Nguyên nhân sa tử cung và phương pháp điều trị

Lưu Hà

12-04-2024

goole news
16

Sa tử cung là bệnh lý xảy ra phổ biến ở phụ nữ sau sinh. Có nhiều mức độ sa tử cung khác nhau và có thể gây ra đau, tiểu khó, sưng phù tử cung… ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe sinh sản. Vậy sa tử cung là gì và tại sao lại xảy ra tình trạng này?

Sa tử cung là gì?

Sa tử cung (hay còn gọi là sa sinh dục, sa dạ con, sa thành âm đạo) là tình trạng hiếm gặp. Hiện tượng sa tử cung xảy ra khi dây chẳng và cơ của sàn chậu bị suy yếu do căng ra trong thời gian dài và không còn đủ khả năng đáp ứng đủ sự nâng đỡ cho tử cung. Kết quả là, tử cung bị tụt xuống (sa xuống) hoặc nhô ra ngoài âm đạo.

Sa tử cung là gì?

Sa tử cung là gì?

Bệnh sa tử cung có thể gặp ở phụ nữ ở mọi lứa tuổi. Nhưng nó thường ảnh hưởng đến những phụ nữ sau mãn kinh đã trải qua một hoặc nhiều ca sinh nở qua đường âm đạo, hay người thường làm những công việc nặng nhọc.

Sa tử cung nhẹ thường không cần điều trị. Tuy nhiên ở tình trạng nặng, sa tử cung còn có thể gây tình trạng tử cung thò âm đạo hay lộ ra ngoài âm đạo, và mức độ nặng nhất là toàn bộ tử cung sa hẳn ra ngoài âm đạo khiến bạn khó chịu hoặc làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Lúc này, bạn cần được thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ có chuyên môn để khắc phục tình trạng sa tử cung (hay tụt tử cung).

Những triệu chứng và dấu hiệu sa tử cung là gì?

Bệnh sa tử cung có thể xảy ra do nhiều yếu tố gây nên. Ở mức độ nhẹ thường không gây triệu chứng gì, nhưng nếu tử cung bị sa nhiều sẽ gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày thì cần phải được điều trị ngay.

Những triệu chứng sa tử cung ở mức độ trung bình đến nặng gồm:

  • Cảm giác căng tức, nặng ở vùng chậu;
  • Khối mô sa ra ngoài từ âm đạo;
  • Rối loạn đi tiểu như tiểu không kiểm soát, tiểu khó;
  • Rối loạn đi tiêu;
  • Cảm giác như ngồi trên một quả bóng hay có vật gì đó vướng trong âm đạo;
  • Âm đạo chật chội khi quan hệ tình dục.

Những cảm giác này thường không rõ vào buổi sáng nhưng tăng nặng vào chiều tối. Ngoài ra, bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập ở trên. Vì thế, nếu có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu của bệnh, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nguyên nhân gây bệnh sa tử cung là gì?

Sa tử cung xảy ra khi: 

  • Dây chằng và cân vùng sàn chậu bị yếu hay giãn quá mức không thể nâng đỡ được tử cung;
  • Thần kinh chi phối cân cơ vùng chậu bị tổn thương dẫn đến rối loạn chức năng của hệ thống cân cơ làm nhiệm vụ nâng đỡ tử cung.

Các yếu tố khiến cơ vùng chậu suy yếu dẫn đến sa tử cung bao gồm:

  • Có bầu;
  • Chuyển dạ kéo dài hay khó sinh, tổn thương vùng âm hộ khi sinh;
  • Tăng cân hoặc béo phì;
  • Bị tiêu chảy hoặc táo bón mãn tính;
  • Sinh thường khi con có cân nặng lớn;
  • Suy yếu cơ vùng chậu do lão hóa;
  • Giảm estrogen sau mãn kinh;
  • Tăng áp lực trong ổ bụng (béo phì, ho mãn tính, có khối u ở vùng chậu, táo bón, cổ trướng, thường xuyên nâng vác vật nặng)

Những ai thường mắc bệnh sa tử cung?

Bệnh sa tử cung thường xảy ra với phụ nữ ở những nước kém phát triển. Việc sinh nở nhiều lần, mang vác nặng lâu ngày sẽ khiến cơ sàn chậu phải căng giãn và chịu nhiều áp lực, tổn thương.

Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo thông tin chi tiết từ bác sĩ để đảm bảo sức khỏe của bản thân.

Có nhiều yếu tố nguy cơ gây ra bệnh sa tử cung như:

  • Phụ nữ lớn tuổi;
  • Một hoặc nhiều lần sinh con ngả âm đạo;
  • Mang thai quá lớn;
  • Béo phì;
  • Từng phẫu thuật vùng chậu trước đó;
  • Bị táo bón mãn tính;
  • Phụ nữ da trắng thường có nguy cơ mắc bệnh sa tử cung nhiều hơn phụ nữ da màu;
  • Suy yếu mô liên kết vùng chậu do yếu tố di truyền.

Sa tử cung có nguy hiểm không?

Một số biết chứng của sa tử cung mà bạn có thể gặp phải sẽ khiến ảnh hưởng sức khỏe, chất lượng cuộc sống của bạn một cách trầm trọng. Sa tử cung thường liên quan đến sa các cơ quan vùng chậu khác. Bạn có thể phải đối mặt với:

  • Sa trước (u nang): Sự suy yếu của mô liên kết ngăn cách bàng quang và âm đạo có thể khiến bàng quang bị phình vào âm đạo. Sa trước còn được gọi là sa bàng quang.
  • Sa sau âm đạo (trực tràng): Sự suy yếu của mô liên kết ngăn cách trực tràng và âm đạo có thể khiến trực tràng phình ra thành âm đạo. Bạn có thể gặp khó khăn khi đi tiêu.

Tình trạng sa tử cung nặng có thể choán chỗ một phần của niêm mạc âm đạo, khiến nó nhô ra bên ngoài cơ thể. Mô âm đạo cọ xát với quần áo có thể dẫn đến lở loét (loét) âm đạo. Và có thể, vết loét có thể bị nhiễm trùng gây đau đớn cho bệnh nhân.

Chẩn đoán và điều trị sa tử cung hiệu quả

Như đã đề cập ở trên, sa tử cung khi vào giai đoạn nặng, bệnh sẽ gây cho bệnh nhân rất nhiều vấn đề về sức khỏe. Lúc này việc thăm khám và điều trị là rất cần thiết:

Khám và chẩn đoán sa tử cung

Việc chẩn đoán sẽ được xác định chủ yếu thông qua việc bác sĩ thăm khám vùng chậu. Khi đó, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn rặn mạnh để đánh giá tối đa mức độ tình trạng sa tử cung. Sau đó bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm động tác co thắt cơ vùng chậu (giống việc nín tiểu) để đánh giá sức mạnh của cân cơ vùng chậu. Nếu bạn bị tiểu không kiểm ở soát mức độ nặng, bác sĩ có thể thực hiện kiểm tra thêm để đánh giá chức năng bàng quang của bạn. Bác sĩ cũng có thể chỉ định bạn thực hiện siêu âm hoặc chụp MRI để đánh giá thêm mức độ nặng của bệnh.

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh qua các dấu hiệu lâm sàng của bệnh như:

  • Đau lưng hoặc vùng bẹn do giãn dây chằng nâng giữ tử cung;
  • Cảm giác nặng nề hay có áp lực nơi khung chậu khi đứng, nâng vật nặng và cảm thấy đỡ hơn khi nằm xuống;
  • Loét hoặc chảy máu vùng tử cung sa ra ngoài, đặc biệt nếu thiếu Hormone Estrogen;
  • Tiểu không tự chủ hoặc nhiễm trùng tiểu bị tái lại nhiều lần.

Những phương pháp điều trị sa tử cung

Việc điều trị sa tử cung chỉ thực sự cần thiết khi bạn có các triệu chứng nặng.

Phương pháp không phẫu thuật

  • Thực hiện giảm cân và tránh các yếu tố tăng áp lực lên vùng ổ bụng;
  • Không khiêng vác vật  nặng;
  • Tập Kegel và các động tác giúp tăng cường sức mạnh cân cơ vùng chậu;
  • Áp dụng liệu pháp Estrogen âm đạo tại chỗ. Tuy nhiên, việc sử dụng Estrogen thường được áp dụng để điều trị những bệnh lý khác đi kèm mà không đơn thuần nhằm mục đích điều trị sa tử cung;
  • Đặt vòng nâng đỡ tử cung Pessary qua âm đạo.

Bài tập Kegel giúp điều trị bệnh sa tử cung

Bài tập Kegel giúp điều trị bệnh sa tử cung

Điều trị phẫu thuật

Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nếu tiểu không tự chủ, sa bàng quang, sa trực tràng hoặc sa thành âm đạo sau. Phẫu thuật bao gồm treo tử cung hoặc cắt bỏ tử cung.

Trong phẫu thuật treo tử cung, bác sĩ sẽ đưa tử cung về vị trí cũ bằng cách thu ngắn các dây chằng, hoặc dùng vật liệu tổng hợp thay thế các cơ sàn chậu nâng đỡ các cơ quan vùng chậu. Phương pháp này có thể thực hiện qua nội soi ổ bụng hoặc qua ngả âm đạo nhưng không áp dụng cho những phụ nữ dự tính mang thai do bệnh sẽ tái phát trở lại vì tăng áp lực vùng chậu khi mang thai.

Phẫu thuật ngăn ngừa sa mỏm cắt âm đạo, sau đó, bác sĩ sẽ cố định mỏm cắt vào xương cùng để khắc phục tình trạng sa thành âm đạo.

Những thói quen giúp hạn chế diễn tiến của bệnh sa sinh dục

Bạn có thể kiểm soát bệnh sa tử cung bằng cách tránh làm những công việc bê vác nặng nhọc hay mang thai nhiều lần.

Chăm sóc sức khỏe bằng việc tập thể dục đều đặn, đặc biệt là thường xuyên tập các bài tập Kegel sau khi sinh để tăng cường sức mạnh cơ sàn chậu, chống lại bệnh sa tử cung và ngăn chặn biến chứng đến sức khỏe của mẹ và bé. 

Ngoài ra, bạn cần ăn nhiều rau, hoa quả, uống nhiều nước để tránh tình trạng táo bón xảy ra kéo dài, cũng như duy trì cân nặng hợp lý, tránh để béo phì và điều trị tận gốc các bệnh lý gây tăng áp lực lên vùng chậu.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về tình trạng bệnh của bản thân, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
6,914

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

TTUT.BS.CKII

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

Khoa Phụ Sản
19001806 Đặt lịch khám