Lậu mãn tính có xét nghiệm được không?

Lậu mãn tính có xét nghiệm được không?

Hỏi về: Nam học tiết niệu

Khách hàng: Nguyễn Trung Thưởng

Đã hỏi: Ngày 20-05-2024

Xin chào bác sĩ. Em chuẩn bị kết hôn, muốn tham khảo dịch vụ xét nghiệm tiền hôn nhân, kiểm tra tình trạng sức khỏe của đối phương. Có một vấn đề em vẫn luôn thắc mắc, lậu mãn tính có xét nghiệm được không, nên sử dụng dịch vụ xét nghiệm nào? Cảm ơn bác sĩ.

Đã trả lời / Chủ đề: Nam học tiết niệu

Trả lời: Lậu mãn tính có xét nghiệm được không?

Kính chào quý khách Nguyễn Trung Thưởng. Cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc của mình đến cho Bệnh viện Đa khoa Phương Đông. Đối với thắc mắc Lậu mãn tính có xét nghiệm được không của bạn, chúng tôi xin đưa ra lời giải đáp như sau:

Chuyên gia y tế cho biết, xét nghiệm nhằm phát hiện bệnh lậu mãn tính là hoàn toàn khả thi. Có ba phương pháp được ứng dụng rộng rãi nhất hiện nay là xét nghiệm máu, dịch niệu đạo và nước tiểu.

Lậu mãn tính hoàn toàn có thể xét nghiệm được

(Lậu mãn tính hoàn toàn có thể xét nghiệm được)

Cụ thể:

  • Xét nghiệm máu: Phương pháp này hoàn toàn có thể phát hiện sự tồn tại của vi khuẩn lậu trong máu người bệnh. Bởi khi vi khuẩn Neisseria Gonorrhoeae xâm nhập vào cơ thể, lậu cầu sẽ nhanh chóng tấn công vào máu.
  • Xét nghiệm dịch niệu đạo: Là phương pháp phổ biến nhất nhằm xác định bệnh lậu mãn tính. Theo đó, các bác sĩ sẽ lấy mẫu bệnh phẩm, đem soi tươi dưới kính hiển vi để tìm ra vi khuẩn lậu, xác định bạn có mắc bệnh hay không.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Phương pháp giúp bác sĩ xác định vi khuẩn lậu có tồn tại trong cơ thể người hay không, đồng thời đánh giá mức độ phát triển của bệnh.

Nhìn chung, bệnh lậu mãn tính có thể xác định đơn giản bằng các xét nghiệm, diễn ra nhanh chóng và không gây đau cho người bệnh. Vậy nên, người bệnh không cần quá lo lắng hay e ngại về việc thăm khám, nên chủ động trước khi bệnh diễn tiến nặng.

Không riêng với người mắc bệnh lậu mãn tính, những người quan hệ tình dục không an toàn, dùng chung đồ, tiếp xúc với dịch tiết người bệnh, từng mắc bệnh xã hội cần chủ động thăm khám, thực hiện xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ.

Bệnh nhân cần tuân thủ chỉ định xét nghiệm của bác sĩ

(Bệnh nhân cần tuân thủ chỉ định xét nghiệm của bác sĩ)

Là xét nghiệm quan trọng, ảnh hưởng đến tương lai về sau nên người bệnh cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín, điển hình là Bệnh viện Đa khoa Phương Đông. Chuyên khoa Xét nghiệm của bệnh viện được đầu tư trang thiết bị cũng như đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn của Bộ Y tế cũng như Quốc tế.

Đặt câu hỏi

Mọi thắc mắc của Quý khách sẽ được chuyên gia của chúng tôi giải đáp nhanh nhất

Bị bệnh suy thận độ 2 có chữa được không?

Đã hỏi: Ngày 24-08-2024
Chào bác sĩ, Trong lần khám sức khỏe định kỳ vừa rồi, kết quả xét nghiệm nước tiểu của tôi cho thấy nồng độ protein cao bất thường. Bác sĩ có chỉ định thêm các...

Giải đáp: Uống thuốc lợi tiểu nhiều có sao không?

Đã hỏi: 17-08-2024
Chào bác sĩ, Gần đây khi đo huyết áp tại nhà cho kết quả cao thì tôi đưa mẹ tới Bệnh viện gần nhà khám và được bác sĩ kê thuốc để hạ huyết áp....

Uống nhiều nước có hại thận không? Tại sao không ảnh hưởng đến thận?

Đã hỏi: 12-08-2024
Chào bác sĩ, Em có thói quen uống rất nhiều nước. Trung bình một ngày có thể uống 3 bình 1 lít nước lọc. Trước đây em không để ý, gần đây nói chuyện cùng...

Uống cà phê có hại thận không? Người bị bệnh thận nên uống cafe như thế nào?

Đã hỏi: 12-08-2024
Chào bác sĩ, Tôi mới đi khám sức khỏe tổng quát và phát hiện ra mắc bệnh suy thận giai đoạn 2. Hiện tôi đang điều trị bằng thuốc tại nhà, thay đổi thói quen...

Uống nước gì tốt cho thận?

Đã hỏi: 27-07-2024
Chào bác sĩ. Tôi vừa đi khám gần đây và được chẩn đoán mắc viêm cầu thận. Bác sĩ có kê đơn thuốc điều trị cho tôi và lưu ý tôi thay đổi thói quen...
19001806 Đặt lịch khám