Vì sao cổ chân răng bị mòn? Hướng dẫn cách điều trị mòn cổ răng

Thao Tran

27-07-2023

goole news
16

Ai cũng có mong muốn có một hàm răng khỏe đẹp, tuy nhiên không ít người cảm thấy mất tự tin khi cười hoặc giao tiếp khi cười và giao tiếp. Vậy nguyên nhân nào khiến cho chân răng bị mòn, bị mòn cổ răng phải làm sao, cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu ngay trong bài viết ngày hôm nay.

Mòn cổ răng là gì?

Mòn cổ răng (tiêu cổ răng) là hiện tượng mất tổ chức cứng của răng tại vị trí gần với đường nối men ngà. Cụ thể, chúng ta có thể quan sát bằng mắt thường được cổ răng bị khuyết và lõm sâu hình chữ V (hay còn được gọi là lõm hình chêm) và thường gặp phổ biến ở mặt ngoài cổ răng nhỏ hàm trên, ngoài ra cũng có thể thấy ở răng hàm lớn và răng cửa. 

mòn cổ răngHình ảnh mòn cổ răng

Những tổn thương này gia tăng theo độ tuổi và có thể gặp ở lứa tuổi thiếu niên cho đến người cao tuổi. Đặc biệt, lối sống tiêu thụ nhiều đồ uống axit ở người trẻ và thuốc điều trị mãn tính ở người cao tuổi sẽ làm tăng độ axit trong khoang miệng, khiến cho tổ chức cứng của răng dễ bị bào mòn và tiêu cổ răng ngày càng nghiêm trọng.

Bệnh mòn cổ chân răng có dấu hiệu gì?

Đối với tiêu cổ răng, ban đầu sẽ chưa có biểu hiện cụ thể. Tuy nhiên, lâu dần theo thời gian, các biểu hiện sẽ trở nên rõ ràng hơn, phần lợi bị tụt xuống thấp để lộ chân răng và có dấu hiệu bị mòn. Cụ thể, một số biểu hiện tiêu biểu của bệnh mòn cổ răng hình chêm có thể kể đến như:

  • Răng nhạy cảm: Cảm thấy răng đau buốt, khó chịu khi ăn hoặc uống những đồ quá nóng hoặc quá lạnh. Thậm chí, tình trạng này còn có thể xảy ra khi người bệnh đánh răng, súc miệng.
  • Răng đổi màu: Mòn cổ răng hình chêm là khi lớp men răng bị mỏng đi nên khiến màu răng dễ thay đổi.
  • Nướu bị sưng và đau nhức dai dẳng: Khi chân răng bị tiêu ngày vàng nặng sẽ chạm đến tủy. Tình trạng này gây ra cảm giác đau đớn, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình ăn nhai. Nếu không được điều trị kịp thời, tủy răng sẽ chết dẫn tới bị viêm ở cuống răng làm sưng, mưng mủ.
  • Răng nhìn dài hơn: Khi bị tụt lợi, chân răng sẽ bị lộ ra và tạo ra cảm giác răng dài hơn so với mọi khi. Lúc này, những khe thưa ở chân răng cũng bắt đầu xuất hiện một cách rõ ràng.

biểu hiện mòn cổ răng

Răng bị ê buốt nhạy cảm, đặc biệt là khi ăn đồ ăn lạnh

Một số nguyên nhân gây mòn cổ răng

Mòn- tiêu cổ răng là tổn thương đa nguyên nhân, kết hợp nhiều nguyên nhân với 3 nhóm chính gồm:

Ăn mòn của axit

Nước bọt trong khoang miệng thường có độ pH = 7,0 trung tính. Một khi độ PH trong môi trường miệng giảm xuống và thấp hơn 4.5 sẽ xảy ra hiện tượng khử khoáng, từ đó dẫn đến mòn cổ răng. Một số nguyên nhân khiến độ pH trong thay đổi như:

  • Trào ngược dạ dày, thực quản và dịch dạ dày có tính axit với độ PH dao động khoảng 1,0 - 2,0.
  • Sử dụng các đồ uống có tính axit như nước ép trái cây, nước tăng lực, coca-cola… Trong đó, nước tăng lực có chứa axit citric và coca-cola có axit photphoric. Những loại nước này có độ PH khoảng 2,5 - 3,4.
  • Có sử dụng ma túy qua đường miệng.

Ăn mòn do lực ma sát

Có thể do việc dùng kem đánh răng có chất tẩy kết hợp với bàn chải đánh răng có lông cứng, chải răng quá mạnh với tác động đánh theo chiều ngang gây chà sát và làm tổn thương cổ răng. Bên cạnh đó, các thói quen xấu như nghiến răng, cắn móng tay cũng vô tình gây hại cho răng miệng.

nguyên nhân chân răng bị mònĐánh răng quá lạnh là một trong những nguyên làm tổn thương men răng, khiến cổ răng bị mòn

Rối loạn cắn

Đối với những người răng mọc lệch lạc, không thẳng hàng, khớp cắn sang chấn thường gặp phải tình trạng lực nhai quá mức, truyền đến vùng cổ răng như một lực uốn làm phá vỡ cấu trúc của men răng, gây nứt vỡ vi cấu trúc.

Mòn cổ răng có thể gây ra ảnh hưởng gì?

Nếu không phát hiện và chữa sớm thì bệnh lý tiêu chân răng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng như:

  • Tiến triển nặng, dẫn đến những biến chứng như sâu răng, chết tủy, viêm nhiễm vùng cuống răng và gãy răng… tác động tiêu cực đến sức khỏe toàn thân.
  • Cảm thấy ê buốt, khó chịu khi ăn uống hay sinh hòn do tiêu chân răng gây ra.
  • Hơi thở có mùi hôi, nướu sưng đỏ và chảy máu.
  • Hàm răng thiếu thẩm mỹ, cướp mất đi sự tự tin khi cười và trò chuyện với người khác.

Các cách điều trị mòn cổ răng

Khi phát hiện có vết khuyết trên cổ răng hoặc cảm thấy khó chịu với cảm giác ê buốt răng thì cần đến gặp bác sĩ. Điều này giúp phát hiện sớm bệnh và tổn thương sẽ được ngăn chặn. Tùy vào tình trạng tổn thương ở mô răng mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp chữa mòn cổ chân răng phù hợp.

  • Nếu cổ răng bị tiêu ít nhưng có quá cảm ngà, người thường được chỉ định bôi vecni vào vùng cổ răng nhằm tránh sự tiếp xúc trực tiếp của răng với môi trường axit, từ đó làm dịu các cơn ê buốt. 
  • Nếu mòn cổ răng đến mức cần hàn - trám, trám mòn cổ chân răng bằng một vật liệu trám có màu giống răng là cách điều trị hiệu quả. Hai loại vật liệu thường sử dụng trong hàn - trám răng là GIC (Glass Ionomer Cement) và Composite.
  • Đối với những trường hợp chân răng mòn sâu, ảnh hưởng đến tủy thì có thể cần phải điều trị tủy hoặc nhổ bỏ. Bên cạnh đó, những phương pháp điều trị phục hồi như bọc răng sứ có thể cải thiện thẩm mỹ và chức năng nhai của răng.
  • Nếu nguyên nhân mòn răng do thuốc đang dùng thì bác sĩ có thể kê đơn thuốc mới hoặc thay đổi cách dùng để làm giảm nguy cơ mòn răng.

chữa mòn cổ răngDán sứ là một trong những cách để chưa mòn cổ răng cho hiệu quả rõ rệt

Biện pháp phòng mòn cổ răng

Bạn nên áp dụng ngay các biện pháp sau để ngăn ngừa mòn cổ răng:

  • Khám răng định kỳ 6 tháng/lần: việc chẩn đoán sớm là điều vô cùng quan trọng để thay đổi những thói quen không tốt và có biện pháp phòng ngừa giúp tránh phải can thiệp phục hồi xâm lấn.
  • Giảm độ pH trong khoang miệng từ bên ngoài: giảm những đồ ăn, thuốc có tính axit.
  • Giảm độ PH môi trường miệng do trào ngược dạ dày: sử dụng thuốc chống trào ngược, giảm axit trong dịch vụ.
  • Đánh răng bằng bàn chải lông mềm kết hợp với kem đánh răng chứa fluor, bổ sung fluor trong muối ăn, nước uống… để tăng độ khoáng men răng.

Mòn cổ răng là bệnh lý nha khoa khá phổ biến, điều trị không khó và đạt được tính thẩm mỹ cao nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Chính vì vậy, khi có bất kỳ dấu hiệu nhỏ nào dù là nhỏ nhất ở hàm răng của mình thì bạn hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay để được kiểm tra và có hướng can thiệp phù hợp. 

Nếu bạn còn thắc mắc nào khác hoặc có nhu cầu thăm khám sức khỏe nói chung và sức khỏe răng miệng nói riêng thì hãy liên hệ để Hotline 19001806 oặc để lại thông tin đăng ký tại phần Đặt lịch khám để đặt lịch khám với chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

2,519

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám