Lông đẹn ở trẻ sơ sinh là gì? Vai trò, cách trị an toàn cho trẻ

Phương Loan

24-04-2024

goole news
16

Lông đẹn ở trẻ sơ sinh là lớp lông trên da trẻ, có vai trò giữ ấm, điều chỉnh nhiệt độ và bảo vệ da trẻ khỏi tác động của dịch nước ối. Nhiều cha mẹ lầm tưởng loại lông này khiến trẻ vặn mình, quấy khóc nên áp dụng các cách tẩy lông dân gian, việc làm này đôi khi vô tình khiến da trẻ bị tổn thương, nhiễm trùng.

Lông đẹn ở trẻ sơ sinh là gì?

Lông đẹn ở trẻ sơ sinh hay lông tơ, lông măng, lông cáy, lông quắm,... là lớp lông mềm, mịn được hình thành sớm trên lưng em bé. Từ tuần thứ 16 - 20, thai nhi đã mọc rất nhiều lông tơ, bao phủ toàn bộ cơ thể, trừ những vị trí không có nang lông như môi, lòng bàn tay, lòng bàn chân và bộ phận sinh dục.

Đến những tuần cuối thai kỳ, thông thường 8 tuần cuối, lông đẹn bắt đầu rụng và trộn lẫn với nước ối, trở thành một phần thức ăn đầu tiên của trẻ. Cha mẹ có thể quan sát phân su của trẻ để nhìn số lượng cũng như màu sắc lông tơ.

Phần lớn lông đẹn sẽ rụng hết ngay trong tử cung, một số ít còn tồn tại đến khi trẻ chào đời khiến cha mẹ lo lắng. Đặc biệt với những trẻ sinh non, lông tơ chưa kịp rụng hết nên vẫn còn lớp dày trên da, chúng sẽ tiếp tục rụng đến khi trẻ được 4 - 5 tháng tuổi.

Lông đẹn ở trẻ sơ sinh là phần còn sót sau quá trình tự rụng trong tử cung

(Lông đẹn ở trẻ sơ sinh là phần còn sót sau quá trình tự rụng trong tử cung)

Trẻ sơ sinh nhiều lông đẹn ở lưng có nguy cơ gì?

Lông đẹn ở trẻ là hiện tượng bình thường, là phần thiết yếu trong quá trình phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, sau 4 - 5 tháng chào đời, lông không có dấu hiệu thuyên giảm kèm theo túm lông ở xương sống thì đây có thể là biểu hiện bất thường ở hệ thần kinh.

Trong trường hợp này, cha mẹ cần sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám, nhận hướng dẫn điều trị kịp thời. Tuyệt đối không tự ý sử dụng các phương pháp dân gian tại nhà, chưa được chứng minh khoa học vì có thể dẫn đến các nguy cơ sức khỏe, tính mạng.

Có nên tự trị lông đẹn ở trẻ sơ sinh tại nhà không?

Phụ huynh không nên tự trị lông đẹn ở trẻ sơ sinh tại nhà, đặc biệt những cách chưa được chứng minh về hiệu quả cũng như công dụng. Bởi bản thân trẻ cũng như gia đình có thể phải đối mặt với những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, hoặc không thể kịp thời phát hiện bệnh tình.

Tác hại từ phương pháp dân gian

Một số phương pháp dân gian thường được áp dụng để trị lông đẹn như:

  • Sát lá trầu không lên người.
  • Dùng hỗn hợp lòng trắng trứng gà, nước cốt chanh, bột mì lên da để triệt lông.
  • Cho trẻ dùng sữa tươi.
  • Dùng nước đun từ cây đậu ván để tắm.
  • Ngâm bún tươi trong 4 - 5 ngày, dùng nước này tắm cho trẻ.
  • Dùng lá vông vai để tẩy lông đẹn.

Tác hại từ việc sử dụng phương pháp dân gian

(Tác hại từ việc sử dụng phương pháp dân gian)

Tuy nhiên, các phương pháp truyền miệng này không được chứng minh về hiệu quả, dễ để lại hậu quả khó lường. Một số trường hợp trẻ bị nhiễm trùng sơ sinh, xuất hiện nhiều mủ trắng gây mệt mỏi, quấy khóc nhiều hơn.

Có nên tẩy lông đẹn cho trẻ không?

Y học chứng minh, trên thế giới không có bệnh lông đẹn nên các phương pháp tẩy, triệt lông dân gian có thể làm hỏng da trẻ. Nếu trẻ thường xuyên bỏ bú, ngủ không ngon, sụt cân, tiêu chảy, rụng tóc, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và chữa trị.

Vai trò của lông đẹn trên da trẻ sơ sinh

Cùng với sự phát triển của thai nhi là sự xuất hiện, hình thành của lông đẹn trên da trẻ. Loại lông này có vai trò tương đối quan trọng, điển hình như:

  • Giữ ấm và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể khi còn trong tử cung, thay thế tạm thời chức năng của lớp mỡ dưới da.
  • Bảo vệ thai nhi khỏi tác động cơ học từ nước ối, tránh da bị hư hỏng.
  • Bằng cách gửi các rung động đến thụ thể cảm giác của trẻ, lông đẹn có thể kích thích sự phát triển các giác quan của trẻ.

Vai trò của lông đẹn trên da trẻ sơ sinh

(Vai trò của lông đẹn trên da trẻ sơ sinh)

Lông tơ của trẻ sơ sinh có tự hết không?

Thông thường, trước khi trẻ chào đời lông đẹn sẽ tự động rụng hết, một số ít còn tồn tại đến vài ngày hoặc vài tuần sau khi chào đời. Cha mẹ có thể tham khảo các cách trị lông tơ an toàn cho bé trong nội dung tiếp theo, hoặc nhờ đến tư vấn của bác sĩ chuyên khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông.

Cách trị lông đẹn ở trẻ sơ sinh

Phần lớn lông đẹn ở trẻ sơ sinh sẽ tiêu biến sau khoảng 2 tháng, một số ít sẽ kéo dài đến năm 2 - 3 tuổi. Tuy loại lông này không gây ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ, song nhiều cha mẹ cảm thấy mất thẩm mỹ, tìm cách tẩy theo khoa học hoặc áp dụng phương pháp tắm lá để làm rụng lông và làm mát da.

Nước lá

Công dụng

Lá trầu không

Lá trầu không có tính sát khuẩn cao, có khả năng làm sưng tấy, khử mùi hôi, chống dị ứng và ngứa ngáy. Cách thực hiện cũng đơn giản:

- Bước 1: Giã nát lá trầu và 1 quả cau.

- Bước 2: Dùng nước chắt ra được pha với nước ấm.

- Bước 3: Dùng khăn xô mềm thấm nước, lau lên da.

- Bước 4: Tắm lại bằng nước sạch.

* Lưu ý: Cha mẹ nên chọn lá trầu xanh, sạch, không héo hay bệnh.

Lá đậu ván

Sử dụng lá cây đậu ván để trị lông đẹn ở trẻ, cha mẹ nên chọn lá còn tươi, không bị sâu, rửa sạch trước khi đun sôi với nước. Trước khi nấu, nên cho thêm một chút muối và vò nát lá đậu.

Đun sôi, mẹ lọc lấy nước, pha nước vừa ấm sao cho phù hợp với da của trẻ. Nên tắm lại bằng nước sạch, dùng khăn xô mềm để lau người cho trẻ.

Lá vông

Lá vông cũng có thể sử dụng cho những trẻ còn nhiều lông đẹn, trước khi nấu nên ngâm trong nước 5 - 10 phút để loại bụi bẩn và vi khuẩn. Trước khi đun sôi, nên vò nát lá vông.

Cha mẹ nên nấu đến khi nước chuyển màu, để nguội lọc lấy phần nước trong. Tiếp đến pha với nước sôi (nếu cần), đảm bảo đủ độ ấm khi tắm cho trẻ.

Cây nhọ nhồi

Cây nhọ nhồi có nhiều trong tự nhiên, thường mọc ở vườn, bờ ruộng hoặc bờ ao. Cách làm tương tự các loại lá trên, nhặt, rửa sạch đem đun nước, để nguội vừa ấm rồi mang tắm cho trẻ như bình thường.

Da trẻ tương đối mỏng manh, dễ bị kích ứng nên cha mẹ cần chọn những lá tươi, không bị sâu bệnh, rửa sạch với nước trước khi tắm cho trẻ. Ngoài ra, chỉ dùng nước để tắm nhẹ nhàng cho trẻ, không nên dùng chà sát trực tiếp trên da vì có thể làm tổn thương làn da của trẻ.

Trong trường hợp lông mọc theo từng cụm trên da, cha mẹ không nên tiếp tục sử dụng nước lá để tẩy lông. Đây là dấu hiệu của các vấn đề bất thường, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám y tế kịp thời.

Biện pháp giúp làm giảm lông đẹn an toàn ở trẻ

Ngoài cách trị lông đẹn ở trẻ nhỏ nêu trong nội dung trên, cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp giúp làm giảm lông khác như:

Cách giúp làm giảm lông đẹn an toàn ở trẻ

(Cách giúp làm giảm lông đẹn an toàn ở trẻ)

  • Kiên nhẫn, tắm rửa đều đặn cho trẻ hàng ngày.
  • Massage cơ thể cho trẻ để giảm bớt tình trạng lông đẹn, đồng thời tăng sức đề kháng cho trẻ.
  • Không tự ý bôi thuốc không có nguồn gốc, thuốc kháng sinh vì có thể gây dị ứng, nhiễm trùng trên da.
  • Không áp dụng các phương pháp dân gian chà sát lên da vì có thể làm da bị tổn thương, mưng mủ.

Tựu chung lại, lông đẹn ở trẻ sơ sinh là loại lông mềm và mịn, có từ khi thai nhi được 16 - 20 tuần tuổi. Trước khi chào đời, lông đẹn có ở khắp cơ thể trẻ, trừ một số nơi không có nang lông (môi, lòng bàn tay, lòng bàn chân, bộ phận sinh dục), còn sau sinh chỉ tập trung chủ yếu ở lưng.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

402

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

Bác sĩ CKII

PHI NGA

TRƯỞNG KHOA NHI
19001806 Đặt lịch khám