Nấm da đùi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Doan Nguyen

25-04-2023

goole news
16

Nhiều người xuất hiện các vùng ngứa quanh đùi trên, mông hay bộ phận sinh dục mà nguyên nhân chính là nấm da đùi. Vậy khi gặp phải bệnh này thì nên chữa bằng cách nào và có thể dứt điểm được hay không, cùng tham khảo các thông tin hữu ích dưới đây:

 

Bệnh nấm da đùi gây khó chịu cho người bệnh như thế nào?
Hình ảnh nấm da đùi xuất hiện ở vùng đùi của người bệnh

Nấm da đùi là gì?

Bệnh nấm da đùi là triệu chứng bệnh thuộc loại nhiễm trùng da. Bệnh lý này thường gây ra bởi một loại vi nấm gây tổn thương vùng da đùi và các vùng da lân cận. Nấm da đùi xuất hiện ở vùng da đùi, gần bẹn, gần mông và những vùng da thường xuyên ẩm ướt, thiếu vệ sinh. 

Người bệnh thường ngứa ngáy, nổi ban hay các vùng vết thương loang lổ thường gặp ở những người sống ở nơi nóng ẩm, điều kiện vệ sinh kém, các khu tập thể đông người hay chung các vật dụng cá nhân. 

Ở những vùng có khí hậu nóng ẩm thì bệnh này xảy ra nhiều hơn so với các nơi khô nóng hay ôn đới. Bệnh này có thể phát sinh trên nhiều đối tượng và độ tuổi bao gồm người lớn và trẻ em. Tuy nhiên bệnh xảy ra nhiều ở nam giới.

Nấm da đùi được coi là bệnh lý lành tính, không gây ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Song bệnh thường hay tái phát lặp đi lặp lại và có thể lây nhiễm cho những người xung quanh, vì vậy hiểu rõ cách mà bệnh phát sinh để phòng ngừa là rất cần thiết.

Nguyên nhân gây ra tình trạng nấm da đùi

Nguyên nhân gây bệnh nấm da đùi do một loại vi nấm có tên Dermatophytes gây ra. Loại nấm này phát triển nhanh trong môi trường thuận lợi là nóng, ẩm ướt, nhiều vi khuẩn, yếm khí. 

Một số nguyên nhân chính gây ra nấm da đùi bao gồm:

  • Không vệ sinh cá nhân đủ sạch, không tắm gội thường xuyên, đặc biệt là sau khi lao động dưới trời nắng, chơi thể thao ra nhiều mồ hôi.
  • Người bệnh thường xuyên mặc quần áo ẩm ướt tiềm ẩn nấm mốc, quần áo bẩn
  • Người bệnh có thể nhiễm nấm từ các bề mặt ẩm ướt như đi chung giày của người khác, sàn nhà tắm công cộng, nhà vệ sinh công cộng,…
  • Người bệnh tiếp xúc, dùng chung khăn mặt, khăn tắm, mặc chung quần áo, giày vớ với người nhiễm bệnh nấm da
  • Người bệnh có tiếp xúc với gần với vật nuôi: chó, mèo…có nhiễm nấm dermatophytes.

Dùng chung khăn tắm hay khăn mặt với người nhiễm nấm sẽ bị lây bệnh
Dùng chung khăn tắm hay khăn mặt với người nhiễm nấm sẽ bị lây bệnh

Nhận biết các triệu chứng của nấm da đùi

Các triệu chứng thường gặp của bệnh nấm da đùi luôn khiến người bệnh cực kỳ khó chịu như:

  • Bị cảm giác ngứa ngáy rất nhiều ở vùng bị nấm như ngứa ở bắp đùi, ngứa ở quanh mông, vùng háng, đùi sau và thậm chí ngứa nhiều ở bộ phận sinh dục. 
  • Vùng da bị nhiễm nấm ở háng, đùi, mông… có các vết loang đỏ, ngứa ran, ngứa dữ dội không hết. Người bệnh càng gãi thì vết thương càng lan rộng, ngứa nhiều hơn.
  • Hiện tượng da bị bong tróc, nứt nẻ, lốm đốm làm người bệnh khó chịu, thậm chí đau rát nặng gây khó khăn khi mặc đồ chật hay vận động.
  • Có thể xuất hiện các khu vực phát ban nóng đỏ và ngứa rát liên hồi. Các vùng da nhiễm nấm có màu đỏ hoặc màu nâu, phần rìa của phát ban có vảy ngứa bong ra hoặc nổi lên trông như vết bỏng rộp. 
  • Tình trạng phát ban do nấm da đùi sẽ trở nặng hơn khi người bệnh đi bộ hoặc tập thể dục cường độ mạnh, mặc đồ bó, ra nhiều mồ hôi và không thay đổi ngay.

