ do vi khuẩn được chỉ định dùng thuốc kháng sinh. Nếu xuất hiện kèm theo các triệu chứng sốt, đau đầu,... bác sĩ sẽ hướng dẫn sử dụng thêm các loại thuốc không kê đơn, giúp người bệnh thoải mái hơn.
Phương pháp chẩn đoán và điều trị nốt đỏ bên trong vòm họng
Trong thời gian điều trị, bạn cũng cần lưu ý:
- Không sử dụng tay hay đồ vật tác động vào khu vực bị nổi nốt, hạt đỏ, làm trầm trọng hơn tình trạng viêm nhiễm.
- Ưu tiên tiêu thụ đồ ăn mềm, dễ nuốt như cháo, súp, hỗ trợ việc ăn uống dễ dàng và giảm áp lực cho hệ tiêu hóa.
- Kiêng đồ ăn cay nóng, chất kích thích như rượu bia, cà phê, đồ lạnh khiến nốt đỏ trở nên nghiêm trọng hơn.
- Kiêng nói nhiều, hét to trong thời gian này.
Biện pháp phòng ngừa cổ họng nổi cục đỏ
Vòm họng có nốt đỏ có thể chủ động phòng ngừa với các biện pháp đơn giản hàng ngày như:
- Đánh răng đều đặn mỗi ngày 2 lần sáng và tối.
- Súc miệng với nước muối pha loãng hoặc dung dịch vệ sinh răng miệng ít nhất 1 lần/ngày.
- Cung cấp trung bình 2 lít nước/ngày cho cơ thể.
- Dừng việc hút thuốc lá, thuốc lào.
- Kiêng rượu bia hoặc tiêu thụ trong ngưỡng cho phép.
- Định kỳ khám răng miệng 6 tháng/lần.
- Luôn giữ thói quen đeo khẩu trang khi đến những nơi công cộng, nơi ô nhiễm không khí hoặc nhiều khói bụi.
- Đều đặn tập thể dục mỗi ngày, trung bình 30 - 60 phút để tăng cường sức đề kháng.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh lý khiến vòm họng nổi cục đỏ
Vòm họng có nốt đỏ cảnh báo các vấn đề liên quan đến hệ hô hấp, bao gồm lành tính và ác tính nên không thể chủ quan. Người bệnh hoặc gia đình nếu nhận thấy các biểu hiện bất thường cần nhanh chóng thăm khám chuyên khoa, chẩn đoán và điều trị.