Kinh nguyệt lần đầu tiên ở bé gái: Tất cả những điều cần biết

Bích Ngọc

30-07-2024

goole news
16

Kinh nguyệt lần đầu tiên có thể khiến nhiều bé gái cảm thấy bối rối, lo lắng. Vì đây là cột mốc phát triển quan trọng, nên mẹ cần ở bên cạnh chia sẻ những thông tin và trang bị kiến thức cho trẻ về cách chăm sóc sức khỏe ở lần đầu có kinh nguyệt. Bài viết này của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ tổng hợp những thông tin quan trọng về lần đầu có kinh nguyệt giúp mẹ và trẻ có thể tham khảo. 

Tổng quan về kinh nguyệt và chu kỳ kinh nguyệt

Kinh nguyệt là hiện tượng lớp niêm mạc tử cung bong tróc hàng tháng ở phụ nữ. Máu kinh bao gồm máu và mô niêm mạc tử cung, chúng chảy từ tử cung qua cổ tử cung và ra khỏi cơ thể bằng ngả âm đạo. 

Chu kỳ kinh nguyệt là một phần quan trọng đối với phụ nữ vì cần thiết cho quá trình mang thai và sinh sản. Chu kỳ hành kinh sẽ có những đặc điểm khác nhau ở mỗi người. Thông thường, một chu kỳ kinh nguyệt trung bình khoảng 28 ngày và hành kinh diễn ra 3-5 ngày. 

Có kinh nguyệt lần đầu là hiện tượng xảy ra khi rụng trứng lần đầu tiên. Trước đó, buồng trứng sẽ giải phóng trứng ra ống dẫn trứng và di chuyển xuống tử cung. Đồng thời, chu kỳ kinh nguyệt sẽ bắt đầu khi buồng trứng tiết nội tiết tố estrogen và progesterone để lớp niêm mạc dày lên. 

Kinh nguyệt lần đầu tiên là dấu mốc đánh dấu trẻ đã có khả năng sinh sảnKinh nguyệt lần đầu tiên là dấu mốc đánh dấu trẻ đã có khả năng sinh sản

Khi nào bé gái có kinh nguyệt lần đầu tiên?

Độ tuổi dậy thì ở trẻ em bắt đầu từ khoảng 13-15 tuổi. Hiện nay, độ tuổi dậy thì ở bé gái thường sớm hơn, khoảng 9-13 tuổi. Lúc này, trẻ sẽ có những thay đổi nhất định trên cơ thể như chiều cao tăng nhanh, ngực nhú, mọc lông mu,... Và sự thay đổi lớn nhất là chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên. 

Hầu hết, các bé gái sẽ có kinh lần đầu trong khoảng từ 11-15 tuổi, tuy nhiên vẫn có trường hợp sớm hơn hoặc muộn hơn. Chu kỳ kinh nguyệt lần đầu đến sớm hay muộn do nhiều yếu tố khác nhau như di truyền, môi trường sống, chế độ dinh dưỡng. 

Chính vì vậy, khi bé gái trong độ tuổi này, cha mẹ nên chú ý đến sự phát triển của con. Đồng hành cùng bé trong giai đoạn phát triển quan trọng, cũng như chia sẻ những kiến thức giáo dục giới tính cho trẻ. 

Dấu hiệu lần đầu tiên có kinh nguyệt

Kinh nguyệt là kết quả của quá trình dậy thì, do đó việc có kinh nguyệt lần đầu tiên sẽ giúp xác định trẻ đã dậy thì hay chưa. Tuy nhiên, dấu hiệu sắp có kinh nguyệt lần đầu không quá rõ ràng. Dù vậy, nhiều trẻ sẽ có những dấu hiệu của hội chứng tiền kinh nguyệt. Dưới đây là một số dấu hiệu trẻ sắp hành kinh lần đầu: 

  • Cơ thể mệt mỏi, khó ngủ. 
  • Cảm giác khó chịu, lo lắng hoặc hay cáu giận. 
  • Cảm thấy đầy hơi hoặc đau bụng. 
  • Đau ngực.
  • Đau đầu. 
  • Tóc nhờn.
  • Da nổi nhiều đốm.
  • Khẩu vị thay đổi và có ham muốn tình dục. 

Một số dấu hiệu của hội chứng tiền kinh nguyệt có thể xuất hiệnMột số dấu hiệu của hội chứng tiền kinh nguyệt có thể xuất hiện

Ngoài ra, bé gái cũng có thể xác định thời điểm lần đầu hành kinh qua đặc điểm như: 

  • Nổi mụn trứng cá.
  • Nang lông phát triển, mọc lông mu, lông nách. 
  • Ngực, mông và đùi nảy nở. 

Nếu có các thắc mắc nào khác thì đừng ngần ngại để lại thông tin tại phần Đặt lịch khám hoặc bấm máy gọi tới Hotline 1900 1806 của Phương Đông để được hỗ trợ.

Nên làm gì khi có kinh nguyệt lần đầu tiên?

Trong lần đầu xuất hiện kinh nguyệt, chắc hẳn nhiều bé gái cảm thấy bối rối, bỡ ngỡ. Lúc này, cha mẹ cần trang bị cho trẻ những kiến thức cần thiết và điều nên làm khi có kinh nguyệt. Cụ thể như: 

  • Chuẩn bị tâm lý: Khi trẻ bắt đầu có những sự thay đổi trên cơ thể, mẹ nên trò chuyện, trao đổi với bé về tuổi dậy thì, kinh nguyệt, những sự thay đổi trên cơ thể. Từ đó, bé hiểu và chấp nhận sự thay đổi lớn của mình. Có nhiều bé gái cảm thấy sợ hãi, lo lắng khi chưa chuẩn bị tâm lý về lần đầu có kinh nguyệt.
  • Trang bị kiến thức: Bên cạnh chuẩn bị về tâm lý, mẹ cũng nên chia sẻ những kiến thức cần thiết về kinh nguyệt, dậy thì, cách bảo vệ cơ thể,... 
  • Cách xử lý khi có kinh nguyệt lần đầu: Đây là điều quan trọng với lần đầu có kinh nguyệt ở các bé gái. Mẹ có thể giới thiệu băng vệ sinh và cách sử dụng để khi xuất hiện tình trạng hành kinh, trẻ có thể tự xử lý và không bối rối ở lần đầu. 

