Hội chứng tiền kinh nguyệt: Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa

Phan Thị Hoàn

27-07-2024

goole news
16

Hội chứng tiền kinh nguyệt bao gồm các triệu chứng như đau đầu, đau bụng, dễ cáu gắt, thường xuất hiện vào khoảng thời gian nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. Những biểu hiện này gây nhiều khó chịu về mặt thể chất, tinh thần và cảm xúc, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của chị em.

Hội chứng tiền kinh nguyệt là gì?

Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) là một tình trạng thể chất và tâm lý thường xảy ra trong nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt, thường là từ 7 đến 10 ngày trước khi kỳ kinh bắt đầu và thường giảm dần sau vài giờ của ngày hành kinh đầu tiên.

Những đặc điểm chính của hội chứng tiền kinh nguyệt bao gồm đau bụng, đau đầu, dễ cáu gắt, chán nản. Hầu hết chị em đều trải qua hội chứng tiền kinh nguyệt ở mức độ nhẹ và có thể tự điều tiết. Tuy nhiên, ở một số chị em có thể gặp phải những rối loạn nghiêm trọng hơn, được gọi là rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt.

Hội chứng tiền kinh nguyệt pms là gì?

Hội chứng tiền kinh nguyệt pms là gì?

Những nguyên nhân nào dẫn đến triệu chứng tiền kinh nguyệt?

Nguyên nhân của hội chứng tiền kinh nguyệt cho đến nay vẫn chưa được hiểu rõ, tuy nhiên phần lớn các chuyên gia cho rằng nó có thể liên quan đến sự thay đổi của các yếu tố nội sinh trong cơ thể như:

Do cơ địa hoặc có thể do di truyền

Yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân gây ra hội chứng tiền kinh nguyệt. Các nghiên cứu cho thấy nếu mẹ hoặc chị em gái ruột của bạn có hội chứng tiền kinh nguyệt, bạn có tỷ lệ khoảng 56% có thể gặp các biểu hiện tương tự.

Nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt có sự biến đổi 

Nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt được đặc trưng bởi pha hoàng thể với sự gia tăng nồng độ progesterone, hormone sinh dục nữ và duy trì nồng độ estrogen ở mức độ ổn định.

  • Khoảng 7 - 10 ngày trước khi hành kinh, cả hai hormone này giảm đột ngột, gây ra hội chứng tiền kinh nguyệt khiến cơ thể phụ nữ không kịp thích nghi. Do đó, hội chứng này thường biến mất trong thai kỳ và mãn kinh.
  • Hơn nữa, estrogen và progesterone còn ảnh hưởng đến các hormone điều tiết cân bằng nước và muối trong cơ thể như aldosteron và ADH, có thể dẫn đến các triệu chứng tích nước, đầy hơi, phù.

Thiếu hụt magie hoặc calcium

  • Trong giai đoạn hoàng thể của chu kỳ kinh nguyệt, nồng độ calcium và magie thường có xu hướng giảm hơn so với các giai đoạn khác.
  • Ở phụ nữ mắc hội chứng tiền kinh nguyệt, nồng độ hai chất này trong huyết thanh thường thấp hơn đáng kể so với những phụ nữ bình thường.
  • Hơn nữa, việc bổ sung đầy đủ calcium, vitamin D3 và magie trong chế độ ăn uống đã được chứng minh giúp giảm thiểu các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt.

Thiếu serotonin

  • Trong giai đoạn hoàng thể của nửa sau chu kỳ kinh nguyệt, não bộ thường giảm sản xuất serotonin - một chất dẫn truyền thần kinh.
  • Sự giảm nồng độ serotonin có thể dẫn đến các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt như mất ngủ, suy giảm trí nhớ, cảm thấy buồn hoặc mệt mỏi.

Hội chứng tiền kinh nguyệt kéo dài có sao không?

Hội chứng tiền kinh nguyệt kéo dài có sao không?

Cách nhận biết hội chứng tiền kinh nguyệt

Hội chứng tiền kinh nguyệt có thể biểu hiện qua nhiều cách và mức độ khác nhau. Dưới đây là cách nhận biết hội chứng tiền kinh nguyệt bệnh nhân có thể gặp phải:

Dấu hiệu thay đổi về mặt tinh thần

  • Dễ cáu gắt.
  • Cảm thấy lo lắng.
  • Cảm thấy buồn rầu.
  • Giận dữ.
  • Thiếu tập trung.
  • Nhầm lẫn.
  • Cảm thấy bị cô đơn.
  • Thường xuyên bị mất ngủ.
  • Thay đổi ham muốn tình dục.

Cơ thể có những dấu hiệu thay đổi 

  • Đau đầu, mệt mỏi.
  • Dấu hiệu ngực mềm.
  • Sưng tay hoặc chân.
  • Cảm thấy thèm ăn và khát nước.
  • Phù và tăng cân.
  • Đau nhức toàn thân.
  • Có thể xuất hiện vấn đề da.
  • Đau bụng trước kỳ kinh nguyệt.

Biến chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt

Khi các dấu hiệu tiền kinh nguyệt trở nên nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt với các biểu hiện như:

  • Mất ngủ kéo dài.
  • Rối loạn sắc tố dẫn đến sạm da.
  • Ngứa, mắt đỏ hoặc viêm kết mạc.
  • Có thể xuất hiện cơn co giật hoặc chuột rút.
  • Rối loạn nhịp tim, cảm giác hồi hộp, đau thắt ngực.
  • Không kiểm soát được cảm xúc, có thể xuất hiện ảo giác hoặc trầm cảm.
  • Cơ thể bị sưng tấy do giữ nước, gây phù tay chân và quanh mắt, tiểu ít, bụng chướng to.
  • Bùng phát đợt cấp của các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp hoặc lupus ban đỏ hệ thống.

Biến chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt là gì?

Biến chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt là gì?

Cách chẩn đoán hội chứng tiền kinh nguyệt kéo dài

Hội chứng tiền kinh nguyệt có nguyên nhân từ các biến đổi nội tiết trong cơ thể, không gây tổn thương vật lý tại các cơ quan, do đó chẩn đoán chủ yếu dựa vào lịch sử bệnh và các triệu chứng được mô tả khi khám lâm sàng. Bác sĩ sẽ chú ý đến:

  • Thời gian xuất hiện các dấu hiệu của bệnh.
  • Các bệnh lý mạn tính hiện tại đang được điều trị.
  • Tiền sử gia đình về hội chứng tiền kinh nguyệt.
  • Các loại thuốc đang sử dụng.

Thông qua các câu hỏi này, Bác sĩ có thể loại trừ các bệnh khác liên quan đến rối loạn nội tiết nữ hoặc các vấn đề tâm lý khác.

Xem thêm:

Khi nào cần gặp Bác sĩ 

Nên đến thăm bác sĩ nếu các triệu chứng trước kỳ kinh nguyệt gây ảnh hưởng và làm gián đoạn cuộc sống, như:

  • Đau đầu dữ dội hoặc thường xuyên bị chuột rút.
  • Rối loạn cảm xúc như quá lo lắng, chán nản, thậm chí có ý định tự tử.
  • Mất đi cảm giác thèm ăn.
  • Bị khó ngủ, lo âu.

Cách điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt như thế nào?

Điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt tập trung chủ yếu vào giảm bớt các triệu chứng, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh, bao gồm:

Cần phải thay đổi lối sống

Hãy xây dựng một lối sống lành mạnh để điều hòa hormone trong cơ thể và giảm bớt cảm giác tiêu cực bằng cách bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe, tham gia các hoạt động giải trí tích cực để duy trì tâm trạng vui vẻ và cải thiện giấc ngủ, cùng với việc tập luyện thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày.

Dùng thuốc 

Một số phương pháp điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt bao gồm sử dụng các loại thuốc như sau:

Thuốc chống trầm cảm: Các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có thể được sử dụng để giảm lo lắng và căng thẳng quá mức, nhưng chỉ khi được chỉ định bởi Bác sĩ.

Thuốc giảm đau: Sử dụng các thuốc chống viêm không steroid như paracetamol hoặc ibuprofen để giảm đau đầu và đau tức cơ.

Thuốc lợi tiểu: Thường được Bác sĩ chỉ định trong các trường hợp phù nặng gây tăng cân, bụng chướng hoặc khó thở do dư thừa dịch trong cơ thể của phụ nữ.

Liệu pháp hormone: Sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày có thể ngăn ngừa quá trình rụng trứng và điều hòa nội tiết tố, giúp giảm bớt các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt.

Lưu ý: Bạn hãy tham khảo ý kiến Bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

Liệu pháp thay thế

Liệu pháp châm cứu: Châm cứu có thể giúp cải thiện lưu thông khí huyết, giảm căng thẳng và mệt mỏi khi mắc hội chứng tiền kinh nguyệt.

Bổ sung vitamin và khoáng chất: Chị em có thể giảm bớt các triệu chứng khó chịu của hội chứng tiền kinh nguyệt bằng cách bổ sung đầy đủ vitamin B9, vitamin B6, vitamin E, calcium và magie từ thực phẩm hàng ngày hoặc các viên uống bổ sung.

Sử dụng thảo dược: Các loại thảo dược tự nhiên như bạch quả, gừng, rong biển có thể giúp giảm bớt các triệu chứng khi mắc hội chứng này. Tuy nhiên, chị em hãy tham khảo ý kiến của Bác sĩ trước khi sử dụng.

Cách điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt như thế nào?

Cách điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt như thế nào?

Phòng ngừa hội chứng tiền kinh nguyệt như thế nào?

Hiện tại, không có biện pháp phòng ngừa đặc hiệu cho hội chứng tiền kinh nguyệt, tuy nhiên bạn có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng bằng cách cải thiện lối sống.

Cần ngủ đủ giấc

Để có một giấc ngủ đủ và chất lượng, bạn cần ngủ sâu từ 7 - 8 tiếng mỗi ngày để cơ thể được nghỉ ngơi, giải tỏa căng thẳng và ổn định nội tiết tố. Để đạt được điều này, bạn nên đi bộ hoặc tập luyện nhẹ khoảng 30 phút trước khi đi ngủ, hạn chế uống trà, cà phê hoặc rượu bia ít nhất 6 giờ trước khi đi ngủ, giữ cho thói quen đi ngủ sớm và đúng giờ mỗi ngày.

Cần giữ tinh thần thỏa mái

Hầu hết phụ nữ gặp phải rối loạn tâm lý khi mắc hội chứng tiền kinh nguyệt, vì vậy việc giảm bớt áp lực trong cuộc sống có thể cải thiện đáng kể tình trạng sức khỏe.

Bạn có thể đi bộ, thư giãn với âm nhạc, xem phim vào buổi tối hoặc tập yoga, thiền để giải tỏa căng thẳng sau một ngày làm việc và học tập vất vả.

Nếu chị em có các thắc mắc thì đừng ngần ngại để lại thông tin tại phần Đặt lịch khám hoặc bấm máy gọi tới Hotline 1900 1806 của Phương Đông để được hỗ trợ.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Để có một cơ thể khỏe mạnh và tinh thần sảng khoái, bạn nên xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh với đầy đủ các chất dinh dưỡng. Đặc biệt, bạn nên bổ sung các loại hải sản, đậu, rau củ nhiều màu, sữa chua để cung cấp đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết.

Luyện tập thể dục thể thao 

Thường xuyên tập luyện thể thao giúp bạn duy trì sức khỏe, săn chắc cơ thể và giảm nguy cơ thừa cân, béo phì. Ngoài ra, việc này cũng có thể ổn định nồng độ hormone sinh dục nữ trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt.

Tuy nhiên, chị em hãy lắng nghe cơ thể của mình và tránh những động tác quá nặng có thể gây chấn thương.

Luyện tập thể dục thể thao để phòng ngừa hội chứng tiền kinh nguyệt.

Luyện tập thể dục thể thao để phòng ngừa hội chứng tiền kinh nguyệt.

Theo dõi sức khỏe hằng ngày

Việc ghi lại các triệu chứng trước và trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt giúp bạn phát hiện sớm những biến đổi bất thường. Từ đó giúp ích trong việc chẩn đoán và điều trị kịp thời để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Hy vọng qua bài viết trên đã giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về Hội chứng tiền kinh nguyệt: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa như thế nào. Ngoài ra, nếu như bạn còn có bất cứ câu hỏi gì liên quan đến sức khỏe của phụ nữ, hãy liên hệ ngay tới Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được tư vấn, thăm khám và điều trị bệnh hiệu quả nhất.

Phương Đông luôn sẵn lòng phục vụ quý khách!

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
422

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

TTUT.BS.CKII

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

Khoa Phụ Sản

TTUT.BS.CKII

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

Khoa Phụ Sản
19001806 Đặt lịch khám