Bệnh nấm da đùi gây ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh
Bệnh nấm da đùi gây ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh

Đối tượng nào có nguy cơ bị nhiễm nấm da đùi

  • Những người sống ở nơi nóng, ẩm, không khí ẩm ướt, môi trường ít thông thoáng, là điều kiện thuận lợi cho các loại nấm bệnh phát triển.
  • Nam giới thường bị bệnh nấm da đùi nhiều hơn phụ nữ, thường có nguy cơ bệnh ở mọi lứa tuổi.
  • Nguy cơ cao mắc bệnh này ở những người béo phì, hay ra nhiều mồ hôi, có nhiều nếp gấp nếp nhăn da, là nơi nấm trú ẩn và sẽ dễ sinh sôi, phát triển.
  • Những người hay mặc đồ bó, mặc quần áo, đồ lót quá chật, người ra nhiều mồ hôi ở các vùng như nách, bẹn, nếp gấp cẳng chân, người không tắm gội sạch sẽ bằng nước sạch và xà phòng khử trùng.
  • Những người hay lui tới khu vực công cộng như nhà vệ sinh công cộng, sử dụng nhà tắm chung, phòng thay quần áo công cộng, bể bơi…
  • Người hay dùng chung vật dụng hay ở cùng nơi ở với người đã bị nhiễm nấm như: ngủ chung giường, dùng chung khăn, mặc chung quần áo, tất hay giày với người khác.
  • Những người có hệ miễn dịch yếu hơn thì nguy cơ mắc bệnh nấm da đùi cao hơn.

Đường lây nhiễm bệnh nấm da đùi

Bệnh nấm da đùi là bệnh truyền nhiễm có thể lây truyền qua các vật chủ khác nhau.

Con đường lây nhiễm phổ biến là khi dùng chung khăn, quần áo hay tiếp xúc gần hoặc quan hệ tình dục với người nhiễm bệnh này.

Các biến chứng của nấm da đùi khi không được chữa trị

Khi bệnh nấm da đùi không được điều trị thì đầu tiên người bệnh sẽ phải chịu đựng các cơn ngứa rát liên hồi và ngày càng đau đớn

  • Vết thương có thể bị nhiễm trùng da và lan sang các bộ phận khác nếu không được vệ sinh hay bôi thuốc điều trị
  • Không thể mặc các bộ đồ bó cọ xát vào da do quá nhiều vết thương do gãi ngứa
  • Mất thẩm mỹ do để lại sẹo, thâm trên da
  • Có thể phát triển thành bệnh mãn tính, khó điều trị dứt điểm, có thể bệnh nhân phải chịu đựng bệnh suốt thời gian dài và tái đi tái lại

Cách thức chẩn đoán bệnh nấm da đùi

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh nấm da đùi dựa vào vị trí xuất hiện các vết ngứa, hình thù khu vực phát sinh ngứa, đặc điểm phát ban và các triệu chứng hay tiền sử bệnh mà bệnh nhân gặp phải.

Các thông tin ban đầu cần được làm rõ như bệnh nhân xuất hiện triệu chứng từ khi nào? Cảm giác ngứa ngáy cụ thể ra sao? Tìm hiểu về môi trường sống, thói quen sinh hoạt của bệnh nhân, triệu chứng xuất hiện được mấy ngày và đã dùng phương pháp gì điều trị trước đó?...

Tiếp đó bệnh nhân được chỉ định lấy mẫu từ vùng da bị tổn thương để gửi đi xét nghiệm, soi tươi, xác định phản ứng nấm nhằm tìm ra cụ thể nguyên nhân gây bệnh, từ đó mới có thể điều trị đúng loại thuốc và đạt hiệu quả cao.

Các phương pháp điều trị nấm da đùi

  • Điều trị bệnh bằng thuốc chống nấm. Lời khuyên của bác sĩ là sử dụng thuốc bôi tại chỗ đem lại hiệu quả rất tốt. Lưu ý là cần sử dụng theo đúng lộ trình và liều lượng điều trị theo khuyến cáo của bác sĩ, không nên dừng bôi thuốc quá sớm thậm chí khi các triệu chứng ngứa của bệnh đã thuyên giảm. Ngừng thuốc quá sớm có thể không trị được tận gốc khiến cho bệnh tái phát trở lại.
  • Sau khu điều trị bệnh một thời gian mà không cải thiện, một phần là do cơ thể người bệnh không đáp ứng với loại thuốc đó thì bác sĩ sẽ chỉ định đổi loại thuốc bôi trị bấm kết hợp với kê thêm thuốc uống cho người bệnh.
  • Hiện nay có nhiều loại thuốc trị nấm kháng nấm dạng kem bôi hoặc dạng gel, dạng xịt và bột để điều trị bệnh được bán tràn lan trên thị trường. Song nếu bạn chưa chắc chắn về tình trạng bệnh của mình thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ để hiểu rõ về mức độ bệnh, sau đó xin thêm lời khuyên về loại thuốc nên dùng. 
  • Để điều trị nấm da đùi nhanh có hiệu quả, người bệnh có thể tham khảo các bước sau:
  1. Rửa sạch khu vực da nổi mẩn trên đùi, mông … bằng xà phòng và nước.
  2. Tiếp đó là bôi kem kháng nấm lên trên toàn bộ những vùng da đang phát ban
  3. Bôi kem chống nấm hoặc rắc thuốc bột có chứa hoạt chất tiêu diệt nấm lên trên theo chỉ định của bác sĩ.

Nếu các triệu chứng bệnh nấm da đùi không cải thiện sau khoảng 2 tuần, người bệnh nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn tiếp quá trình điều trị.

Biện pháp đề phòng nấm da đùi

Để phòng ngừa bệnh nấm da đùi thì phương pháp khá đơn giản và dễ thực hiện xuất phát từ các nguyên nhân chính dẫn tới phát sinh bệnh. Chỉ cần mỗi người lưu ý hơn trong các hoạt động cá nhân và tập thể thì có thể đã hạn chế phần lớn nguy cơ mắc bệnh rồi.

Tắm rửa sạch sẽ sau khi hoạt động ra nhiều mồ hôi
Tắm rửa sạch sẽ sau khi hoạt động ra nhiều mồ hôi

  • Thứ nhất, cần tắm rửa sách sẽ hằng ngày bằng các loại xác phòng tắm khử khuẩn thông dụng, nhất là ngay sau khi luyện tập thể thao hoặc khi vừa đi ra nắng về và đổ nhiều mồ hôi. 
  • Thứ 2, Chủ động rửa sạch tay thường xuyên trước khi đưa lên mặt mũi, người để tránh làm bệnh lây lan.
  • Thứ 3, Giữ khô ráo các vùng da dễ nhiễm bệnh, dễ là nơi trú ngụ của nấm như bẹn, nếp da, đùi, bộ phận sinh dục.... bằng cách sử dụng khăn lau, phấn rôm hay một số loại mỹ phẩm ngăn mùi, giữ vùng da khô thoáng.
  • Thứ 4, Chỉ mặc quần áo sạch khô, thường xuyên thay đồ lót mỗi ngày sau khi tắm gội hoặc ngay sau khi vận động, khi ra nhiều mồ hôi.
  • Thứ 5, Khuyến khích mỗi người nên mặc đồ sạch sẽ, thoáng khí, chất liệu mềm mại thông hơi, không nên mặc quần áo dày, bí hơi khi ra môi trường nóng ẩm
  • Thứ 6, Hạn chế mặc các đồ hay quần áo quá bó sát, đồ chật gây cọ xát nhiều vào da làm tổn thương da, tọa môi trường cho nấm sinh sôi
  • Thứ 7, Không nên dùng chung đồ cá nhân với người khác
  • Thứ 8, Nên tập trung điều trị bệnh nấm da ở các bộ phận một cách dứt điểm để tránh lây lan lên vùng đùi, mông, bẹn.

Hãy rửa sạch tay thường xuyên để phòng ngừa lây nhiễm các loại nấm ngứa
Hãy rửa sạch tay thường xuyên để phòng ngừa lây nhiễm các loại nấm ngứa

Một số câu hỏi thường gặp về nấm da đùi

Bệnh nấm da đùi có bị lây không?

Có. Bệnh này rất dễ dây từ người bệnh sang người khỏe, đặc biệt khi người bệnh hoạt động trong môi trường thuận lợi cho nấm sinh sôi như ẩm, nóng, ướt, bí khí, bẩn, thiếu vệ sinh…

Nên làm gì khi bị nấm da đùi?

Đầu tiên là cần vệ sinh vết ngứa trên cơ thể bằng xà phòng tắm thông thường, có thể dùng nước muối để khử trùng, thay sang bộ đồ sạch sẽ và theo dõi tình trạng bệnh. Nếu sau 1-2 ngày không thấy giảm ngứa thì hãy ra trung tâm y tế kiểm tra cho yên tâm. Đặc biệt người bệnh không nên tự mua thuốc bôi về điều trị nếu chưa được thăm khám hoặc chưa biết chính xác bệnh của mình.

Các bệnh lý về nấm trên cơ thể người phát sinh chủ yếu vì lý do người bệnh chưa chăm sóc cơ thể và vệ sinh đúng cách, một phần vì lây nhiễm từ người bệnh do dùng chung đồ hay ở chung môi trường nhiễm bệnh. Dù bệnh không gây biến chứng quá đáng lo nhưng cảm giác ngứa ngáy sẽ có thể hành hạ người bệnh từng giờ từng ngày gây cản trở cho các hoạt động sinh hoạt và làm việc. Nếu cần lời khuyên đáng  cậy, hãy liên hệ ngay với đội ngũ tư vấn Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để sớm chấm dứt tình trạng khó chịu của bệnh nấm da đùi.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
15,601

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám