Tìm hiểu về nhân tuyến giáp và chế độ dinh dưỡng phòng ngừa

Dương Minh Ngọc

22-06-2022

goole news
16

Phần lớn nhân tuyến giáp là lành tính, nhưng không nên vì thế mà mọi người chủ quan. Nếu không điều trị sớm, khối u sẽ phát triển ảnh hưởng đến thẩm mỹ và khả năng nuốt, thở. Khám sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất để tầm soát bệnh này.

Nhân tuyến giáp là gì?

Nhân tuyến giáp (hay còn gọi là u tuyến giáp có nhân) là tình trạng các tế bào tuyến giáp phát triển bất thường tạo thành một khối trong tuyến giáp. Khối này làm thay đổi chức năng nội tiết và cấu trúc của tuyến giáp. Khối này phát triển theo thời gian, nếu kích thước đủ lớn có thể chèn ép khí quản, thực quản gây khó thở, nghẹn, khối lối phía trước cổ làm mất thẩm mỹ. Hầu hết các trường hợp mắc u tuyến giáp có nhân đều lành tính, một tỷ lệ rất nhỏ là u tuyến giáp ác tính.

Nhân tuyến giáp. (Ảnh minh hoạ)

U tuyến giáp có nhân gồm 2 loại là đơn nhân và đa nhân tuyến giáp. Thông thường bằng mắt nhìn và tay sờ chỉ thấy các nhân lớn, lồi rõ ở bề mặt, còn nhân nhỏ có đường kính dưới 1cm thì cần siêu âm để xác định. Đa số khối u phát triển rất chậm nên người bệnh khó phát hiện. Chủ yếu những người mắc bệnh này ở độ tuổi 36-55 và tỷ lệ nữ mắc cao gấp 5 lần so với nam giới.

Dấu hiệu nhận biết nhân tuyến giáp

Hầu hết người bị bệnh này không có triệu chứng lâm sàng. Chỉ đến khi nhân quá to, người mắc cảm thấy có khối nhân di chuyển theo nhịp nuốt hoặc sờ thấy. Hoặc đa số các trường hợp nhân được phát hiện khi khám sức khỏe định kỳ, đi chụp CT ở vùng cổ vì những lý do khác. 

Triệu chứng của người bị bướu nhân tuyến giáp Triệu chứng của người bị u tuyến giáp có nhân

Vậy nên việc đi khám sức khỏe định kỳ là rất cần thiết để sớm phát hiện bất thường ở tuyến giáp. Trong một số trường hợp, người bị u tuyến giáp có nhân xuất hiện một vài dấu hiệu như:

  • Nhân giáp hoạt động quá mức gây ra tình trạng cường giáp, người bệnh có biểu hiện run tay, tim đập nhanh, mất ngủ, ra nhiều mồ hôi,...
  • Khối nhân phát triển lớn làm chèn ép vào khí quản hoặc thực quản, khiến bệnh nhân đau cổ, khó nuốt, thấy vướng víu ở cổ họng, giọng nói bị khàn.
  • Một số ít người cảm thấy đau các vùng lân cận cổ như hàm, tai.

Nguy cơ gây bướu nhân tuyến giáp

Theo các bác sĩ, nguyên nhân và cơ chế gây ra bệnh u tuyến giáp có nhân chưa thực sự rõ ràng. Một số yếu tố sau có thể gây ra bệnh lý này có thể kể đến:

  • Người tiếp xúc với phóng xạ hoặc do sử dụng một số loại thuốc.
  • Rối loạn hormone tuyến giáp bẩm sinh.
  • Do hút thuốc lá nhiều, chế độ dinh dưỡng thiếu iốt.

Hút nhiều thuốc lá có thể tăng nguy cơ mắc nhân tuyến giápHút nhiều thuốc lá có thể tăng nguy cơ mắc u tuyến giáp có nhân

  • Các chất tuyến giáp tăng hoạt tự nhiên hay bị nhiễm trùng hoặc viêm tuyến giáp tự nhiễm.
  • Do gen di truyền.

Nhân tuyến giáp có nguy hiểm không?

U tuyến giáp có nhân có thể là một nang giáp lành tính, cũng có thể nhân giáp ác tính. Các mức độ tổn thương của tuyến giáp được đánh giá theo Tirads. Tirads là cụm từ được viết tắt của Thyroid Imaging Reporting And Data System. Từ hình ảnh siêu âm tuyến giáp, các bác sĩ phân loại, đánh giá nguy cơ lành - ác của khối u, thuận lợi trong việc theo dõi và điều trị cho bệnh nhân. Phân loại theo Tirads và cách mô tả khối u dựa trên 5 đặc tính: cấu trúc, hình dáng, đường bờ, vôi hoá và thành phần. Cách nhận biết Tirads theo bảng sau:

Tirad

Tính chất

Kết quả siêu âm

% ác tính

Tirad 1

Bình thường 

Không xuất hiện dấu hiệu tổn thương

0%

Tirad 2

Lành tính

  • Không có dấu hiệu
  • Trống âm hoặc bọt biển

0%

Tirad 3

Lành tính và ác tính mức độ thấp

  • Không có dấu hiệu
  • Tăng âm hoặc đồng cao

1.7%

Tirad 4

Nghi ngờ ác tính mức độ vừa

  • Không có dấu hiệu
  • Giảm âm
 

Tirad 4a

3.3%

Tirad 4b

9.2%

Tirad 4c

44,4 – 72,4%

Tirad 5

Nghi ngờ ác tính mức độ cao

  • Giảm âm
  • Chiều cao lớn hơn chiều rộng
  • Bờ không đều
  • Vi vôi hoá
 

Tirad 6

Ác tính

  • Dấu hiệu ác tính mức độ cao

> 87,5%

Theo bảng trên, nhân tuyến giáp tirads 3 là khi thùy trái và thùy phải của tuyến giáp xuất hiện khối u hoặc nhân giáp, có mức tổn thương khả năng cao là lành tính (chỉ có 1,7% là ác tính). Nhân tuyến giáp tirads 4 là tình trạng tế bào ở tuyến giáp phát triển nhanh một cách bất thường làm nên các khối u, có tính ác từ 40-70%. Để chẩn đoán chính xác mức độ tirads thì bệnh nhân sẽ được làm sinh thiết, tức là dùng kim nhỏ chọc hút dịch tế bào để xét nghiệm.

Phương pháp điều trị

Sau khi bệnh nhân được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, dựa vào đặc điểm kết quả tế bào học tế bào nhân giáp mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị. Người bệnh sau đó vẫn cần được theo dõi định kỳ để tránh tái phát. Các phương pháp điều trị tuyến giáp có nhân phải kể đến như:

  • Điều trị bằng thuốc chứa hormone Thyroxine: Được chỉ định cho người bệnh có nhân giáp nhỏ và được xác định là u lành tính. Bệnh nhân vẫn cần theo dõi bệnh lý này thường xuyên bằng việc siêu âm định kỳ 6 tháng/lần, có thể thực hiện thêm xét nghiệm chọc hút tế bào tuyến giáp, FT4 hoặc TSH nếu cần.
  • Phẫu thuật: Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ nhân giáp khi xét nghiệm cho kết quả là u ác tính hoặc bướu giáp quá to gây chèn ép các bộ phận khác. Phẫu thuật loại bỏ khối nhân ở tuyến giáp bao gồm các cách như: Điều trị iốt phóng xạ (đối với người bệnh có bướu nhân hoạt động kèm cường giáp), tiêm cồn qua da (trường hợp nhân đặc, u nang hoặc u nang hỗn hợp), đồng thời sử dụng kèm các sản phẩm hỗ trợ tiêu bướu tuyến giáp (nên chọn và sử dụng đúng liều theo chỉ định của bác sĩ).

Xét nghiệm chọc hút tế bào tuyến giápXét nghiệm chọc hút tế bào tuyến giáp

Phòng ngừa bệnh nhân tuyến giáp

Ở giai đoạn đầu bệnh u tuyến giáp có nhân ít có triệu chứng rõ ràng nên dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Để phòng ngừa cũng như giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả và không tái phát, người bệnh có thể tham khảo các cách thay đổi chế độ dinh dưỡng, lối sống dưới đây.

Người mắc nhân tuyến giáp nên ăn gì?

Thực phẩm đóng vai trò rất quan trọng trong việc phòng ngừa và hạn chế tái phát bệnh. Vậy người bị nhân tuyến giáp nên ăn gì? Dưới đây là 3 nhóm thực phẩm giúp ích cho người đang điều trị u tuyến giáp có nhân nên ăn:

  • Thực phẩm chứa nhiều iốt: Tuyến giáp cần iốt để tổng hợp ra hormone giúp cơ thể phát triển và tồn tại, đồng thời giúp hạn chế hình thành khối u và nhân. Một số thực phẩm giàu iốt người bệnh có thể sử dụng hàng ngày như: muối, hải sản, tảo biển,... 
  • Các loại rau lá xanh: Rau lá xanh giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể được thuận lợi vì chứa nhiều khoáng chất, vitamin, sắt,... Một số loại rau lá xanh tốt cho người bệnh nhân tuyến giáp như là rau diếp, mồng tơi, rau dền,... Các loại rau cải chứa nhiều isothiocyanates làm hạn chế hấp thụ iốt. Vì thế, khi ăn rau cải người bệnh nên nấu chín rau sẽ tốt cho quá trình chữa bệnh.
  • Hải sản: Người bị nhân giáp nên ăn 3 bữa hải sản một tuần, bởi các loại hải sản chứa nhiều sắt, kẽm, omega-3,... tốt cho hoạt động của tuyến giáp.

Hải sản rất tốt cho người bị bướu nhân tuyến giápHải sản rất tốt cho người bị u tuyến giáp có nhân

Chữa nhân tuyến giáp kiêng ăn gì?

Bên cạnh những nhóm thực phẩm có lợi kể trên, cũng có một số đồ ăn có thể gây bất lợi cho bệnh nhân đang chữa u tuyến giáp có nhân như:

  • Đồ ăn chế biến sẵn: Những loại đồ ăn này chứa nhiều chất phụ gia, calo rỗng, hàm lượng chất béo no và đậu tương cao gây hại cho tuyến giáp. 
  • Đậu nành và chế phẩm từ đậu nành: Đậu nành tốt cho tim mạnh nhưng lại không tốt cho người bệnh đang điều trị u tuyến giáp có nhân, bởi trong đậu nành có Isoflavone làm cản trở quá trình tạo hormone của tuyến giáp. Người bệnh có thể thay dầu ăn đậu nành bằng dầu ăn từ hạt cải, hạt hướng dương.
  • Nội tạng động vật: Khi cơ thể người bệnh hấp thụ quá nhiều chất béo từ tim, gan, phổi, thận,... của động vật sẽ phá huỷ hoạt động của tuyến giáp.
  • Đường và chất xơ: Người bệnh cần ăn đường và chất xơ với liều lượng phù hợp để không ảnh hưởng đến quá trình hấp thu thuốc điều trị u tuyến giáp có nhân.
  • Thực phẩm chứa Gluten: Chất gluten làm tăng nguy cơ suy giáp, cường giáp và phản ứng miễn dịch tự động ở người đang mắc các bệnh lý về tuyến giáp. Gluten thường có trong bánh mì, bánh quy, bánh ngọt, lúa mạch. 

Chất gluten làm tăng nguy cơ suy giápChất gluten làm tăng nguy cơ suy giáp

  • Rượu bia và chất kích thích: Các loại thực phẩm chứa chất kích như: bia, rượu, soda, nước ngọt, cà phê… sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình hoạt động của tuyến giáp và quá trình hấp thụ thuốc khi điều trị bệnh. 

Ngoài những nhóm thực phẩm được khuyến nghị ở trên, người đang chữa bướu tuyến giáp có nhân cần tuân thủ theo chỉ định ăn uống của bác sĩ. Để phòng tránh mắc bệnh tuyến giáp này, mọi người cần bổ sung iốt đủ lượng cần thiết, đặc biệt là phụ nữ mang thai và người cao tuổi.

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, lối sống sinh hoạt hàng ngày cũng tác động nhiều đến hoạt động tuyến giáp. Rèn luyện thể thao, tăng cường hệ miễn dịch, ngủ đủ giấc giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.

Hơn nữa, việc tầm soát các bệnh lý tuyến giáp cũng rất cần thiết, nhất là với nữ giới đang ở độ tuổi sinh sản (trên 20 tuổi). Bệnh có thể được phát hiện và điều trị sớm nhờ khám sức khỏe định kỳ. Thường xuyên lắng nghe cơ thể và khi thấy có dấu hiệu nghi ngờ, người bệnh cần đi khám càng sớm càng tốt.

Khách hàng có nhu cầu tầm soát hoặc điều trị các bệnh liên quan đến tuyến giáp như nhân tuyến giáp có thể lựa chọn thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông. Với cơ sở vật chất hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, Phương Đông sẽ đem đến cho khách hàng dịch vụ chăm sóc y tế chất lượng cao. Để được tư vấn chi tiết hơn, quý khách vui lòng liên hệ 19001806.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
22,935

Bài viết hữu ích?

Chủ đề tuyến giáp

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám