Lưỡi bị đen: Triệu chứng, nguyên nhân và hướng điều trị

Phương Loan

12-05-2025

goole news
16

Lưỡi là bộ phận quan trọng của khoang miệng, được bao phủ bởi các gai lưỡi nhỏ giúp cảm nhận vị giác và cấu tạo di chuyển linh hoạt, ngay cả với chuyển động khó. Tuy nhiên khi lưỡi bị đen, không ít người lo lắng đây có phải biểu hiện của hoại tử hay không? Để xác định nguyên nhân, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế thăm khám và can thiệp điều trị kịp thời.

 Lưỡi bị đen là bệnh gì?

Lưỡi bị đen hay lưỡi lông đen là tình trạng sức khỏe răng miệng tạm thời, vô hại với đặc trưng các tế bào da chết màu đen xuất hiện trên bề mặt lưỡi. Khi các nhú lòng phát triển dài ra, không bong tróc theo cơ thể thông thường sẽ tích tụ thức ăn dư thừa, nếm men, vi khuẩn, gây tình trạng lưỡi đổi màu.

Lưỡi bị đen vừa là tình trạng sức khỏe bình thường, vừa cảnh báo bệnh lý liên quan

Lưỡi bị đen vừa là tình trạng sức khỏe bình thường, vừa cảnh báo bệnh lý liên quan

Tuy nhiên theo một cách lý giải khác, lưỡi đen cũng có thể xuất hiện do bị ố màu. Trong số ít hiếm hoi, lưỡi lông đen trở thành triệu chứng cảnh báo các bệnh lý tiềm ẩn như tiểu đường, khối u ác tính, bệnh về gan hoặc HIV.

Dấu hiện lưỡi đen

Ở trạng thái sức khỏe bình thường, lưỡi con người sẽ có màu hồng minh, các nhú hay gai lưỡi xuất hiện rõ ràng. Nếu lưỡi thay đổi màu sắc, bạn có thể nghi ngờ những vấn đề bất thường đang xuất hiện trong cơ thể.

Một số dấu hiệu mà bạn có thể chủ động nhận biết như:

  • Lưỡi chuyển màu đen ngay cả khi không tiêu thụ thực phẩm có màu.
  • Các sợi lông đen xuất hiện trên bề mặt lưỡi.
  • Vị giác thay đổi, có cảm giác vị kim loại trong miệng.
  • Hơi thở mùi hôi khó chịu.
  • Nhú lưỡi phát triển quá mức làm gia tăng cảm giác buồn nôn, ngứa ngáy trên lưỡi.
  • Cảm giác bị rát miệng.

Triệu chứng nhận biết lưỡi nổi đốm đen cần thăm khám

Triệu chứng nhận biết lưỡi nổi đốm đen cần thăm khám

Nếu nhận thấy các triệu chứng khó chịu nêu trên, người bệnh cần sớm di chuyển đến cơ sở y tế chuyên môn để thăm khám. Tuyệt đối không tự ý cạo hay sử dụng thuốc tại nhà, khiến biến tình chuyển biến nghiêm trọng hơn.

Nguyên nhân lưỡi bị đen

Lưỡi đen vừa là hậu quả của thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, vừa là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nghiêm trọng. Vậy nên để điều trị dứt điểm, bệnh nhân nên đến bệnh viện thăm khám, xét nghiệm để chẩn đoán phân biệt nguyên nhân, giúp quá trình tác động điều trị đạt hiệu quả cao.

Lưỡi có màu đen do thói quen sinh hoạt

Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học là nguyên nhân chính, phổ biến nhất khiến lưỡi đen, song tiên lượng điều trị thành công cao:

  • Tiêu thụ thực phẩm màu đen: Lưỡi được bao phủ bởi các gai lưỡi nhỏ có chức năng cảm nhận vị giác và tạo độ nhám cho lưỡi. Những thực phẩm chứa chất màu đậm như đen có thể bám vào các nhú gai, khiến lưỡi bị nhuộm màu.
  • Hút thuốc lá: Trong thuốc lá có các chất nicotine, tar dễ bám vào các nhú lưỡi, làm đổi màu lưỡi kéo dài. Khói thuốc còn khiến lượng nước bọt khoang miệng giảm, dẫn đến khô miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn, tế bào chết tích tụ dẫn đến đổi màu đen.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc như kháng sinh, thuốc hóa trị, thuốc chứa bismuth có thể khiến lưỡi chuyển màu đen. Do chất trong thuốc làm thay đổi hệ vi sinh trong miệng, hoặc phản ứng với nước bọt tạo màu đen trên lưỡi tạm thời.

Nguyên nhân gây lưỡi đen do thói quen sinh hoạt thiếu khoa học

Nguyên nhân gây lưỡi đen do thói quen sinh hoạt thiếu khoa học

Lưỡi có chấm đen do bệnh lý liên quan

Lưỡi đen trong trường hợp bất thường có thể liên quan đến các bệnh lý như rối loạn tiêu hóa, thiếu màu, tăng ure huyết, u ác tính,... Nếu nằm trong nhóm đối tượng nguy cơ, bạn nên nghi ngờ và thăm khám y tế chuyên sâu kịp thời.

Rối loạn tiêu hóa

Khi lưỡi bị đen bạn có thể nghi ngờ tình trạng rối loạn tiêu hóa, phổ biến nhất là đầy bụng, táo bón, chán ăn,... Đây cũng là một trong những triệu chứng cảnh báo cơ thể bị ngổ độc, lưỡi chuyển màu do sự tích tụ các độc tố vi khuẩn kích ứng đường tiêu hóa.

Thiếu máu

Thiếu máu khiến lưỡi không nhận đủ các chất dinh dưỡng, oxy dẫn tới tím tái. Tế bào chết trên lưỡi không được loại bỏ theo chu trình thông thường, tích tụ làm lưỡi chuyển màu đen, thậm chí thay đổi hình dạng, kích thước bề mặt lưỡi trông sần sùi và sẫm màu.

Tiểu đường

Người bệnh bị tiểu đường thường bị khô miệng do giảm tiết nước bọt và nhiễm trùng miệng. Đây là những điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển trên lưỡi, hình thành những sắc tố màu đen.

Tăng ure máu

Tăng ure máu là tình trạng thường gặp ở nhóm bệnh nhân suy thận, do chức năng lọc cầu thận suy giảm khiến các chất độc, chất thải khó có thể đào thải hết. 

Khối u ác tính

Trong trường hợp xấu, lưỡi bị đen có thể cảnh báo khối u ác tính trong khoang miệng. Ngoài nhận biết qua màu sắc lưỡi, bạn có thể ghi ngờ dựa vào mức độ phát triển như hơi nhô cao lên trên bề mặt lưỡi.

Nhiễm nấm, vi khuẩn

Trên lưỡi luôn tồn tại một lượng vi khuẩn có hại, nấm Candida nhất định nhưng không gây hại. Tuy nhiên khi phát triển quá mức, kết hợp với nền hệ miễn dịch yếu, bệnh nhân có thể bị lưỡi đen kèm cảm giác khó chịu, vị lạ trong miệng.

Bệnh về gan

Khi gan suy giảm chức năng hoạt động có thể làm tích tụ độc tố trong cơ thể, các chất thải và độc tố không được đào thải đều đặn ảnh hưởng lên niêm mạc miệng. Từ đó tích tụ, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, khiến mặt lưỡi chuyển màu đen.

Lưỡi bị đen cần được xem xét kỹ lưỡng nguyên nhân gây bệnh, xác định đây là yếu tố tạm thời hay biểu hiện của bệnh lý. Từ đó xây dựng phác đồ khắc phục kịp thời, đảm bảo cho hiệu quả dứt điểm tình trạng.

Điều trị lưỡi lông đen

Nhiều người bệnh thắc mác lưỡi bị đen có thể điều trị hay không? Chuyên gia y tế giải đoán, tình trạng này phần lớn không cần can thiệp sâu, bạn có thể xử lý bằng cách đánh răng và chải lưỡi đều đặn hàng ngày, giúp loại bỏ triệt để các tế bào chết và phai màu đen.

Điều trị lưỡi chuyển màu đen phụ thuộc phần lớn vào nguyên nhân

Điều trị lưỡi chuyển màu đen phụ thuộc phần lớn vào nguyên nhân

Trường hợp nghi ngờ do tác dụng phụ của thuốc, chế độ dinh dưỡng cần tham vấn trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa. Khi này bệnh nhân sẽ được điều chỉnh lượng thuốc, kê đơn kháng sinh nhằm kiểm soát lượng vi khuẩn và nấm trong khoang miệng.

Hay bổ sung vitamin A để tăng cường tốc độ thay thế tế bào trên lưỡi của người bệnh. Với nhóm nhú lười tồn tại trong thời gian dài, bệnh nhân được xem xét can thiệp loại bỏ bằng công cụ đốt điện hoặc laser.

Biện pháp phòng ngừa hiện tượng lưỡi có màu đen

Lưỡi có đốm đen có thể chủ động phòng ngừa bằng lối sinh hoạt khoa học tại nhà, đặc biệt hiệu quả với nhóm trường hợp do vệ sinh sai cách, lạm dụng chất kích thích,...

  • Làm sạch lưỡi bằng dụng cụ chuyên dụng mỗi ngày để loại bỏ vi khuẩn và tế bào chết.
  • Cạo lưỡi sau khi ăn uống, tiêu thụ thược phẩm có màu.
  • Ngưng sử dụng thuốc lá để cải thiện tình trạng lưỡi, hoặc chủ động làm sạch lưỡi sau mỗi lần hút thuốc lá hoặc 2 giờ/lần.
  • Bổ sung nước cho cơ thể nhằm giữa độ ẩm cho niêm mạc miệng, cuốn trôi các tế bào chết.
  • Nhai kẹo cao su không đường nhằm kích thích tuyến nước bọt hoạt động, tháo gỡ các tế bào chết bị mắc kẹt trên lưỡi.
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh với đầy đủ trái cây, rau xanh, chất đạm, cân bằng lợi khuẩn trong khoang miệng.
  • Định kỳ khám răng 6 - 12 tháng/lần để duy trì sức khỏe răng miệng, kịp thời phát hiện bệnh lý tiềm ẩn liên quan.

Biện pháp phòng tránh lưỡi chuyển lông màu đen

Biện pháp phòng tránh lưỡi chuyển lông màu đen

Lưỡi bị đen thường là tình trạng vô hại, chỉ xuất hiện tạm thời và có thể thay đổi bằng một số thói quen dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học. Trong trường hợp lưỡi đen kéo dài 1 - 2 tuần, bệnh nhân tuyệt đối không chủ quan, cần thăm khám, tiếp nhận tư vấn và điều trị với bác sĩ chuyên môn.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

8

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám