Liệt mặt ngoại biên: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nguyễn Phương Thảo

10-04-2025

goole news
16

Liệt mặt ngoại biên không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây khó khăn trong giao tiếp, ăn uống và thậm chí làm suy giảm chức năng bảo vệ mắt. Tình trạng này có thể xảy ra đột ngột, khiến một bên mặt mất khả năng cử động, làm người bệnh hoang mang và lo lắng. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ nhiễm virus, chấn thương hoặc bệnh lý nền nghiêm trọng. Vậy đâu là dấu hiệu cảnh báo sớm? Liệu bệnh có thể hồi phục hoàn toàn? Cùng tìm hiểu chi tiết chủ đề này trong bài viết dưới đây.

Tình trạng liệt mặt ngoại biên là gì? 

Liệt mặt ngoại biên, còn được gọi là liệt dây thần kinh số VII ngoại biên hoặc liệt Bell, là tình trạng mất vận động hoàn toàn hoặc một phần các cơ của nửa mặt do tổn thương dây thần kinh mặt. 

So sánh sự khác biệt giữa liệt mặt ngoại biên và liệt mặt trung ươngSo sánh sự khác biệt giữa liệt mặt ngoại biên và liệt mặt trung ương

Dây thần kinh mặt là một dây thần kinh hỗn hợp, có chức năng vận động, cảm giác, thực vật, dinh dưỡng và phản xạ. Khi dây thần kinh này bị tổn thương, các cơ mặt ở bên tương ứng sẽ bị yếu hoặc liệt, dẫn đến khó khăn trong việc biểu lộ cảm xúc và thực hiện các chức năng cơ bản như nhắm mắt, cười hoặc ăn uống.

Tình trạng này thường xuất hiện đột ngột và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất ở độ tuổi từ 20 đến 40. Liệt mặt ngoại biên có thể ảnh hưởng đến ngoại hình và chức năng của người bệnh, nhưng phần lớn các trường hợp có thể hồi phục hoàn toàn sau vài tuần đến vài tháng nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Cơ chế khởi phát bệnh liệt mặt ngoại biên 

Tới nay nguyên nhân chính xác của bệnh vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng bệnh thường liên quan chủ yếu đến tình trạng nhiễm virus. Cụ thể:

Virus chính là nguyên nhân phổ biến liên quan tới liệt mặt ngoại biênVirus chính là nguyên nhân phổ biến liên quan tới liệt mặt ngoại biên

  • Virus Herpes simplex (loét lạnh, mụn rộp sinh dục); 
  • Herpes zoster (là bệnh nhiễm virus chỉ đứng sau bệnh FNA về mức độ phổ biến);
  • Nhiễm HIV;
  • Các nguyên nhân truyền nhiễm khác của bệnh liệt cơ mặt ngoại biên cấp tính bao gồm: Virus Epstein - Barr, cytomegalovirus, adenovirus, quai bị, cúm B, rubella, coxsackievirus,....

Một số nguyên nhân khác:

Yếu tố nguy cơ liệt dây thần kinh số VII ngoại biên: 

  • Mang thai (nguy cơ cao gấp 3 lần so với bình thường, đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kỳ hoặc tuần đầu tiên sau sinh); 
  • Đái tháo đường. 

Dấu hiệu lâm sàng bệnh liệt mặt ngoại biên

Người bệnh liệt mặt ngoại biên thường có những dấu hiệu với sự khởi phát đột ngột. Tình trạng yếu mặt kéo dài, tiến triển chậm hoặc tái phát do khối u.

  • Liệt cả phần trên và dưới nửa mặt: Cung lông mày chảy xệ, mờ nếp nhăn trên trán, không thể nhắm chặt mắt, nhãn cầu mắt bị lộ rõ khi nhìn lên trên, má xệ, lệch nhân trung và miệng bên lành, rãnh mũi má mờ;
  • Nước chảy khoẻ miệng bên bệnh khi uống nước, không nhe răng, nhau mày bên liệt được; 
  • Giảm tiết nước mắt, tăng tiết dịch, mất vị giác ở ⅔ phía trước của lưỡi. 

Nếu liệt dây thần kinh VII ngoại biên cả hai bên thì mặt vẫn cân đối, nhưng mắt hai bên không thể nhắm kín, khuôn mặt  chảy xệ, không bộc lộ được cảm xúc rõ ràng.

Liệt VII ngoại biên khởi đầu với liệt mềm. Nếu không được điều trị đúng cách có thể chuyển sang liệt cứng do sự co cơ bên bệnh. 

Hậu quả bệnh lý liệt mặt ngoại biên  

Bệnh thường khỏi nhanh trong vài tuần, không có biến chứng lâu dài. Tuy nhiên, một số trường hợp khác bị liệt mặt ngoại biên nghiêm trọng, có thể gây ra những hậu quả như: 

  • Viêm kết mạc, loét giác mạc, viêm giác mạc, lộn mí; 
  • Đồng vận (là biểu hiện co cơ không tự chủ phối hợp cùng với các hoạt động tự chủ như mép bị kéo cơ khi nhắm mắt);
  • Co thắt nửa  mặt sau liệt mặt (thường gặp ở các thể nặng do tổn thương dây thần kinh với phân bố lại thần kinh một phần); 
  • Hội chứng nước mắt cá sấu (biểu hiện với chảy nước mắt khi ăn). 

Hội chứng nước mắt cá sấu thường hiếm gặp đối với bệnh nhân bị liệt cơ mặt ngoại biênHội chứng nước mắt cá sấu thường hiếm gặp đối với bệnh nhân bị liệt cơ mặt ngoại biên

Xem thêm:

Chẩn đoán lâm sàng & cận lâm sàng bệnh liệt mặt ngoại biên 

Chẩn đoán lâm sàng 

Chẩn đoán lâm sàng bệnh liệt mặt ngoại biên thường dựa vào các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng cụ thể. Ngoài ra, trong quá trình khám, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra khả năng vận động của các cơ mặt bằng cách yêu cầu bệnh nhân thực hiện các động tác như cười, nhăn mặt, hoặc nhắm mắt. 

Chẩn đoán cận lâm sàng 

Ngoài ra, cần loại trừ các nguyên nhân khác gây liệt mặt, như đột quỵ hoặc u não, thông qua các xét nghiệm hình ảnh như MRI hoặc CT scan. Chi tiết: 

  • Điện cơ đồ (EMG) và đo tốc độ dẫn truyền thần kinh (Nerve conduction  studies): Bằng cách này bác sĩ có thể xác được các hoạt động điện thế, cho phép kết luận rằng dây thần kinh vẫn còn hoạt động liên tục và có khả năng hồi phục; 
  • Nghiên cứu chẩn đoán hình ảnh: Việc chẩn đoán hình ảnh qua chụp CT/chụp MRI có thể được đảm bảo nếu các dấu hiệu thực thể không điển hình nếu tiến triển chậm sau ba tuần, hoặc không cải thiện sau 4 tháng. Tiền sử co giật/co thắt cơ mặt trước khi bị yếu cơ mặt cũng cho thấy kích thích dây thần kinh, cần chẩn đoán hình ảnh ngay lập tức. 
  • Nội soi tai mũi họng: Là phương pháp đơn giản giúp bác sĩ đánh giá được các bệnh lý ống tai, tai giữa. 

Việc chẩn đoán đúng và kịp thời rất quan trọng để có phương pháp điều trị phù hợp, nhằm phục hồi chức năng và giảm thiểu biến chứng cho bệnh nhân.

Phác đồ điều trị bệnh liệt mặt ngoại biên 

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị được ứng dụng vào điều trị bệnh liệt mặt ngoại biên, bao gồm cả nội khoa và ngoại khoa. Căn cứ vào tình trạng bệnh của bệnh nhân mà bác sĩ chuyên môn sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp. 

Điều trị nội khoa 

Để đạt được hiệu quả tối đa, người bệnh cần phải phối hợp sử dụng các nhóm thuốc được chỉ định và kết hợp với các biện pháp không dùng thuốc. Cụ thể: 

  • Dùng thuốc: Các loại thuốc thuộc nhóm kháng viêm, giãn mạch, vitamin nhóm B. Corticosteroid đường uống thông thường được kê đơn giúp giảm viêm dây thần kinh mặt cho bệnh nhân bị liệt mặt ngoại biên. Bên cạnh đó, do vai trò của thuốc kháng virus vẫn chưa được rõ ràng nên đôi khi chúng cần được dùng kết hợp với prednisone ở những bệnh nhân có triệu chứng nặng. 
  • Không dùng thuốc: Bao gồm các biện pháp y học cổ truyền như điện, châm cứu, bấm huyệt. Hoặc các biện pháp vật lý trị liệu như hồng ngoại, sóng ngắn, điện di nivalin, điện xung dòng xung kích thích, xoa bóp. 

Bấm huyệt có thể hỗ trợ phục hồi chức năng cơ mặt giúp cải thiện khả năng vận động và giảm thiểu sự không đối xứngBấm huyệt có thể hỗ trợ phục hồi chức năng cơ mặt giúp cải thiện khả năng vận động và giảm thiểu sự không đối xứng

Điều trị ngoại khoa 

Các loại phẫu thuật dây thần kinh không được chỉ định trong trường hợp liệt dây thần kinh mặt giai đoạn cấp, chỉ được áp dụng sau giai đoạn tái tạo dây thần kinh, nhằm mục đích thẩm mỹ là chính.

Nếu Quý khách có nhu cầu thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông có thể liên hệ qua Hotline 1900 1806 hoặc Đặt lịch khám để được bộ phận hỗ trợ và tư vấn miễn phí.

 

Thói quen lành mạnh giúp hạn chế diễn tiến bệnh liệt mặt ngoại biên

Dù bệnh có thể tự hồi phục, việc duy trì các thói quen lành mạnh sẽ giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi và hạn chế biến chứng. Dưới đây là những thói quen quan trọng người bệnh nên áp dụng:

  • Tránh tiếp xúc với gió lạnh đột ngột, đặc biệt là vùng mặt. Sử dụng khăn ấm hoặc túi chườm để kích thích tuần hoàn máu, giúp dây thần kinh phục hồi nhanh hơn.
  • Xoa bóp và tập vật lý trị liệu đúng cách bằng cách massage nhẹ nhàng vùng mặt để kích thích cơ, giảm co cứng và hạn chế tình trạng teo cơ.
  • Thực hiện các bài tập vận động cơ mặt như: nhăn trán, chu môi, cười nhẹ… để duy trì sự linh hoạt của các nhóm cơ.
  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin B1, B6, B12 giúp nuôi dưỡng và tái tạo dây thần kinh
  • Tránh căng thẳng, có thể áp dụng các phương pháp thư giãn như thiền, yoga, hít thở sâu để cải thiện sức khỏe thần kinh.
  • Ngủ đủ giấc giúp hệ thần kinh tự phục hồi và hạn chế tình trạng yếu cơ kéo dài.
  • Hạn chế rượu bia, thuốc lá và chất kích thích
  • Kiểm soát các bệnh lý nền (nếu có). Bao gồm những người mắc đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn miễn dịch có nguy cơ bị liệt mặt cao hơn.
  • Nếu tình trạng liệt mặt kéo dài hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng như mất cảm giác, đau dữ dội, suy giảm thính lực thì cần gặp bác sĩ ngay để được tư vấn và can thiệp kịp thời.

Liệt mặt ngoại biên không phải là bệnh nan y, nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách, nó có thể để lại di chứng kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Phát hiện sớm và can thiệp kịp thời bằng thuốc, vật lý trị liệu hoặc phương pháp hỗ trợ khác sẽ giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

29

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám