Mẹ hiểu về bệnh nấm da ở trẻ sơ sinh để có cách điều trị hiệu quả

Nguyễn Thu Hà

08-03-2022

goole news
16

Nấm da là một trong những loại bệnh ngoài da thường gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Các bậc phụ huynh cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh; cách điều trị và các phương pháp phòng bệnh nấm da ở trẻ sơ sinh để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho con nhỏ. 

Bệnh nấm da ở trẻ sơ sinh là gì?

nấm da ở trẻ sơ sinh là như thế nào

Nấm da mặt là một trong những bệnh nấm da ở trẻ thường gặp.

Nấm da là một loại bệnh do một loại nấm ngoài da. Thường gây ngứa, khó chịu nhưng không gây đau đớn. Các chứng bệnh nhiễm nấm này thường được đặt tên theo các bộ phận mà bệnh nấm xuất hiện. Như nấm da toàn thân hoặc nấm da đầu.

Nấm da thường gặp ở trẻ hơn 2 tuổi; nhưng đôi lúc trẻ sơ sinh và người lớn cũng có thể bị.

Bệnh nấm da khác một số bệnh nấm khác ở chỗ nấm da chỉ gây bệnh và biểu hiện triệu chứng tại da mà không tấn công vào các cơ quan nội tạng của cơ thể. Với thời tiết mưa nhiều, độ ẩm không khí tăng cao; chính là điều kiện lý tưởng để những loài nấm này phát triển. Từ đó gây bệnh trên cơ thể.

Có rất nhiều nguyên nhân gây nấm da ở trẻ sơ sinh. Có thể do bé tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh hoặc vật nuôi. Nấm cũng có trong khăn; bàn chải đánh răng, lược, mũ và tã, quần áo. Ngoài ra, nấm da cũng là bệnh có tính lây truyền. Bên cạnh đó, việc đổ mồ hôi quá nhiều cũng là một trong những nguyên nhân gây ra căn bệnh này bởi ẩm ướt là điều kiện thích hợp nhất để nấm sinh sôi.

Triệu chứng của bệnh nấm da ở trẻ sơ sinh

triệu chứng của bệnh nấm da ở trẻ sơ sinh

Khi trẻ bị nấm da sẽ khó chịu, quấy khóc liên tục

Đối với người lớn, bệnh nấm da thường gặp trên khắp cơ thể. Thì ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nấm da hay gặp nhất chính là nấm bẹn, nấm mông.

Các dấu hiệu cho thấy trẻ bị nấm da

Nếu bị nấm da, bé sẽ xuất hiện một hoặc nhiều vòng màu đỏ rực. Những vòng tròn có đường kính khoảng 6mm. Vòng trung tâm thường có màu hồng, hồng nhạt hoặc đỏ. Trong khi vòng ngoài nổi lên trên và có màu sắc nét. Khi nấm phát triển, các vòng tròn này trở nên lớn hơn. Nhưng tới khoảng 2,5cm, chúng ngừng phát triển. Vùng da này có thể xuất hiện thành từng mảng; bề mặt còn có các vảy có cạnh sắc cứng hoặc mụn nước nhỏ phồng rộp. 

Khi thay tã cho trẻ, bố mẹ nên chú ý đến những biểu hiện như: những mảng hồng ban đa cung; có mụn nước li ti ở rìa (phân bổ ở trung tâm ít hơn) và thường xuất hiện cả hai bên bẹn. Những mảng này có thể lan ra kẽ mông, thậm chí xuống đùi và lên vùng hông lưng của bé. Khi bé mắc bệnh sẽ thường quấy khóc vì ngứa ngáy, khó chịu; đặc biệt nếu vùng mang tã bị ẩm ướt.

Bệnh nấm cũng có thể xuất hiện trên da đầu của trẻ

Ngoài bị ở bẹn và mông. Nấm da cũng có thể xuất hiện trên da đầu trẻ nhỏ. Tuy nhiên, lúc này chúng sẽ không có dạng hình tròn. Thay vào đó, bạn sẽ thấy các triệu chứng như nổi mẩn đỏ và sưng tấy ở da đầu. Có thể xuất hiện các mụn mủ kết thành dạng tổ ong; hoặc các vùng da phồng rộp, có chứa mủ, kích thước nhỏ. Rất dễ nhầm lẫn giữa nấm da với gàu hay cứt trâu. 

Bố mẹ khi chăm sóc con cần chú ý, nếu phát hiện ra những triệu chứng trên thì chắc hẳn là bé đã mắc phải bệnh nấm da. Tuy nhiên đây cũng không phải là vấn đề đáng để lo sợ. Vì bệnh này chỉ biểu hiện trên da, không tấn công hay xâm nhập vào những cơ quan khác. Do vậy ngay khi phát hiện các triệu chứng, bố mẹ cần đưa bé đến thăm khám bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

Điều trị nấm da

Theo các bác sĩ chuyên khoa Da liễu, để trị bệnh nấm da ở trẻ sơ sinh dứt điểm. Cha mẹ nên cho bé đi khám để bác sĩ nhìn trực tiếp vào da của trẻ và đưa ra chẩn đoán chính xác nhất. Khi đó, nếu cần thiết bác sĩ có thể lấy một số da để làm xét nghiệm dưới kính hiển vi. Nếu bé bị nấm da toàn thân, bác sĩ sẽ cho bé dùng thuốc bôi chống nấm. Bạn phải bôi cho trẻ hai lần một ngày xung quanh khu vực bị nấm.

Điều trị bệnh nấm da bằng thuốc bôi

Sau khi bôi thuốc, phải mất từ 3 – 4 tuần, nấm da mới biến mất. Tuy nhiên, sau khi nấm biến mất. Bạn vẫn tiếp tục bôi cho bé theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, do da trẻ sơ sinh rất mỏng manh, nhạy cảm. Nên lúc đầu, bạn chỉ nên bôi một ít để xem da bé phản ứng thế nào. Nếu bé có những triệu chứng không bình thường sau khi bôi. Hãy báo với bác sĩ để được tư vấn hoặc đổi thuốc. Trước khi bôi kem cho bé, bạn cần rửa tay sạch sẽ nhé.

Nếu bé bị nặng, bác sĩ sẽ kê những loại thuốc mạnh hơn. Đôi lúc, bác sĩ cũng có thể cho bé uống thuốc.

Đối với việc điều trị nấm da đầu thường khó khăn hơn. Bác sĩ sẽ kê toa thuốc bôi chống nấm và dầu gội có chứa thuốc. Phải mất ít nhất là 6 – 8 tuần, nấm da mới biến mất.

Khi điều trị nấm da ở trẻ sơ sinh. Cha mẹ hãy giặt chăn, drap giường và quần áo bé một cách kỹ lưỡng; tránh bệnh sinh sôi, phát triển mạnh mẽ. 

điều trị nấm da ở trẻ sơ sinh

Tắm sạch sẽ cho trẻ thường xuyên là cách phòng bệnh nấm da ở trẻ sơ sinh

Phòng bệnh nấm da ở trẻ sơ sinh thế nào? 

Để phòng tránh bệnh nấm da ở trẻ sơ sinh. Cha mẹ có thể thực hiện theo các biện pháp sau:

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho bé: 

Đây là một trong những điều kiện quan trọng để giúp bé yêu của bạn tránh mắc bệnh nấm da. Tuy nhiên, cha mẹ không nên tắm cho bé quá lâu và nhiệt độ nước quá nóng. Bởi vì nhiệt độ cao của nước sẽ làm cho da bé bị thoát hơi nước nhanh hơn và trở nên nhanh khô.

Ngoài việc tắm cho trẻ thường xuyên thì việc dưỡng ẩm da cho bé cũng là điều cần thiết. Các chuyên gia đã khuyến cáo rằng khi trẻ sơ sinh bị nấm da. Bố mẹ cần áp dụng bôi kem dưỡng ẩm theo nguyên tắc sau đây: bôi dưỡng ẩm ít nhất 3 lần mỗi ngày; 3 phút sau khi tắm và 30 phút trước khi bôi các loại thuốc khác. 

Bố mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn cho con mình loại kem dưỡng da phù hợp. Tránh các kích ứng. Hiện tại có một số loại tã được bổ sung Vitamin E lên bề mặt; hỗ trợ dưỡng da và chăm sóc da bé nhẹ nhàng. Bố mẹ có thể chọn cho con.

Xử lý quần áo:

Ngày nay, các loại nước xả, xà phòng giặt thường làm cho quần áo có mùi thơm và giúp người dùng có cảm giác dễ chịu. Tuy nhiên các loại sản phẩm này lại không hẳn tốt đối với trẻ sơ sinh. Bởi chúng còn có nguy cơ gây nên một số kích ứng trên da của bé.

Khi lựa chọn xà phòng để giặt đồ cho bé. Bố mẹ nên chọn những loại nào không có quá nhiều mùi hương/hóa chất. Nên lựa chọn các sản phẩm có thành phần tự nhiên. Ngoài ra, nếu cha mẹ vẫn ngần ngại với các loại bột giặt thì baking soda là một lựa chọn phù hợp nhất. Đây là một chất mà chúng ta hay sử dụng để làm bánh. Dễ tìm kiếm và an toàn; ít gây ra kích ứng cho em bé khi sử dụng để giặt quần áo.

Sử dụng tã:

Khi tiếp xúc quá lâu với các chất tiêu bẩn. Vùng da mặc tã của bé dễ bị kích ứng và bị hăm, hoặc nhiễm khuẩn. Do đó việc chọn tã có khả năng thấm hút tốt, chống tràn hiệu quả, hạn chế tiếp xúc của da bé với chất bẩn chính là điều bố mẹ cần chú ý. Ngoài ra, mẹ nên chú ý kiểm tra và thay tã cho trẻ thường xuyên để làn da của trẻ luôn được sạch sẽ, khô thoáng. Song song với việc thay tã thường xuyên, mẹ nên dùng một số loại thuốc chống hăm có thành phần oxit kẽm. Có thể giúp ngăn ngừa tình trạng hăm tã, tiền đề cho bệnh nấm da ở trẻ.

Là lĩnh vực trọng điểm của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông. Khoa nhi đã và đang mang lại nhiều sự hài lòng từ khách hàng. Trực tiếp thăm khám bởi đội ngũ chuyên gia là các PGS, TS, Bác sĩ uy tín, giàu kinh nghiệm công tác tại các bệnh viện tuyến đầu. Hạn chế tối đa việc sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị. Không gian xanh và khu vui chơi trẻ em hấp dẫn. Phòng khám hiện đại, trang thiết bị tiên tiến. Quy trình khám bệnh khép kín, nhanh gọn, phân luồng bệnh nhân chặt chẽ theo quy định của Bộ Y tế, đảm bảo hạn chế tối đa lây nhiễm chéo. Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám vui lòng liên hệ tới HOTLINE 19001806 để được tư vấn nhanh nhất.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
6,285

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám