Lưỡi nổi đẹn là hệ quả của quá trình nấm Candida phát triển quá mức, hình thành nên các lớp mảng trắng mịn trên lưỡi và niêm mạc miệng. Bệnh gặp chủ yếu ở nhóm người dùng thuốc kháng sinh quá nhiều, suy giảm hệ miễn dịch hoặc sức đề kháng kém. Chủ động phòng ngừa qua chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt là hướng được chuyên gia nha khoa khuyến cáo.
Lưỡi nổi đẹn là gì?
Lưỡi nổi đẹn (hay đẹn miệng, đẹn lưỡi) là tình trạng nhiễm trùng do nấm Candida gây nên. Loại nấm men này thường tồn tại trên niêm mạc miệng, không gây hại nhưng khi gặp điều kiện thích hợp, phát triển quá mức sẽ làm xuất hiện loạt triệu chứng khó chịu ở lưỡi, nướu và má trong.

Lưỡi nổi đẹn hình thành do sự xâm nhập của nấm Candida
Triệu chứng nổi đẹn dưới lưỡi
Ban đầu đẹn miệng xuất hiện với một vài đốm nhỏ li ti màu trắng vàng nhạt, bao bọc bên ngoài là quầng đỏ hơi mọng nước. Về lâu dài, đẹn miệng có thể vỡ ra gây vết loét hình tròn trắng sữa, đường kính trung bình từ 3 - 10mm hoặc hơn, tập trung ở nướu, lưỡi, má và môi.
Đây là bệnh lý lành tính, không gây nguy hiểm và có thể tự khỏi sau 7 - 10 ngày mà không để lại sẹo. Tuy nhiên trong thời gian phát bệnh, bạn sẽ gặp một số bất lợi trong sinh hoạt đời thường như đau rát, khó chịu khi ăn uống và vệ sinh răng miệng.
Nguyên nhân bị nổi đẹn ở lưỡi
Lưỡi nổi đẹn là hệ quả của sự phát triển quá mức nấm Candida trong khoang miệng. Trong đó nhóm tác nhân tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây bệnh có thể kể đến:
- Suy giảm hệ thống miễn dịch do các bệnh lý như HIV/AIDS, ung thư, bệnh tự miễn hoặc do sử dụng thuốc ức chế miễn dịch như corticosteroid làm tăng nguy cơ bị nhiễm nấm.
- Thuốc kháng sinh hoạt động với cơ chế tiêu diệt vi khuẩn, bao gồm cả vi khuẩn có lợi trong khoang miệng. Tình trạng khiến hệ sinh vật miệng bị mất cân bằng, tạo điều kiện cho nấm Candida phát triển.
- Đái tháo đường không được kiểm soát chặt chẽ, tạo điều kiện cho nấm lấy glucose làm nguồn năng lượng phát triển quá mức.
- Khô miệng do dùng thuốc, mắc bệnh Sjögren’s syndrome, thiếu nước có thể làm giảm khả năng chống sự sinh sôi của nấm và vi khuẩn trong miệng.
- Hệ tiêu hóa kém như loét dạ dày, chứng ợ nóng dễ dàng tạo điều kiện cho nấm Candida phát triển mạnh.
- Thiếu vitamin, khoáng chất (vitamin B12, sắt, folate) có thể khiến sức đề kháng suy giảm, dễ gây nhiễm nấm ở niêm mạc miệng.
- Vệ sinh khoang miệng không sạch, vệ sinh không đúng cách cũng là một trong những yếu tố thuận lợi cho nấm phát triển gây bệnh.
- Hoạt chất gây hại trong thuốc lá có thể làm suy yếu sức khỏe miêng mạc miệng, nấm Candida qua đó thuận lợi phát triển.
- Thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ, liệu pháp hormone giúp nấm trong khoang miệng thuận lợi phát triển.
- Streptococcal virus không nằm ngoài nhóm yếu tố nguy cơ hàng đầu, tăng nguy cơ nổi đen trong khoang miệng.

Nguyên nhân khiến nổi đẹn ở lưỡi
Nổi đẹn ở lưỡi khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau, rất khó chẩn đoán phân biệt bằng mắt thường. Nếu nghi ngờ khoang miệng nhiễm nấm Candida, bạn nên đến cơ sở y tế thăm khám chuyên khoa để nhận kết quả chẩn đoán chính xác.
Khi nào lưỡi bị nổi đẹn cần gặp bác sĩ
Về cơ bản các triệu chứng đẹn miệng không ảnh hưởng đến sức khỏe hay đời sống người bệnh quá nhiều. Nhưng nếu xuất hiện các tình trạng dưới đây, bạn cần kiểm tra sớm và tiếp nhận điều trị kịp thời:
- Đau nhức dữ dội do các vết loét gây nên, không thể thuyên giảm qua các phương pháp điều trị tại nhà.
- Vết loét lớn bất thường, thậm chí không ngừng lây lan rộng cảnh báo tính ra nấm phát triển nghiêm trọng.
- Sốt cao trên 40 độ, khó có thể điều trị bằng thuốc không kê đơn.
- Viêm loét kéo dài không có dấu hiệu cải thiện, hồi phục.
Những trường hợp này bạn không nên kéo dài thời gian điều trị, nên nhờ đến sự can thiệp của y tế. Đặc biệt không tự ý điều trị tại nhà, khiến tình trạng bệnh chuyển biến nặng ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cách trị nổi đẹn ở lưỡi
Điều trị lưỡi nổi đẹn cần tập trung diệt tận gốc nấm Candida, tăng hiệu quả thuyên giảm các triệu chứng khó chịu trong khoang miệng. Dưới đây là một số loại thuốc thường được khuyên dùng, kèm theo các gợi ý chăm sóc mà bạn có thể tham khảo.
Dùng thuốc chống nấm
Thuốc chống nấm bao gồm thuốc chống nấm kê đơn và chống nấm không kê đơn:
- Thuốc chống nấm kê đơn bao gồm nystatin, clotrimazole, fluconazole được bào chế dưới các dạng khác như như viên uống, gel hoặc nước súc miệng.
- Thuốc chống nấm không kê đơn thường được tư vấn với trường hợp nhiễm nấm nhẹ như miconazole, giảm nhẹ triệu chứng bệnh.

Dùng thuốc chống nấm điều trị lưỡi nổi đẹn
Chú ý vệ sinh răng miệng
Trong thời gian phát bệnh mặc dù gặp đau đớn khi vệ sinh răng miệng nhưng bạn vẫn cần tuân thủ, đánh răng ít nhất 2 lần một ngày vào sáng và tối để loại bỏ vi khuẩn. Có thể sử dụng thêm chỉ nha khoa, tăm nước, dụng cụ cạo lưỡi để loại bỏ tối đa mảng bám và vi khuẩn.
Ngoài ra nên sử dụng thêm nước súc miệng kháng khuẩn để giảm lượng nấm, vi khuẩn gây hại trong miệng. Bạn lưu ý giữa dung dịch súc miệng trong khoảng 10 - 15 giây trước khi nhổ bỏ.
Xem thêm: Cách làm sạch lưỡi bị trắng và những lưu ý khi vệ sinh
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
Glucozo là nguồn năng lượng ưa thích của nấm Candida, bạn nên tiết chế tiêu thụ thực phẩm và đồ uống chứa nhiều đường. Bên cạnh đó tập trung bổ sung thực phẩm chứa probiotics như sữa chua, cân bằng hệ vi sinh vật trong khoang miệng và hệ tiêu hóa, hỗ trợ giảm nấm Candida.

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cắt nguồn năng lượng ưa thích của nấm
Duy trì độ ẩm khoang miệng
Độ ẩm khoang miệng rất quan trọng trong giai đoạn giảm lượng nấm Candida phát triển trong khoang miệng. Bạn cần đảm bảo bổ sung đủ nước hoặc sử dụng sản phẩm hỗ trợ làm ẩm miệng, ngăn chặn tình trạng khô miệng.
Điều trị nguyên nhân
Nếu miệng nổi đẹn do nguyên nhân từ bệnh lý như tiểu đường, suy giảm hệ miễn dịch, bạn cần thăm khám và nhận tư vấn từ đội ngũ bác sĩ chuyên môn. Điển hình như kiểm soát mức đường huyết, tăng sức đề kháng của cơ thể.
Biện pháp phòng ngừa nổi đẹn trên lưỡi
Theo chuyên gia nha khoa, cách tốt nhất để điều trị lưỡi nổi đẹn là chủ động phòng ngừa sự gia tăng của nấm Candida. Dưới đây là một số gợi ý mà bạn nên thực hiện:
- Tránh tiêu thụ thực phẩm cay nóng gây kích thích lên vùng tổn thương, thậm chí còn khiến tình trạng chuyển biến nghiêm trọng hơn.
- Hạn chế tiêu thụ các chất nuôi dưỡng nấm Candida như cà phê, rượu bia, nước ngọt, thuốc lá, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ.
- Không dùng các loại kem đánh răng, nước súc miệng chứa sodium lauryl sulfate khiến vết loét miệng chuyển biến nặng hơn.
- Dùng tăm nha khoa làm sạch các kẽ răng thay vì tăm xỉa khiến nướu bị tổn thương.
- Luyện tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày, trung bình 30 - 60 phút mỗi ngày.
- Định kỳ tái khám nha khoa, lấy cao răng 6 tháng/lần để giữ nướu chắc khỏe.

Một số cách phòng ngừa tình trạng đẹn lưỡi
Lưỡi nổi đen là bệnh lý thường gặp, do sự phát triển quá mức của nấm Candida trong khoang miệng. Bệnh không đe dọa nguy hiểm đến sức khỏe nhưng vẫn cần được can thiệp điều trị kịp thời, giảm ngừa tình trạng diễn tiến nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt.