Nhiễm trùng hậu sản - Nỗi lo lắng của phụ nữ sau sinh

Phan Ngọc Linh

10-08-2022

goole news
16

Nhiễm trùng hậu sản là tình trạng tai biến hay gặp ở phụ nữ sau sinh do sự kiểm soát nhiễm khuẩn chưa triệt để, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sản phụ, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

 Các chuyên gia Sản khoa cho biết, bệnh do những loại vi khuẩn như E.Coli, tụ cầu, liên cầu khuẩn… hay một số vi khuẩn như Clostridium, Bacteroides, Streptococcus, Staphylococcus… gây nên. Tùy mức độ nhiễm khuẩn cũng như hình thái nhiễm khuẩn, sẽ có những biện pháp điều trị khác nhau, nhưng nhìn chung, đây là căn bệnh dễ phòng ngừa.

Nhiễm trùng hậu sản là gì ?

Nhiễm trùng hậu sản hay còn gọi là nhiễm trùng sau sinh xảy ra ở sản phụ sau đẻ mà khởi điểm là từ đường sinh dục. Thời điểm được tính trong vòng 42 ngày sau đẻ, tính từ khi em bé được sinh ra. 

Có rất nhiều kiểu phân loại nhiễm khuẩn hậu sản và tình trạng nặng hay nhẹ mà có khi các bà mẹ cũng không tài nào nhận biết được. Sự nhiễm khuẩn xảy ra khi vi khuẩn có ở bộ phận sinh dục, vi khuẩn thường đi ngược dòng từ âm đạo đến tử cung theo sản dịch. Trong đó, sản dịch hay gặp yếu tố nhiễm trùng từ vi khuẩn. Khi đó, nếu không được xử trí kịp thời sẽ khiến tình trạng nhiễm trùng trở nặng và thậm chí có thể khiến bà mẹ tử vong. 

Sinh mổ em bé thành công

Sinh mổ em bé thành công

Nguyên nhân gây nhiễm trùng sau sinh thường gặp

Mỗi cách sinh sẽ có tỉ lệ bị nhiễm trùng nhất định. Sau đây là một vài lý do dễ dẫn đến nhiễm trùng: 

Nhiễm trùng hậu sản sau sinh thường

  • Nguyên nhân hay gặp nhất là khi sản phụ tự sinh thường tại nhà, khi bị rách tầng sinh môn thì lại không được phục hồi và chăm sóc tốt.
  • Do vết nhiễm trùng trong quá trình cắt khâu ở tầng sinh môn. Người khâu không đúng kỹ thuật; khâu sót mũi…, hoặc khâu sau khi mổ, có nốt đỏ ở vị trí khâu tử cung, rịn máu ở mô tử cung khi khâu, các mô bị viêm nhiễm thì có nguy cơ nhiễm trùng cao.

Rách tầng sinh môn độ 3, độ 4 cần lưu ý

Rách tầng sinh môn độ 3, độ 4 cần lưu ý

  • Viêm niêm mạc tử cung (màng trong của tử cung) do trong quá trình sinh đẻ bị sót nhau thai, nơi đây trở thành ổ cho vi khuẩn xâm nhập.

Tử cung viêm nhiễm

Tử cung viêm nhiễm

  • Sắp sinh nhưng để thời gian chuyển dạ kéo dài gây vỡ ối non, ối vỡ sớm.
  • Bản thân sản phụ đã có tiền sử bị viêm nhiễm phụ khoa hay từng làm phẫu thuật phụ khoa thì nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn này sẽ cao hơn. 

Nhiễm trùng sau sinh mổ

  • Vết mổ bị nhiễm trùng, chăm sóc sau sinh không đạt chuẩn.
  • Khi mổ lấy thai thấy nước ối viêm nhiễm, có mùi và màu sắc bất thường, hôi thối.
  • Lấy thai không vô khuẩn.
  • Hoặc sản phụ còn bị sót nhau thai, vùng rau bám tử cung cũng là nguyên nhân gây nhiễm khuẩn hậu sản đối với sinh mổ.

Xem thêm:

Ngoài ra còn có nguyên nhân khách quan khác từ môi trường bên ngoài

  • Cơ sở vật chất, trang thiết bị của bệnh viện: dụng cụ đỡ đẻ không đảm bảo vô khuẩn…
  • Do tay nghề nhân viên y tế chưa được thành thạo, làm sai kỹ thuật, chưa có kinh nghiệm…

Dấu hiệu nhiễm trùng sau sinh thường gặp

Với mỗi một hình thái nhiễm khuẩn sẽ cho những dấu hiệu khác nhau, nhưng về cơ bản thì có những dấu hiệu chung gắn liền với những hình thái đặc trưng mà ta có thể nhận thấy được ngay, đó là:

Sốt: Với bất cứ hình thái nhiễm khuẩn hậu sản nào cũng gặp. Tuy nhiên, mức độ sốt sẽ tùy vào mức độ. triệu chứng thường thấy ở cả 4 hình thái nhiễm khuẩn. Nhiễm khuẩn huyết, viêm tử cung toàn bộ thì sốt rất cao. Nhưng nếu chỉ viêm âm hộ, âm đạo, tầng sinh môn thì chỉ ngây ngấy sốt. Thời điểm sốt cũng tùy từng loại nhiễm khuẩn khác nhau. Nhiễm khuẩn âm hộ, âm đạo, tầng sinh môn chỉ xuất hiện từ 3-5 ngày sau đẻ nhưng nếu nhiễm khuẩn huyết, viêm tắc tĩnh mạch thì sẽ xuất huyết muộn hơn, có thể là từ 10-12 ngày sau khi sinh.

Sốt là triệu chứng đi kèm hay gặp ở sản phụ nhiễm trùng hậu sản

Sốt là triệu chứng đi kèm hay gặp ở sản phụ nhiễm trùng hậu sản

Đối với sự nhiễm khuẩn ở bộ phận sinh dục (âm hộ, âm đạo, tầng sinh môn), ta sẽ nhận thấy âm hộ, âm đạo bị sưng to, phù nề. Bị mưng mủ ở những khu vực này nhưng sản dịch không hôi.

Nhiễm khuẩn vùng tử cung sẽ có biểu hiện đau nhói tử cung mỗi khi chạm vào, tử cung bị chảy dịch, dịch này có mùi hôi thối hoặc bị rỉ máu ở tử cung. Nắn tử cung phần tiểu khung thấy một khối mềm, bờ không rõ, đau nhói, tử cung co hồi chậm chạp. Trường hợp này rất dễ gây viêm phúc mạc (lớp thanh mạc bao bọc các cơ quan trong ổ bụng), dẫn đến nhiễm trùng và đòi hỏi phải chăm sóc, cấp cứu ngay lập tức. Viêm phúc mạc cũng được chia thành những hình thái từ nhẹ đến nặng như: Viêm phúc mạc tiểu khung hoặc Viêm phúc mạc toàn bộ.

 Viêm phúc mạc
Viêm phúc mạc

Viêm phúc mạc tiểu khung sẽ sinh ra túi dịch lẫn máu và mủ, niêm mạc tử cung lúc này đã bị viêm và phát triển hình thành các giả mạc dính lấy nhau. Sản phụ sẽ sốt cao, rét run người, cơ thể mệt mỏi, bề mặt lưỡi bẩn.

Viêm phúc mạc toàn bộ là trường hợp rất xấu, toàn bộ cơ thể có nguy cơ nhiễm trùng. Sản phụ đi đại tiện phân lỏng, mùi rất hôi. Xuất hiện những phản ứng tại phúc mạc hoặc ở trên thành bụng nhưng đôi lúc không rõ ràng. Khi chụp phim X-quang ổ bụng nhận thấy liệt ruột cơ năng, quai ruột giãn.

Đối với nhiễm khuẩn hậu sản thuộc loại viêm tắc tĩnh mạch, thường thấy chân sản phụ bị phù to, chân đau, nóng ran. Lúc này, sản phụ có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim do cục máu đông di chuyển lên các mạch máu, não bộ, gây tắc mạch máu.

Nhiễm khuẩn huyết là hình thái nặng nhất. Sản phụ sốt cao liên tục, trong cơn sốt có rét run, môi khô, khó thở, da vàng đi, nước tiểu sẫm màu.

Vi khuẩn đi vào mạch máu

Vi khuẩn đi vào mạch máu 

Mối nguy hại cho sản phụ bị nhiễm trùng hậu sản

Sau sinh, phụ nữ rất cần quan tâm chăm sóc để tránh những vấn đề liên quan đến nhiễm trùng hậu sản. Nếu không có thể sẽ dẫn đến những điều xấu đến sức khoẻ của người mẹ.

Những đối tượng có nguy cơ mắc nhiễm trùng hậu sản 

  • Sản phụ sau sinh không được chăm sóc đúng cách.
  • Nghiên cứu cho thấy từ 5% đến 7% phụ nữ bị nhiễm trùng hậu sản sau khi sinh con. Bất kỳ phụ nữ nào cũng có thể bị viêm nội mạc tử cung sau sinh, nhưng tỷ lệ nhiễm trùng ở những ca sinh mổ (mổ lấy thai) cao hơn 5-10 lần so với những ca sinh thường qua đường âm đạo.

Phân loại nhiễm trùng hậu sản 

Có nhiều hình thái nhiễm khuẩn và mỗi hình thái đó được chia cụ thể và bao quát như sau: 

  • Nhiễm khuẩn tầng sinh môn.
  • Nhiễm khuẩn trong tử cung, viêm niêm mạc tử cung, viêm toàn bộ tử cung.
  • Nhiễm khuẩn, viêm phúc mạc.
  • Nhiễm khuẩn huyết (nhiễm khuẩn máu) sau sinh.

Mức độ nguy hiểm 

Tùy từng hình thái trong bệnh án nhiễm trùng hậu sản, bệnh có thể không gây tử vong ngay lập tức, nhưng nếu diễn biến nặng, không cấp cứu kịp thì sẽ nguy hại:

  • Viêm tắc vòi trứng, từ đó dẫn đến vô sinh.
  • Viêm bộ phận sinh dục mãn tính.
  • Viêm tử cung, phải cắt bỏ mất hoàn toàn hoặc một phần của tử cung.
  • Viêm phúc mạc, nhiễm trùng ổ bụng, nhiễm trùng toàn thân, gây tử vong cho sản phụ.
  • Viêm tắc tĩnh mạch gây tắc mạch máu, ngăn cản sự lưu thông máu trong hệ thống mạch máu, cản trở sự vận chuyển oxy đến các tế bào, gây nhồi máu cơ tim, tắc động mạch, tử vong.
  • Nhiễm khuẩn huyết có nguy cơ làm sản phụ bị suy thận cơ năng, viêm thận kẽ, viêm nội tâm mạc, áp xe phổi, áp xe não hay viêm màng não.

Cách thức điều trị, biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng hậu sản 

Nhiễm trùng hậu sản được điều trị như thế nào?

Vi khuẩn đi vào mạch máu 

Điều trị nhiễm trùng hậu sản

Dựa theo phác đồ chung của tổ chức y tế thế giới (WHO) quy định, tùy từng hình thái nhiễm khuẩn đã nêu trên, sẽ có những phương pháp điều trị nhiễm khuẩn hậu sản khác nhau.

Nếu nhiễm khuẩn nhẹ ở bộ phận sinh dục ngoài (âm hộ, âm đạo, tầng sinh môn) có thể dùng kháng sinh toàn thân và vệ sinh, làm sạch, sát trùng tại chỗ để ngăn chặn nguy cơ tiến triển nặng. 

Đối với viêm tử cung toàn bộ, viêm niêm mạc tử cung thì có thể dùng kháng sinh, đặt kháng sinh trong âm đạo hoặc dùng kháng sinh toàn thân với liều lượng mạnh hơn.

Đặc biệt, khi sản phụ không may bị nhiễm khuẩn huyết, thậm chí là viêm phúc mạc ổ bụng thì ngoài việc dùng kháng sinh, cần phải làm phẫu thuật để vệ sinh ổ bụng hoặc tệ nhất sẽ phẫu thuật cắt bỏ tử cung. 

Sau khi điều trị, sản phụ cần chú ý đến khẩu phần dinh dưỡng. Ăn đủ chất để thúc đẩy sự phục hồi, kiêng các chất kích thích như cà phê và các đồ uống có cồn như rượu, bia. Không hút thuốc lá và tránh tiếp xúc khói thuốc lá.

Các loại thuốc kháng sinh toàn thân thường được sử dụng như: ampicillin, gentamycin. Thuốc tăng co bóp tử cung: Oxytocin, ergometrine…

Sử dụng kháng sinh toàn thân đúng liều lượng để ức chế tình trạng nhiễm trùng

Những biện pháp hàng đầu được đề ra trong kế hoạch chăm sóc nhiễm trùng hậu sản 

Trước khi mang thai, sản phụ lưu ý đi khám sức khỏe và đặc biệt là khám phụ khoa, để nhận biết kịp thời tình trạng viêm nhiễm của bản thân (nếu có), sau đó điều trị ổn định rồi mới mang thai.

Trong thời kỳ mang thai, sản phụ cũng nên đi khám và theo dõi sức khỏe thường xuyên, chú ý tới những ổ viêm và điều trị (nếu có), kể cả những sự viêm nhiễm ngoài da để phòng ngừa sự nhiễm khuẩn.

Sau sinh, người mẹ/sản phụ cần được nghỉ ngơi hợp lý nhưng không có nghĩa là không vận động. Sản phụ nên vận động sau sinh để tránh bế sản dịch, thúc đẩy tử cung co bóp để tống sản dịch ra ngoài, làm sản dịch lưu thông, hạn chế việc bị viêm tắc tĩnh mạch.

Trao đổi với bác sĩ, điều dưỡng viên để biết cách vệ sinh chăm sóc tầng sinh môn và bộ phận sinh dục đúng cách. 

Theo dõi sức khỏe định kỳ trước, trong và sau giai đoạn mang thai 

Theo dõi sức khỏe định kỳ trước, trong và sau giai đoạn mang thai 

Thắc mắc thường gặp về nhiễm trùng hậu sản

Nhiễm trùng hậu sản là một bệnh có thể phòng ngừa được, để giúp bệnh nhân an tâm hơn, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông xin giải đáp câu hỏi thường gặp như sau:

Bị nhiễm trùng hậu sản có phải kiêng ăn không?

- Sau sinh, người mẹ nên ăn đủ chất. Không kiêng khem quá mức. Kiêng đồ ăn dầu mỡ, đồ uống có ga, chất kích thích, đồ ăn chưa chín. Vệ sinh cơ thể, vết thương một cách cẩn thận. Tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu có dấu hiệu bị nhiễm trùng thì nên đến theo dõi và điều trị tại những cơ sở uy tín. 

Sau sinh, nên ăn gì để cả mẹ và bé đều khoẻ tránh được tình trạng nhiễm trùng hậu sinh?

- Xây dựng chế độ ăn lành mạnh với đầy đủ chất dinh dưỡng là một điều rất quan trọng. Ăn nhiều rau, trái cây, cá hồi, bổ sung đạm, thịt và sản phẩm từ sữa. Uống nhiều nước. Tham khảo thêm từ những chuyên gia dinh dưỡng để có một chế độ ăn tốt nhất. 

Nhiễm khuẩn hậu sản là một tình trạng bệnh lý nguy hiểm, có nguy cơ dẫn đến tử vong cao, tuy nhiên bệnh lý này không phải tất cả mọi sản phụ đều sẽ mắc phải nên có thể phòng ngừa. Để phòng ngừa nhiễm trùng sau sinh, cần giữ cho cơ thể người mẹ ở trạng thái bình thường nhất khi đang chuẩn bị hoặc đã ở trong thời kỳ sinh sản, chú ý, đảm bảo chu trình chăm sóc sau sinh diễn ra đúng cách, tạo sự an toàn cho sản phụ.

Để có thêm thông tin, bạn có thể liên hệ và thăm khám tại Bệnh viện Đa Khoa Phương Đông: số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội hoặc liên hệ đường dây nóng: 19001806. Đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng đồng hành giúp đỡ bạn. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
2,659

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

TTUT.BS.CKII

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

Khoa Phụ Sản

TTUT.BS.CKII

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

Khoa Phụ Sản
19001806 Đặt lịch khám