Mạch máu ngoại biên – Phân loại và cách điều trị

Thu Hiền

20-12-2023

goole news
16

Mạch máu ngoại biên hay bệnh ngoại vi là tên gọi chung của các bệnh liên quan đến hệ động mạch nằm cách xa tim. Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh ngoại vi với các triệu chứng, biểu hiện khác nhau. Tại nội dung bài viết sau đây Bệnh Viện Đa Khoa Phương Đông sẽ chia sẻ thông tin chi tiết về bệnh lý này đến các bạn.

Bệnh mạch máu ngoại biên là gì?

Bệnh mạch máu ngoại biên hay bệnh ngoại vi là tên gọi chung chỉ các bệnh liên quan đến hệ động mạch nằm cách xa tim. Bệnh gây nên do huyết khối và các mảng xơ vữa hình thành gây tắc nghẽn mạch máu. Điều này ảnh hưởng tới việc cấp máu cho các chi. Đồng thời có thể gây ảnh hưởng đến động mạch cung cấp máu cho vùng đầu. Phần lớn bệnh mạch máu ngoại vi là các tổn thương động mạch ở chân và tay, vùng tiểu khung.

Bệnh mạch máu ngoại biên nay bệnh ngoại viBệnh mạch máu ngoại biên nay bệnh ngoại vi

Bệnh không bao gồm các tổn thương ở mạch máu não và động mạch tim, tuy nhiên người bị mạch máu ngoại biên có nguy cơ cao bị đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim. Bệnh không có triệu chứng, biểu hiện rõ rệt, thường phát hiện khi tình trạng bệnh nặng hoặc qua khám sức khỏe định kỳ. 

Nguyên nhân gây mạch máu ngoại biên

Nguyên nhân gây mạch máu ngoại biên là gì? Bệnh này là do tắc nghẽn mạch máu do các mảng xơ vữa, khối huyết. Các chất lắng đọng trên thành mạch, đặc biệt là mỡ trong máu khiến lòng mạch bị hẹp. Chúng hình thành xơ vữa, tạo ra những mảng bám trên nội mạc thành mạch, cản trở dòng chảy của lòng mạch. Bệnh mạch ngoại vi thường gặp ở những đối tượng sau đây:

  • Người hút thuốc lá
  • Người bị rối loạn mỡ máu
  • Người mắc bệnh tiểu đường
  • Người bị tăng huyết áp

Bệnh tiểu đường và hút thuốc lá 2 tác nhân gây nguy cơ mắc bệnh mạch máu ngoại biên cao nhất trong những lý do trên. Bệnh cũng có xu hướng gia tăng ở đối tượng trung niên, người lớn tuổi. 

Triệu chứng của bệnh mạch máu ngoại biên

Bệnh mạch máu ngoại biên thường có các triệu chứng chuột rút ở bắp chân, đùi, hông, đau ở chân. Tình trạng này thường xuất hiện khi tập thể dục, đi bộ, leo cầu thang hoặc hoạt động thể chất. Các triệu chứng sẽ giảm dần hoặc biến mất nhanh chóng khi người bệnh dừng hoạt động và nghỉ ngơi vài phút. Do đó bệnh này hay bị nhầm là bệnh đau xương khớp ở người già hoặc đau do vận động thông thường. 

Nguyên nhân gây ra đau cho người bệnh là do cơ thể hoạt động cần lượng máu lưu thông nhiều hơn khi hoạt động. Tuy nhiên lòng mạch hẹp do có các mảng xơ vữa, cản trở quá trình lưu thông máu, gây ra thiếu máu, từ đó tạo cơn đau ở cơ khi vận động. Trái lại, khi nghỉ ngơi nhu cầu cấp máu ở người bệnh giảm dần, các triệu chứng cũng dần đỡ và biến mất. 

Khi bệnh mạch máu ngoại biên diễn biến nặng hơn sẽ có các triệu chứng kèm theo như: 

  • Đau, chuột rút các chi ngay cả khi nghỉ ngơi
  • Đau chân, đau cơ các chi khi hoạt động và cả khi nghỉ ngơi
  • Các vết thương ở ngón chân, bàn chân mất nhiều thời gian để lành
  • Cả hai chân hoặc một chân lạnh hơn so với tay
  • Nghiêm trọng hơn ngón chân, bàn chân có thể bị hoại tử

Bệnh mạch máu ngoại biên gồm những bệnh gì?

Bệnh mạch ngoại vi là một nhóm các bệnh liên quan đến sự suy yếu hoặc tắc nghẽn các mạch máu ngoại vi, các mạch máu nằm ngoài khu vực tim và não. Mạch máu ngoại biên bao gồm những bệnh sau đây:

Bệnh mạch máu ngoại biên là tên chung chỉ các bệnh liên quan đến hệ động mạch nằm cách xa timBệnh mạch máu ngoại biên là tên chung chỉ các bệnh liên quan đến hệ động mạch nằm cách xa tim

Viêm tĩnh mạch

Viêm tĩnh mạch thường xảy ra ở cánh tay được chia làm 2 loại là viêm tĩnh mạch nông và viêm tĩnh mạch sâu.

  • Viêm tĩnh mạch nông: biểu hiện đỏ và nóng tĩnh mạch, sờ vào tĩnh mạch thấy cứng và đau, bị phù nhẹ dọc theo tĩnh mạch. Bệnh có thể gây mệt mỏi, sốt, cơ thể đau nhức.
  • Viêm tĩnh mạch sâu: triệu chứng là những cơn đau dữ dội. Người bệnh sốt cao, mệt mỏi, vùng tĩnh mạch đau có khả năng huyết khối, nguy hiểm hơn có thể thuyên tắc phổi. 

Giãn tĩnh mạch

Vận tốc máu tĩnh mạch chảy về tim ở người bình thường luôn ổn định ở một mức dưới sự hỗ trợ của các van tim và quá trình co cơ. Van tĩnh mạch ngăn không cho dòng máu chảy ngược trở lại. Trong trường hợp van tĩnh mạch bị tổn thương hoặc viêm nhiễm, dòng máu lưu thông quá chậm khiến các tĩnh mạch bị giãn căng, xoắn lại. Tình trạng này thường xảy ra với tĩnh mạch nông ở chân.

Bệnh giãn tĩnh mạch là bệnh có yếu tố di truyền. Tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao hơn nam giới, đặc biệt là thừa cân, người thường xuyên phải đứng lâu, người lớn tuổi. Triệu chứng dễ dàng có thể nhận ra ngay là tĩnh mạch nổi thành các đường màu xanh tím, ngoằn ngoèo trên da. Chân người bệnh có cảm giác đau như bị châm chích, mắt cá chân sưng vào cuối ngày. 

Tắc động mạch

Động mạch bị tắc do các mảng xơ vữa lắng đọng gây hẹp dòng chảy trong lòng động mạch. Điều này khiến máu chảy đi nuôi các chi bị thiếu hụt, gây tình trạng đau và tê bì chân tay. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến nguy cơ bị nhiễm trùng các chi. Mức độ tắc càng nghiêm trọng thì tình trạng đau càng nặng, tần suất đau càng nhiều. Các cơn đau cách hồi khiến bệnh nhân khó di chuyển, tập luyện, càng hoạt động cơn đang càng tăng lên. 

Bệnh Buerger

Bệnh Buerger khiến các mạch máu ở chân tay bị viêm, nhất là bàn chân, bàn tay. Bệnh khiến quá trình lưu thông máu đến các chi bị cản trở do hẹp và tắc nghẽn mạch máu. Điều này cũng khiến lượng máu nuôi các mô tế bào ở chân, tay giảm, gây đau, tê bì, tổn thương mô tế bào và hoại tử. Bệnh thường gặp ở những người hút thuốc lá. 

Bệnh Raynaud

Bệnh Raynaud làm khiến quá trình lưu thông máu bị ảnh hưởng theo từng đợt. Mỗi đợt sẽ kéo dài từ vài phút, đến một giờ. Khi đợt bệnh Raynaud tấn công lượng máu vận chuyển đến các chi bị thiếu hụt gây tê bì tay chân, đầu ngón tay chân lạnh, xanh tím hoặc tái nhợt. 

Chẩn đoán mạch máu ngoại biên

Cách chẩn đoán bệnh mạch máu ngoại biên dựa trên khám lâm sàng và thăm khám không xâm nhập cụ thể: 

  • Thăm khám lâm sàng: đánh giá chung hình thể chi (chân tay). Sau đó so sánh giữa 2 chi để thấy rõ hơn các biến đổi bệnh lý: màu sắc da, tình trạng móng, nang lông, đánh giá phù nề các tổn thương ở chi, ấn xem lõm hay không lõm. 
  • Thăm khám không xâm nhập: đo huyết áp động mạch bằng huyết áp kế; đo dao động thành mạch; đo nhiệt độ da; ghi biến đổi thể tích máu; đo độ bão hoà oxy máu mao mạch qua da; chụp siêu âm kép (Duplex Ultrasonography); ghi Doppler mạch máu; chụp động mạch cộng hưởng từ; chỉ số cánh tay mắt cá chân (ABI); chụp X-quang mạch máu cản quang.

Chẩn đoán mạch máu ngoại biên

Điều trị bệnh mạch máu ngoại biên

Nguyên tắc điều trị bệnh mạch máu ngoại biên bao gồm giảm triệu chứng đau và phòng những tiến triển xấu của bệnh. Các phương pháp điều trị bao gồm: thay đổi lối sống, chế độ ăn uống; kết hợp điều trị thuốc; can thiệp đặt stent hoặc phẫu thuật bắc cầu nối; phẫu thuật cắt chi,... Tùy thuộc vào tình trạng và mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. 

Phương pháp điều trị bệnh mạch máu ngoại biên thông qua luyện tập 

Luyện tập thường xuyên và đều đặn là phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho bệnh nhân mắc mạch máu ngoại biên. Bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn hướng dẫn chương trình tập luyện phù hợp với người bệnh. 

Bệnh nhân nên bắt đầu với các bài tập đơn giản như đi bộ, các bài tập cho chân và toàn cơ thể từ 3- 4 lần/tuần. Tập luyện kiên trì sẽ giúp giảm các triệu chứng của bệnh sau vài tháng. 

Điều trị bệnh mạch máu ngoại biên thông qua chế độ ăn uống

Phần lớn các bệnh nhân mắc mạch máu ngoại biên có mỡ máu tăng, huyết áp cao và tiểu đường. Chính vì vậy việc kết hợp điều trị thuốc, luyện tập và ăn uống lành mạnh sẽ giúp giảm các triệu chứng cũng như ngăn ngừa bệnh phát triển. Chế độ ăn lành mạnh giúp giảm cholesterol trong máu, từ đó giúp làm giảm mỡ máu, hạn chế máu gây tắc lòng mạch và tình trạng xơ vữa mạch.

Người bệnh nên có chế độ ăn lành mạnh

Bỏ thuốc lá

Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch ngoại biên, đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Bỏ thuốc không chỉ giúp làm chậm tiến triển bệnh động mạch ngoại biên mà còn cả các bệnh tim mạch và giúp bảo vệ sức khỏe toàn diện. 

Điều trị bằng thuốc

Bác sĩ có thể kê cho người bệnh thuốc thuốc điều chỉnh mỡ máu hoặc thuốc hạ huyết áp. Bệnh nhân cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, kết hợp với chế độ ăn uống, luyện tập lành mạnh. Việc dùng thuốc không đúng chỉ định có thể làm tăng nguy cơ bệnh cũng như nhồi máu cơ tim và đột tử.

Can thiệp điều trị qua đường ống thông

Đây là phương pháp điều trị mạch máu ngoại biên không phẫu thuật. Bác sĩ sẽ lấy cục máu đông bằng cách đưa một ống thông nhỏ qua da vào động mạch. Sau đó dùng một quả bóng nhỏ bơm lên trong lòng mạch để nong rộng chỗ tắc. Một stent sẽ được đặt vào vị trí tắc nghẽn giúp hạn chế tái hẹp.

Phẫu thuật 

Phẫu thuật là biện pháp cần thiết trong trường hợp người bệnh có triệu chứng thiếu máu chi nặng, tắc hoàn toàn một đoạn mạch máu dài. Khi tiến hành phẫu thuật  bác sĩ sẽ lấy một đoạn mạch (thường là tĩnh mạch) từ phần khác của cơ thể bắc cầu nối qua chỗ tắc tới các mạch máu nuôi phần chi phía dưới chỗ tắc.

Lời kết: 

Bệnh Viện Đa Khoa Phương Đông vừa chia sẻ thông tin về bệnh mạch máu ngoại biên đến các bạn thông qua nội dung bài viết trên đây. Hy vọng bài viết đã mang đến các thông tin hữu ích đến các bạn. 

Hãy liên hệ để được tư vấn theo số điện thoại tổng đài 19001806 nếu có bất kì thắc mắc nào cần giải đáp hoặc để lại thông tin đăng ký tại phần Đặt lịch khám để đặt lịch.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,070

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám