Nhiễm trùng sơ sinh là gì?
Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh gồm các bệnh nhiễm khuẩn xuất hiện trong vòng 28 ngày đầu sau ngày sinh. Bệnh được chia thành hai nhóm đó là nhiễm trùng sơ sinh sớm và nhiễm trùng sơ sinh muộn. Trẻ sẽ biểu hiện bất thường nếu như gặp phải bệnh lý nhiễm trùng sau sinh và cần được điều trị kịp thời nếu không rất nguy hiểm đến sức khỏe.
Nhiễm trùng sơ sinh sớm là gì? Đây là tình trạng nhiễm khuẩn xảy ra trong vòng 3 ngày đầu sau sinh (trước 72h) và dạng lâm sàng thường thấy là nhiễm trùng huyết. Đối với nhiễm khuẩn sơ sinh muộn xảy ra sau 5 ngày sau sinh (sau 72h sinh), các dạng lâm sàng thường gặp như nhiễm trùng tại chỗ, nhiễm trùng huyết, viêm màng não, niêm mạc,...
Bé bị nhiễm trùng sơ sinh có thể mắc từ trong bụng mẹ, lúc được sinh ra hoặc sau khi sinh. Đây là bệnh lý có thể gây tử vong ở trẻ sơ sinh, nhất là đối với trường hợp bé sinh non, cân nặng không được đảm bảo.
Vì vậy các bậc phụ huynh cần tìm hiểu nhiều thông tin cần thiết về bệnh này để điều trị để phòng tránh và điều trị kịp thời khi con mắc bệnh.
Nhiễm trùng sơ sinh là một bệnh lý rất nguy hiểm
Nguyên nhân gây ra bệnh nhiễm trùng sơ sinh
Sau khi biết được nhiễm trùng sơ sinh là bệnh gì chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh. Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm trùng do các nguyên nhân sau:
- Lây từ mẹ sang con: Bé bị nhiễm trùng từ trong bào thai do lây qua đường máu từ mẹ. Đây là đường lây truyền xảy ra trước khi sinh thường gặp bởi các tác nhân gây bệnh như HIV, rubella, cytomegalo virus, giang mai,...
- Lây qua đường ối từ mẹ khi mang thai: Mẹ bị nhiễm trùng đường tiết niệu, hở cổ tử cung, vỡ ối sớm hoặc đi khám âm đạo nhiều cũng có thể gây ra nhiễm trùng sơ sinh ở trẻ.
- Lây trong quá trình sinh nở: Trong khi sinh bé đi ngang qua tử cung và âm đạo khi chuyển dạ kéo dài.
- Môi trường xung quanh: Bé bị nhiễm trùng có thể lây gián tiếp qua các vật dụng như ống chích, kim, người tiếp xúc không rửa tay sạch sẽ. Ngoài ra trẻ sơ sinh trong quá trình hồi sức tại phòng sinh, phải nằm viện lâu tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm ở thời điểm mẹ mang thai hoặc sau sinh
Triệu chứng nhiễm trùng sơ sinh
Khi tìm hiểu bệnh nhiễm trùng sơ sinh là gì bạn cũng nên nắm bắt được những triệu chứng của bệnh. Có 8 nhóm triệu chứng nhiễm trùng sơ sinh, cụ thể như sau:
- Về hô hấp: Trẻ bị nhiễm khuẩn có dấu hiệu cơ thể bị xanh tím, rối loạn nhịp thở, thở khò khè. Thậm chí nếu bị nặng có thể ngừng thở từng cơn đột ngột khoảng 10 đến 15 giây.
- Về tiêu hóa: Trẻ sơ sinh sẽ gặp các vấn đề về tiêu hóa như bỏ bú, bú kém, tiêu chảy, đầy hơi,...
- Về tim mạch: Nhịp tim của trẻ bị nhiễm trùng nhịp tim sẽ đập nhanh hơn bình thường là khoảng 160 lần/phút, huyết áp bị hạ, lạnh phần đầu và tứ chi.
- Về thần kinh: Bé bị nhiễm trùng sơ sinh có thể bị co giật, phản xạ kém, tinh thần lơ mơ, hôn mê,...
- Về thực thể: Trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng có thể bị sụt cân sau sinh, điều hòa thân nhiệt bị rối loạn, lúc nóng lúc lạnh.
- Về da: Trẻ khi bị nhiễm khuẩn thường bị xuất huyết dưới da, phát ban, vàng da sớm, cứng bì, nổi mụn mủ, vân tím nổi trên da,...
- Về huyết học: Nhiều trẻ có dấu hiệu tụ máu dưới da, xuất huyết nhiều . tử ban. Đối với tình trạng nhiễm trùng sớm triệu chứng thường thấy nhất đó là nhiễm trùng huyết, nếu được phát hiện sớm sẽ điều trị hiệu quả và không gặp biến chứng về sau.
Có rất nhiều triệu chứng nguy hiểm nếu như trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng
Mức độ nguy hiểm của bệnh nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh
Nhiều người thắc mắc rằng nhiễm trùng sơ sinh có nguy hiểm không? Nếu trẻ bị nhiễm khuẩn, không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng. Giai đoạn mới sinh các cơ quan của trẻ sơ sinh đang dần phát triển rất nhanh, do đó nếu gặp ảnh hưởng dù là do nguyên nhân nào cũng dẫn đến việc gây gián đoạn quá trình phát triển.
Bệnh an nhiễm trùng sơ sinh có thể dẫn đến biến chứng bao gồm không có khả năng tăng trưởng, phát triển kém về thần kinh, tim mạch và hệ hô hấp. Bên cạnh đó còn ảnh hưởng đến việc phát triển của các giác quan như mắt, mũi, tai. Thậm chí nếu trường hợp nhiễm trùng nặng và không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong ở trẻ sơ sinh.
Bệnh nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến tử vong
Phác đồ điều trị nhiễm trùng sơ sinh
Nhiễm trùng sơ sinh slideshare gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Do đó các bác sĩ đã đưa ra phác đồ điều trị cụ thể kịp thời để xử lý các biến chứng gây ra, cụ thể như sau.
Sử dụng kháng sinh
Nhiễm trùng sơ sinh có chữa được không, thực tế cho thấy rằng nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ hoàn toàn được chữa khỏi. Bước đầu tiên trong phác đồ điều trị sẽ là sử dụng kháng sinh chống nhiễm khuẩn, nếu không hiệu quả do vi khuẩn rất nguy hiểm sẽ phải dùng loại kháng sinh mạnh hơn.
Chọn kháng sinh
Nhiễm trùng sơ sinh sớm thường dùng 2 loại kháng sinh là Aminosid và β lactamin kết hợp lại với nhau. Khi chưa có kết quả rõ rệt phác đồ kháng sinh có thể cho trẻ dùng thêm Penicillin hoặc Ampicillin phối hợp với Gentamicin hoặc Amikacin. Trường hợp mẹ đã sử dụng kháng sinh trước đó mà bé bị nhiễm khuẩn kháng Ampicillin có thể dùng Claforan, Ceftriaxone phối hợp cùng Aminosid.
Bác sĩ sẻ sử dụng kết hợp 3 loại kháng sinh là Aminosid, Vancomycin và Cephalosporin thế hệ 3 nếu nghi ngờ do tụ cầu. Trong trường hợp do trực khuẩn Gram sẽ dùng Cephalosporin thế hệ 3 và Imipenem. Nếu nghi ngờ vi khuẩn kỵ khí chọn Metronidazol phối hợp, sử dụng kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3. Trường hợp trẻ đang dùng kháng sinh kéo dài nhưng tình trạng lâm sàng dần xấu đi sẽ dùng kháng sinh chống nấm nhóm Conazol.
Sử dụng kháng sinh nằm trong phác đồ điều trị của bệnh nhiễm trùng sơ sinh
Thời gian sử dụng kháng sinh
Nhiễm trùng sơ sinh điều trị bao lâu khi sử dụng kháng sinh? Tùy vào từng tình trạng nhiễm trùng cụ thể sẽ có thời gian dùng kháng sinh phù hợp, cụ thể như sau:
- Nhiễm trùng máu sử dụng 10 ngày.
- Viêm phổi sử dụng từ 7 đến 10 ngày.
- Viêm màng não mủ dùng 14 đến 21 ngày.
- Nghi ngờ nhiễm khuẩn máu sử dụng trên 5 ngày.
- Do tụ cầu vàng điều trị kháng sinh khoảng 3 đến 6 tuần.
Theo dõi và vệ sinh
Trong quá trình điều trị nhiễm trùng sơ sinh việc theo dõi và vệ sinh là hết sức cần thiết, cần chú trọng các vấn đề sau:
- Khi tiếp xúc với trẻ cần rửa tay và sát khuẩn thật sạch.
- Bác sĩ điều trị cần thay quần áo blue hàng ngày, có mũ, khẩu trang và găng tay khi tiến hành làm các thủ thuật cần thiết.
- Vệ sinh và thay mới ga, chăn, gối, tiệt khuẩn giường và lồng ấp mỗi ngày, nếu lau sàn cần dùng thuốc sát khuẩn.
- Vệ sinh sạch sẽ trang thiết bị và phòng ốc cho bé nằm.
- Người nhà chỉ nên thăm theo giờ, hạn chế để trẻ tiếp xúc với người nhà.
Vệ sinh và xử lý các vị trí bị nhiễm khuẩn nặng. Nếu nhiễm trùng da có mụn mủ, áp xe cần cắt lọc hết tổ chức hoại tử và rửa sạch với nước muối sinh lý. Trường hợp có nhiều khe phải rửa sạch bằng oxy già, sau đó lau khô và dùng thuốc Betadine 2.5% để sát trùng tại chỗ. Dùng Methylen chấm vào nốt mụn phỏng trên da, ngoài ra cũng có thể bôi kem kháng sinh.
Giữ vệ sinh sạch sẽ trong quá trình điều trị nhiễm trùng cho trẻ sơ sinh
Liệu pháp hỗ trợ
Phần thứ 3 trong phác đồ điều trị bệnh nhiễm trùng sơ sinh đó là sử dụng liệu pháp hỗ trợ trong các trường hợp sau:
- Cân bằng thân nhiệt: Khi trẻ bị sốt từ 38,5 độ C trở lên dùng Paracetamol với liều lượng 10-15mg/kg/1 lần và không sử dụng quá 4 lần trong 1 ngày. Trường hợp trẻ bị hạ nhiệt độ < 36,5 độ C sẽ thực hiện ủ ấm bằng lồng ấp.
- Cân bằng nước: Thực hiện truyền dịch phối hợp 50-100ml/kg/24 giờ. Trong trường hợp giảm tưới máu dùng Dopamin 5-15μg/kg/1 phút để nâng huyết áp.
- Chống suy hô cấp: sử dụng oxy, thở CPAP, hô hấp hỗ trợ.
- Chống rối loạn đông máu: Truyền yếu tố đông máu Plasma tươi, vitamin K1, truyền khối tiểu cầu trong trường hợp tiểu cầu < 50.000/mm3.
- Thay máu: Đây là biện pháp hỗ trợ khi trẻ bị nhiễm trùng nặng, thay máu sẽ làm giảm độc tố và nồng độ vi khuẩn.
- Tăng cường miễn dịch: Truyền Human Immunoglobulin liều 300-500 mg/kg/ngày x 3 ngày, giảm tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng.
Cần có liệu pháp hỗ trợ khi điều trị nhiễm trùng cho trẻ sơ sinh
Cách phòng ngừa nhiễm trùng sơ sinh sớm hiệu quả
Ở phần trên bạn đã biết được nhiễm trùng sơ sinh là bệnh gì, tiếp theo hãy cùng tìm hiểu về cách phòng ngừa bệnh. Chủ động phòng ngừa bệnh luôn là giải pháp tốt nhất để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe sau này của trẻ, dưới đây là biện pháp cụ thể.
Phòng ngừa trước sinh
Bệnh nhiễm trùng sơ sinh có thể lây từ mẹ sang con từ khi đang mang thai. Vì vậy mẹ bầu nên chủ động thực hiện các biện pháp ngăn ngừa nhiễm trùng trong thời kỳ mang thai bằng việc:
- Tiêm phòng Rubella ở độ tuổi chưa sinh nhằm tránh nhiễm bệnh trong quá trình mang thai.
- Tiêm phòng uốn ván và viêm gan để không lây lan virus cho trẻ khi mang thai.
- Người mẹ nên đi khám thai định kỳ để phát hiện và điều trị sớm nếu gặp các bệnh do virus gây ra. Từ đó giúp trẻ sinh ra được khỏe mạnh khi sử dụng biện pháp điều trị hiệu quả.
- Ngay khi phát hiện bệnh nhiễm trùng toàn thân hoặc niệu dục cần điều trị tận gốc để tránh lây lan cho quan trong quá trình mang thai.
- Mẹ bầu cần ăn uống đầy đủ dưỡng chất, nghỉ ngơi đầy đủ, không nên làm việc nặng để tránh tình trạng sinh non. Đồng thời một thai kỳ khỏe mạnh sẽ giúp con sinh ra có sức đề kháng khỏe, tránh tỉ lệ bị nhiễm trùng sớm.
- Bà mẹ mang thai nên vệ sinh thân thể tốt, tránh để da bị trầy xước và viêm nhiễm. Hạn chế đi lại nhiều trong những tháng cuối thai kỳ để tránh vỡ ối sớm.
Bà mẹ mang thai nên chủ động thực hiện biện pháp phòng tránh nhiễm trùng
Phòng ngừa nhiễm trùng sơ sinh trong lúc sinh
Trong quá trình sinh nở, nếu trong môi trường điều kiện y tế không tốt sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng sơ sinh sớm. Sau đây là cách phòng ngừa bệnh:
- Trong khi sinh đảm bảo vô khuẩn các dụng cụ y tế, khăn, nước,...
- Sản phụ không nên thăm khám âm đạo nhiều khi sinh khó, vỡ ối sớm, chuyển dạ trong nhiều giờ.
- Trong lúc sinh cần tránh các biến chứng cho trẻ sơ sinh như bị ngạt nước ối và tổn thương vùng đầu.
Trong lúc sinh cần đảm bảo vệ sinh tránh gây ra nhiễm trùng cho trẻ sơ sinh
Phòng ngừa sau sinh
Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh vẫn có thể xảy ra khi trẻ sinh ra an toàn, vì vậy cần có biện pháp phòng ngừa như sau:
- Luôn đảm bảo vệ sinh phòng ốc, chăn màn cho trẻ sơ sinh nằm tránh vi khuẩn phát triển trong môi trường ẩm mốc.
- Thường xuyên vệ sinh da, mắt, tai và rốn cho trẻ sau khi sinh đảm bảo sạch sẽ.
- Phòng ngủ của bé luôn thông thoáng, có ánh sáng để hạn chế sự phát triển của vi trùng.
- Bố mẹ và người chăm sóc bé luôn đảm bảo vệ sinh tay và cơ thể trước khi tiếp xúc với trẻ.
Thăm khám và điều trị nhiễm trùng sơ sinh ở đâu uy tín?
Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh là căn bệnh có thể gây ra tử vong ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy bạn cần quan sát kỹ các biểu hiện của con sau sinh, nếu thấy các vấn đề bất thường cần ngay lập tức đưa đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra. Bệnh Viện Đa Khoa Phương Đông là một đơn vị đang được rất nhiều bậc phụ huynh tin tưởng. Tại đây chúng tôi có đầy đủ trang thiết bị cùng đội ngũ bác sĩ giỏi để thăm khám và điều trị bệnh nhiễm trùng sơ sinh.
Tất cả các bác sĩ khoa Nhi tại bệnh viện đều có trình độ chuyên môn cao cùng với nhiều năm kinh nghiệm sẽ đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác đối với trẻ sơ sinh. Từ đây đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả nhất để bé sớm khỏi bệnh và tránh các triệu chứng về sau. Đặc biệt bác sĩ còn tư vấn miễn phí cho bố mẹ về cách chăm sóc bé sau sinh và phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng đối với trẻ sơ sinh hiệu quả.
Bệnh Viện Đa Khoa Phương Đông là cơ sở thăm khám trẻ sơ sinh uy tín
Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích về bệnh nhiễm trùng sơ sinh. Hy vọng rằng với chia sẻ vừa rồi đã giúp bố mẹ có những hiểu biết cơ bản về căn bệnh này.