Kinh nguyệt lần đầu tiên như là một dấu mốc đánh dấu sự trưởng thành của mỗi bé gái. Chính vì vậy, việc chuẩn bị sẵn tâm lý, kiến thức và cách xử lý khi kinh nguyệt xuất hiện là điều rất quan trọng. Từ đó, trẻ sẽ không còn cảm giác lo lắng, sợ hãi và bối rối. 

Mẹ cần trang bị cho trẻ tâm lý, kiến thức và cách xử lý khi kinh nguyệt xuất hiệnMẹ cần trang bị cho trẻ tâm lý, kiến thức và cách xử lý khi kinh nguyệt xuất hiện

Những câu hỏi thường gặp

Kinh nguyệt lần đầu tiên sẽ kéo dài trong bao lâu?

Trong kinh nguyệt lần đầu tiên thường không kéo dài lâu, chỉ trong một vài ngày. Lượng máu trong những kỳ hành kinh cũng rất ít, đôi khi chỉ vài vệt máu nâu đỏ. 

Sau khoảng vài năm, thời gian và lượng máu kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài và ổn định hơn. Thời gian hành kinh kéo dài từ 2-7 ngày là bình thường. 

Lần đầu có kinh nguyệt có chảy nhiều máu không?

Ở lần đầu tiên có kinh nguyệt thường sẽ không chảy quá nhiều máu. Nếu lượng máu quá nhiều, trẻ nên thay băng vệ sinh thường xuyên hơn, khoảng 1-2 giờ. Nếu tình trạng hành kinh kéo dài hơn 7 ngày, mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được bác sĩ thăm khám và kiểm tra tình trạng. 

Lượng kinh nguyệt lần đầu tiên thường không quá nhiều và kéo dàiLượng kinh nguyệt lần đầu tiên thường không quá nhiều và kéo dài

Xem thêm:

Kinh nguyệt không đều sau lần đầu có kinh nguyệt có sao không?

Sau lần đầu tiên có kinh nguyệt, nhiều trẻ gặp tình trạng kinh nguyệt không đều trong những năm đầu. Đây là điều khá bình thường. Chu kỳ kinh nguyệt không đều, có thể ngắn nhất là 21 ngày và dài nhất là 45 ngày, thậm chí còn lâu hơn. 

Tình trạng kinh nguyệt không đều là do lượng hormone trong cơ thể chưa ổn định. Mẹ và bé không nên quá lo lắng vì chu kỳ kinh sẽ đều sau 2-3 năm đầu tiên, khi bé phát triển gần như hoàn toàn. 

Mặc dù kinh nguyệt không đều trong 3 năm đầu tiên là bình thường nhưng nếu trẻ không xuất hiện kinh nguyệt hơn 6 tháng. Mẹ nên đưa trẻ đi khám để bác sĩ xác định nguyên nhân và có phương án xử lý phù hợp. 

Khi nào cần đưa bé gái có kinh nguyệt lần đầu tiên đi khám?

Hầu hết, xuất hiện kinh nguyệt lần đầu tiên không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Mặc dù vậy, mẹ nên đưa trẻ đi khám trong những trường hợp sau: 

  • Chưa xuất hiện kinh nguyệt lần đầu khi đã quá 15 tuổi. 
  • Hành kinh hơn 2 năm nhưng chu kỳ kinh nguyệt chưa đều. 
  • Ra máu bất thường giữa chu kỳ. 
  • Khi hành kinh, bị chuột rút nghiêm trọng. 
  • Lượng máu quá nhiều trong lần đầu tiên hành kinh. 
  • Thời gian hành kinh lần đầu tiên lâu hơn 1 tuần. 
  • Có những triệu chứng trước và trong khi hành kinh như đau bụng, đau lưng, đau ngực,... dữ dội và gây cản trở trong hoạt động hàng ngày. 

Nếu có bát kỳ dấu hiệu bất thường cần đưa trẻ đi thăm khámNếu có bát kỳ dấu hiệu bất thường cần đưa trẻ đi thăm khám

Khi trẻ có kinh nguyệt lần đầu tiên, đây là dấu mốc đánh dấu sự phát triển cơ thể và khả năng sinh sản đã sẵn sàng hoạt động. Do đó, cha mẹ nên đồng hành cùng con trong giai đoạn phát triển này vì lúc này trẻ sẽ khá nhạy cảm. Đặc biệt, cha mẹ cần trang bị cho con tâm lý, kiến thức và cách xử lý khi xuất hiện kinh nguyệt lần đầu để tránh tình trạng bối rối, lo lắng. 

Qua bài viết này của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, hy vọng cha mẹ đã có thêm kiến thức và kinh nghiệm xử lý khi xuất hiện kinh nguyệt lần đầu tiên. Trong giai đoạn này, sự đồng hành, chia sẻ của cha mẹ là điều quan trọng đối với trẻ. Nếu thấy có những dấu hiệu bất thường trong quá trình phát triển, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và can thiệp điều trị kịp thời. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
465

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám