Lưu ý khi chụp CT: Người bệnh cần biết gì trước khi chụp cắt lớp?

Ngọc Anh

06-02-2024

goole news
16

Chụp cắt lớp là gì, khi nào cần chụp, chụp cắt lớp có an toàn không,... là các câu hỏi thường thấy của người bệnh khi tìm hiểu hoặc khi được chỉ định chụp CT Scanner. Hôm nay, hãy cùng Bệnh viện đa khoa Phương Đông giải đáp những thắc mắc và gợi ý thêm các lưu ý khi chụp CT cho người bệnh nhé!

Chụp CT phát hiện ra bệnh gì? Khi nào cần chụp CT?

Chụp cắt lớp vi tính là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, không gây đau đớn. Máy chụp CT sẽ sử dụng một chùm tia năng lượng X quét xung quanh vị trí cần chụp để thu về nhiều hình chụp lát cắt nhất có thể. Tiếp theo, máy tính sẽ thu dữ liệu về để xếp chồng lên nhau để tái hiện bộ phận cần chụp đa chiều thể hiện chi tiết cấu trúc và tổn thương qua sắc độ đậm nhạt trên hình chụp. 

Lưu ý khi chụp CT cho người bệnh, tuỳ tình trạng bệnh lý mà bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh chụp CT có thuốc cản quang và chụp CT không có thuốc cản quang.

Hình ảnh bác sĩ đọc kết quả sau khi chụp CT
Hình ảnh bác sĩ đọc kết quả sau khi chụp CT

Lưu ý khi chụp CT: Mục đích của chụp cắt lớp vi tính

Chụp CT được sử dụng trong chẩn đoán các bệnh và tình trạng mạch máu, các bệnh lý về thận, kiểm tra các chấn thương ở đầu hay trong kiểm tra chức năng xương và các tạng trong cơ thể. Ngoài ra, chụp cắt lớp cũng tham gia vào tầm soát ung thư, theo dõi điều trị và sử dụng trong tái khám khối u tái phát,...                     (Hình chụp CT hỗ trợ bác sĩ trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý)

(Hình chụp CT hỗ trợ bác sĩ trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý)

Dựa vào hình chụp cắt lớp mà bác sĩ đưa ra các chẩn đoán về tình trạng cơ thể người bệnh. Nếu hình chụp CT cho kết quả không có cục máu đông, khối u,... hay bất cứ tình trạng bất thường nào khác thì đây quả là tín hiệu khả quan với người bệnh. 

Ngược lại, nếu phát hiện bất thường, bệnh nhân có thể phải thực hiện các xét nghiệm khác để bác sĩ đưa ra chẩn đoán về tình trạng sức khoẻ của mình. Tuy nhiên, người bệnh nên lưu ý khi chụp CT  rằng: Không loại trừ một số vị trí khó, hình chụp cắt lớp phản ánh không chính xác hoặc kết quả CT chưa thể hiện sớm các tổn thương của bộ phận cần chụp. 

Lưu ý khi chụp CT: Khi nào cần chụp CT?

Nhìn chung, chụp CT thường được bác sĩ chỉ định cho người bệnh trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân cấp cứu như bị xảy ra tai nạn, bị va chạm, nghi ngờ chảy máu trong... cần chẩn đoán và có phương án điều trị kịp thời
  • Người gặp vấn đề về xương khớp: khối u, gãy xương,...
  • Người bệnh mới phát hiện ra khối u, cần theo dõi vị trí, tính chất, mức độ xâm lấn,... để đưa ra phương án thực hiện các thủ thuật tiếp theo như sinh thiết, phẫu thuật, xạ trị 
  • Người bệnh đang điều trị ung thư,... cần xác định theo dõi diễn biến bệnh và khả năng đáp ứng trong điều trị

… Và các trường hợp khác theo chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm: Sinh thiết là gì? Những điều cần biết khi thực hiện sinh thiết

  (Bệnh nhân phối hợp kỹ thuật viên khi chụp CT)

 (Bệnh nhân phối hợp kỹ thuật viên khi chụp CT)

Tuy nhiên, một điểm cần lưu ý khi chụp CT, chụp cắt lớp sẽ được thay thế bằng các phương pháp khác như chụp MRI, siêu âm, chụp X quang,... Nếu bệnh nhân thuộc nhóm chống chỉ định và dị ứng với thành phần thuốc cản quang iod. 

Chụp CT có an toàn không?

Lưu ý khi chụp CT: Nguy cơ nhiễm xạ từ máy chụp CT

Kỹ thuật chụp cắt lớp sử dụng bức xạ tia X nên vẫn tồn tại khả năng bệnh nhân bị nhiễm xạ trong khi thực hiện thủ thuật. Đây là bức xạ ion hoá trong quá trình tiếp xúc với cơ thể có thể làm tăng nguy cơ gây ung thư của người bệnh. Về vấn đề này, bác sĩ sẽ giải thích chi tiết và bệnh nhân cần lưu ý khi chụp CT

Vì thế, chụp cắt lớp không được chỉ định cho phụ nữ mang thai hay đang cho con bú vì nguy cơ gây dị tật thai nhi. Ngoài ra trẻ em cũng là đối tượng được các bác sĩ cân nhắc rất kỹ khi chỉ định thực hiện chụp cắt lớp vì trẻ em phải chịu bức xạ lớn hơn và cơ thể chúng nhạy cảm với bức xạ hơn so với người lớn. Bên cạnh đó, chúng ta cũng không loại trừ trường hợp những biến chứng do nhiễm xạ thể hiện chậm.

(Máy chụp 128 dãy đời mới tại BVĐK Phương Đông giảm 50% ảnh hưởng của bức xạ lên người bệnh) 

(Máy chụp 128 dãy đời mới tại BVĐK Phương Đông giảm 50% ảnh hưởng của bức xạ lên người bệnh) 

Mặt khác, bệnh nhân cũng không cần quá lo lắng bởi nguy cơ ung thư từ bức xạ tia X trong y khoa là rất nhỏ. Đồng thời, liều lượng tia X sử dụng chụp CT cũng là liều thấp. 

Lưu ý khi chụp CT: Tác dụng phụ từ thuốc cản quang

Thuốc cản quang được sử dụng trong chụp cắt lớp vi tính mặc dù khá an toàn nhưng vẫn có thể gây ra tác dụng phụ. Các phản ứng này có thể xảy ra ngay sau 1h tiêm thuốc. Tỷ lệ có triệu chứng dị ứng  với thuốc ngay lập tức là 0,01 - 0,04% với phản ứng nặng và 3% với phản ứng nhẹ.

Tuy nhiên, các phản ứng phụ có thể đến chậm, bộc lộ từ vài giờ đến vài tuần sau khi tiêm thuốc cản quang. Một số trường hợp dị ứng nhẹ với thuốc cản quang có thể được chỉ định dùng thuốc dự phòng dị ứng thường. 

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên lưu ý các triệu chứng cảnh báo cơ thể người bệnh dị ứng với thuốc cản quang như sau: 

Mức độ

Triệu ứng (có thể có) sau khi tiêm thuốc

Nhẹ

  • Tiêu hoá: buồn nôn, nôn
  • Thần kinh: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt
  • Hô hấp: ho, ngạt mũi
  • Toàn thân: mẩn ngứa, vã mồ hôi

Trung bình

  • Tim mạch: tăng hoặc hạ huyết áp, nhịp tim nhanh hoặc chậm
  • Hô hấp: khó thở
  • Toàn thân: mẩn đỏ hoặc phát ban

Nặng

(tỉ lệ 1/1000000)

  • Tim mạch: ngừng tim, tụt huyết áp nặng
  • Thần kinh: mê man, giảm ý thức
  • Hô hấp: phù thanh quản nặng, tiến triển nhanh

Xem thêm: Ngừng tim là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều cần làm khi ngừng tim

Chính vì thế, bệnh nhân được khuyến cáo ở lại cơ sở y tế chụp cắt lớp 1 tiếng sau khi chụp để theo dõi các triệu chứng có thể xảy ra và được nhân viên y tế hỗ trợ kịp thời. 

Chụp CT hết bao nhiêu tiền?

Thông thường chi phí chụp cắt lớp rơi vào khoảng 1.000.000 - 5.000.000 VNĐ/ lần chụp. Chi phí cụ thể sẽ được xác định bởi bộ phận cần chụp, kỹ thuật lát cắt của máy chụp, tay nghề kỹ thuật viên, trình độ chuyên môn của bác sĩ,...

Tuy nhiên, người bệnh hoàn toàn có thể thực hiện theo chỉ định của bác sĩ và đúng theo pháp luật để được bảo hiểm y tế hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh. 

Lưu ý cho bệnh nhân trước, trong và sau khi chụp CT

Trước khi chụp, tuỳ bộ phận chụp cắt lớp mà bệnh nhân sẽ được kỹ thuật viên và bác sĩ hướng dẫn, tuy nhiên nhìn chung các kỹ thuật chụp CT sẽ yêu cầu:

  • Nhịn ăn trước 4 - 6 tiếng trước khi chụp
  • Trang phục thoải mái, hạn chế tối đa các đồ trang sức và vật dụng bằng kim loại
  • Thực hiện một số xét nghiệm theo chỉ định
  • Trao đổi về tình trạng bệnh lý, các loại thuốc đang sử dụng, tiền sử dị ứng
  • Thử nghiệm thuốc cản quang trên cơ thể và ký cam kết sử dụng thuốc cản quang (nếu có)

Lưu ý khi chụp CT, bệnh nhân sẽ không chịu đau đớn từ máy chụp cắt lớp, tuy nhiên bệnh nhân sẽ cần lưu ý trong khi chụp CT. Đó là giữ nguyên tư thế và có thể phải nín thở vài lần theo yêu cầu của kỹ thuật viên. 

Sau khi chụp CT, bệnh nhân nên sẽ ở lại bệnh viện hoặc hẹn ngày đọc kết quả. Tuy nhiên trong khoảng vài ngày sau khi chụp, người bệnh nên uống nhiều nước để đào thải hết thuốc cản quang còn dư lại ra bên ngoài cơ thể. 

Lưu ý khi chụp CT: Lựa chọn bệnh viện chụp CT ở Hà Nội.

Người bệnh thực hiện chụp cắt lớp theo chỉ định của bác sĩ tại các cơ sở y tế cần xem xét những điểm quan trọng và lưu ý khi chụp CT như sau:

  • Về cơ sở vật chất, máy chụp cắt lớp đa dãy: Một số cơ sở sử dụng máy chụp đời cũ có thể làm tăng mức độ ảnh hưởng của bức xạ lên cơ thể người bệnh. Ngoài ra chất lượng hình ảnh sẽ không được đảm bảo, gây ảnh hưởng đến kết quả chẩn đoán cuối cùng.
  • Về đội ngũ bác sĩ và kỹ thuật viên: Kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính đòi hỏi bác sĩ đọc kết quả phải có chuyên môn và kinh nghiệm lâm sàng dày dặn phối hợp cùng kỹ thuật viên chắc tay nghề để chẩn đoán kịp thời, chính xác và truyền tải hiệu quả cho người bệnh.
  • Về chất lượng dịch vụ chung: Người bệnh thực hiện chụp CT cần được trấn an, quan tâm và hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc trong và sau khi chụp. Ngoài ra chất lượng dịch vụ tốt sẽ giúp người bệnh thoải mái bình tĩnh và phục hồi nhanh sau quá trình thực hiện thủ thuật.

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông với tiêu chí “Nâng niu từng sự sống” luôn trân trọng từng người bệnh khi đến thăm khám. Máy chụp CT Scanner 128 dãy đa tính năng giúp giảm đến 50% bức xạ lên cơ thể người bệnh so với máy chụp 64 dãy cũ. Các máy chụp hiện đại thu hình ảnh 3D chất lượng tốt hơn từ đó phát hiện được các tổn thương nhỏ. 

(Máy chụp CT Scanner 128 dãy ở Bệnh viện Đa khoa Phương Đông)

(Máy chụp CT Scanner 128 dãy ở Bệnh viện Đa khoa Phương Đông)

Đặc biệt, những kỹ thuật viên, bác sĩ của Khoa Chẩn đoán hình ảnh đều có tay nghề tốt, đã và đang thực hiện chụp cắt lớp vi tính cho các bệnh nhân từ mọi miền đất nước. Bên cạnh đó, mô hình bệnh viện theo hướng khách sạn giúp mọi tiêu chuẩn dịch vụ của bệnh viện được nâng cao để đem lại trải nghiệm dễ chịu, hài lòng cho khách hàng!

Để biết thêm thông tin chi tiết về những lưu ý khi chụp CT và đặt lịch thăm khám vui lòng liên hệ Hotline:19001806 để được hỗ trợ. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

916

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám