Tổng quan về bệnh lồi mắt: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Thu Hiền

14-11-2023

goole news
16

Lồi mắt là tình trạng có thể xuất hiện lồi ở một hoặc cả hai bên của mắt. Vậy đây là bệnh gì, nguyên nhân do đâu và điều trị như thế nào? Các bạn hãy cùng Bệnh viện đa khoa Phương Đông tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về bệnh lồi mắt

Lồi mắt là tình trạng bệnh lý khi nhãn cầu của người bình thường tăng thể tích và bị đẩy về phía trước của khu vực hốc mắt. Mắt lồi có thể là biến chứng của bệnh lý nguy hiểm nào đó. Ngoài ra, bệnh nhân Basedow có u tổ chức ngoại vi cũng khiến cho mắt lồi ở một hoặc hai bên tùy từng trường hợp cụ thể. 

Lồi mắt có thể ở một hoặc cả hai bên của mắtLồi mắt có thể ở một hoặc cả hai bên của mắt

Nguyên nhân gây mắt lồi

Lồi mắt do nhiều nguyên nhân gây ra. Điển hình là những nguyên nhân sau:

Do các khối u quanh vùng mắt

Các khối u, kể cả lành tính hay ác tính cũng khiến mắt bị lồi. Trường hợp u lành tính thì chỉ cần phẫu thuật xử lý các cục u bên trong hốc mắt là có thể loại bỏ hoàn toàn tình trạng này. Tuy nhiên, u ác tính sẽ phải điều trị khá phức tạp bằng phương pháp hóa trị, xạ trị… mới đưa mắt về trạng thái bình thường.

Mắc các bệnh về mắt

Người mắc tật khúc xạ mắt như cận thị thường gây mắt lồi. Nhất là những ai bị cận nặng đeo kính thường xuyên khiến mắt phải điều tiết nhiều để nhìn rõ một vật bất kỳ. Vì thế, nhãn cầu sẽ không được ổn định mà có xu hướng lồi ra phía trước.

Ngoài ra, người hốc mắt nhỏ hoặc mắc các bệnh về mắt như viêm mô tế bào hốc mắt, u mạch hốc mắt cũng có nguy cơ mắc lồi mắt cao hơn bình thường.

Lồi mắt do bẩm sinh

Một số trường hợp lồi mắt bẩm sinh do sự bất thường của cấu trúc mắt. Các cấu tạo xương mạch trong quá trình phát triển không bình thường, khiến cho mắt bị lồi ra phía trước. Người bị mắt lồi bẩm sinh thường không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và có thể được cải thiện khi trưởng thành.

Lồi mắt do cường năng tuyến giáp

Cường năng tuyến giáp là nguyên nhân hàng đầu và phổ biến ở những người bị lồi mắt. Tuyến giáp là bộ phận quan trọng của cơ thể liên quan đến hormone nội tiết. Nếu hormone này tăng sinh quá mức sẽ gây nên tình trạng cường giáp, làm cho nhãn cầu phía sau bị tích mỡ và đẩy ra phía trước.

Cường năng tuyến giáp có thể dẫn đến tình trạng mắt lồiCường năng tuyến giáp có thể dẫn đến tình trạng mắt lồi

Một số nguyên nhân khác

  • Trong gia đình có người bị mắt lồi thì con cái khi sinh ra có nguy có mắc cao hơn bình thường.
  • Người bị chấn thương dẫn đến chảy máu sâu trong mắt.
  • Người mắc bệnh sarcoidosis hay các bệnh về mô liên kết.
  • Người bị u nguyên bào thần kinh, ung thư máu, u lympho không hodgkin, ung thư mô liên kết…
  • Người bị nhiễm trùng, viêm mô tế bào hốc mắt.
  • Người mắc bệnh bất thường về mạch máu như Hemangioma.
  • Người bị ung thư ở cơ quan khác trong cơ thể di căn đến khu vực hốc mắt.

Những triệu chứng của bệnh mắt lồi

Bệnh mắt lồi có thể nhận biết khá dễ dàng bằng mắt thường. Bạn chỉ cần quan sát so sánh độ mở khe của mi mắt, khi nhìn từ trên xuống nếu thấy lòng trắng khá nhiều chứng tỏ đã bị lồi mắt. Lúc này, mắt sẽ dễ bị tổn thương và nhạy cảm hơn nếu tiếp xúc với ánh sáng màn hình điện thoại, máy tính hay ánh sáng xanh. đã

Những người bị mắt lồi thường cảm thấy khô mắt, mắt hay bị kích thích và dễ chảy nước. Khi cử động mắt sẽ khó kiểm soát và không nhắm chặt, kể cả những lúc đi ngủ. Nếu bệnh tiến triển nặng thêm có thể gây mờ mắt, giảm thị lực và ảnh hưởng đến tầm nhìn.

Lồi mắt ở một số trường hợp có thể gây nhìn đôi hay xuất hiện tình trạng song thị khi mắc u mạch hốc mắt. Các triệu chứng như ù tai, đau đầu, nóng rát ở mắt, sợ ánh sáng… có thể là biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm nào đó. Lúc này, người bệnh cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa mắt để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Quý khách hàng có thể liên hệ ngay với Bệnh viện Đa khoa Phương Đông qua hotline 1900 1806 để được hỗ trợ, nếu thấy bẩt kì dấu hiệu bất thường nào về mắt.

Các mức độ lồi mắt

Bình thường độ lồi của mắt là 12mm theo tiêu chuẩn của người Việt Nam. Nếu độ lồi vượt quá thông số này thì gọi là lồi mắt. Hiện nay, mắt lồi được chia làm 4 mức độ gồm:

  • Mức độ 1: Độ lồi từ 13 – 16mm.
  • Mức độ 2: Độ lồi từ 17 – 20mm.
  • Mức độ 3: Độ lồi từ 20 – 23mm.
  • Mức độ 4: Độ lồi trên 24mm.

Một số biện pháp chẩn đoán lồi mắt 

Với các bác sĩ chuyên khoa, lồi mắt có thể nhận biết bằng mắt thường. Tuy nhiên, để đánh giá cụ thể tình trạng, bác sĩ sẽ cho làm một số cận lâm sàng sau: 

Sinh thiết

Sinh thiết hốc mắt đối với trường hợp xuất hiện khối u cục. Khối sinh thiết sẽ được soi trên kính hiển vi để tìm kiếm tế bào lạ.

Chẩn đoán hình ảnh

  • Các cận lâm sàng như siêu âm được chỉ định để đánh giá cấu trúc lân cận của xương, hốc mắt và các phần mềm quanh nhãn cầu.
  • Siêu âm để đánh giá mạch máu hốc mắt và phân biệt với giả lồi hốc mắt hay u nang hốc mắt.

Siêu âm chẩn đoán lồi mắtSiêu âm chẩn đoán lồi mắt

Những xét nghiệm khác

Trong một số trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh đo độ lồi, xét nghiệm huyết học, sinh hóa máu và tham khảo ý kiến chuyên gia về thần kinh, tai mũi họng… Mục đích để đánh giá chính xác mức độ lồi của mắt nhằm điều trị hiệu quả.

Điều trị mắt lồi cận thị như thế nào?

Với sự phát triển của trang thiết bị và máy móc hiện đại trong y học nên việc chữa lồi mắt cận thị khá đơn giản. Ngoài việc can thiệp trực tiếp, người bệnh có thể áp dụng bài tập về mắt để cải thiện triệu chứng:

Bài tập chớp mắt

Bài tập chớp mắt dành cho những người thường xuyên gặp phải tình trạng mỏi, khô và lồi mắt nhằm tăng phản xạ và cải thiện hiệu quả. Bạn hãy ngồi ở nơi mát mẻ, thông thoáng và không có ánh nắng theo tư thế bắt chéo chân. Ngồi chớp mắt khoảng 10 lần liên tiếp, sau đó hít thở sâu và nhắm mắt một lúc để thư giãn. Mỗi lần tập nên thực hiện từ 5 – 6 lần là tốt nhất.

Chữa lồi mắt cận thị bằng phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp hiệu quả tối ưu cho những người bị cận thị. Việc phẫu thuật thường được ưu tiên hàng đầu cho những trường hợp xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng. Những người điều trị mắt lồi bằng xạ trị hay corticoid thất bại sẽ được chỉ định phẫu thuật để thay thế.

Phương pháp xạ trị

Xạ trị chữa lồi mắt cận thị là cách sử dụng máy chiếu vào vùng hốc mắt có kèm chất phóng xạ. Đối với những người đã hình thành sẹo bên trong hốc mắt xạ trị sẽ không có hiệu quả. 

Đây là phương pháp điều trị khá nguy hiểm và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nên người bệnh cần tham vấn ý kiến bác sĩ để đưa ra lựa chọn phù hợp.

Phương pháp nhìn vào một điểm

Cách vận động này giúp cho mắt thư giãn và cải thiện chức năng của mắt. Bạn chỉ việc ngồi khoanh chân, nhìn tập trung vào một điểm ở đỉnh mũi trong tư thế thẳng lưng. Tuy là phương pháp đơn giản nhưng nếu luyện tập liên tục để mắt quen với chế độ này sẽ giảm được tình trạng lồi mắt do cận thị.

Thường xuyên massage mắt 

Massage thường xuyên giúp kích thích lưu thông máu, làm thư giãn mắt và cải thiện thị lực. Nếu làm đúng cách tình trạng sưng mắt, lồi mắt sẽ được khắc phục đáng kể. Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Chọn vị trí ngồi ở nơi thoáng mát trong tư thế bắt chéo chân.
  • Bước 2: Xoa nóng hai bàn tay và hít thở thật sâu 5 lần.
  • Bước 3: Từ từ đưa hai tay lên mắt sao cho các ngón tay chạm vào phần mí.
  • Bước 4: Tiến hành massage phần mắt theo hướng vòng tròn từ trong ra ngoài từ 5 – 10 lần. Nên làm trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy để cải thiện mắt lồi hiệu quả.

Massage mắt đúng cách giúp cải thiện tình trạng cận thị lồi mắtMassage mắt đúng cách giúp cải thiện tình trạng cận thị lồi mắt

Bài tập giãn cơ mắt

Với bài tập này, bạn có thể gặp tình trạng mỏi nhãn cầu ở những ngày đầu. Thế nhưng, khi kiên trì tập luyện và cơ thể dần thích nghi thì mỏi nhãn cầu sẽ được cải thiện. Cách làm như sau:

  • Giãn cơ mắt về phía trước: Đặt hai tay về phía trước và tập trung nhìn thẳng vào lòng bàn tay khoảng 10 – 15 giây. Chú ý nên đặt tay phải cao hơn tay trái hoặc ngược lại, sau đó đổi bên.
  • Giãn cơ mắt sang hai bên: Đứng thẳng người, hai tay dang ngang sang hai bên, lòng bàn tay nắm nhẹ nhưng dơ ngón cái lên trên. Quay mặt sang bên phải, mắt nhìn vào đầu ngón tay cái khoảng 10 – 15 giây. Làm tương tự như với bên tay trái trong vòng 10 – 20 lần là được.

Làm thế nào để mắt không bị lồi?

Có nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ dẫn đến lồi mắt. Để phòng ngừa mắt không bị lồi, các bạn có thể áp dụng những cách sau:

  • Từ bỏ hút thuốc lá kết hợp sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Đeo kính đúng độ cận và đúng cách. Tránh để kính trễ xuống thấp khiến cho tầm nhìn của mắt bị ảnh hưởng.
  • Dùng thuốc nhỏ mắt để phòng ngừa tình trạng khô mắt, rối loạn điều tiết.
  • Không nên làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng với những người có nguy cơ bị lồi mắt.
  • Không phụ thuộc hoàn toàn vào kính mà cần để cho mắt có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.
  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng và tốt cho mắt.

Ngay khi có biểu hiện của lồi mắt các bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và phát hiện kịp thời. Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là địa chỉ uy tín, chuyên khám các bệnh về mắt bởi đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm. Cùng với đó là hệ thống trang thiết bị hiện đại để hỗ trợ cho chẩn đoán, giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị tối ưu.

Kết luận

Hy vọng những chia sẻ trên đây phần nào đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh lồi mắt là gì cũng như nguyên nhân và cách điều trị.

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là địa chỉ chuyên thăm khám, điều trị các bệnh về mắt tin cậy, uy tín dành cho mọi người. Quý khách hàng có thể liên hệ hotline 1900 1806 để được hỗ trợ.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
2,201

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

19001806 Đặt lịch khám