Nhóm máu hiếm là gì và những điều cần biết

Lưu Hà

14-02-2021

goole news
16

Thỉnh thoảng bạn sẽ biết đến những chương trình hiến máu cứu người, đặc biệt là nhóm máu hiếm. Vậy, bạn đã biết nhóm máu hiếm là gì chưa? Và liệu mình có phải người có nhóm máu hiếm hay không? Cùng tham khảo bài viết để hiểu hơn về chúng nhé.

Nhóm máu là gì?

Dựa vào một số chất Cacbonhydrat và Protein đặc thù có trên hồng cầu, máu của chúng ta được chia thành nhiều nhóm. Hiện nay đã phát hiện được khoảng 40 nhóm máu khác nhau, nhưng trong đó, hai nhóm máu quan trọng hơn cả là nhóm máu ABO và nhóm máu Rhesus (Rh).

Hệ nhóm máu ABO

Hệ ABO gồm 4 loại nhóm máu chính là nhóm máu A, nhóm máu B, nhóm máu AB và nhóm máu O.

Hệ nhóm máu ABO

Hệ nhóm máu ABO

  • Nhóm máu A có các kháng nguyên A bên trên bề mặt hồng cầu và có kháng thể chống B;
  • Tương tự nhóm máu A, nhóm máu B có các kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu và có kháng thể chống A;
  • Nhóm máu AB là loại máu vừa có kháng nguyên A, vừa có kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu, đồng thời sẽ có kháng thể chống A hay chống B trong máu;
  • Ngược lại, nhóm máu O là nhóm máu không có kháng nguyên A hay B trên bề mặt hồng cầu nhưng lại có cả kháng thể chống A và B ở trong máu.

Vì thế, khi truyền máu từ những nhóm máu khác nhau vào cơ thể, kháng thể trong máu của người nhận có thể sẽ phá hủy máu được truyền, gây hại cho cơ thể người nhận.

Hệ nhóm máu Rhesus

Cùng với hệ nhóm máu ABO, đây cũng được xem là hệ nhóm máu quan trọng, trong đó, quan trọng nhất là kháng nguyên D của hồng cầu. Và đây được xem là yếu tố quyết định người đó có máu “dương” hay “âm”. Nếu bạn có kháng nguyên D trên hồng cầu thì máu của bạn sẽ là máu “dương”, ngược lại không có kháng nguyên D thì sẽ là máu “âm”.

Hệ nhóm máu Rhesus

Hệ nhóm máu Rhesus

Nhóm máu được hình thành từ đâu?

Do các gen di truyền từ bố và mẹ, nhóm máu sẽ rõ rệt sau một khoảng thời gian ngắn sau khi sinh. Bố và mẹ mỗi người sẽ cho con một gen quy định nhóm máu, vì thế, nhóm máu chính là yếu tố được di truyền từ bố và mẹ.

Nhóm máu hiếm là gì?

Ở Việt Nam, khi nhắc đến nhóm máu hiếm thường sẽ là nhắc đến người có nhóm máu hệ Rhesus D(-), tức máu “âm”.

Nhóm máu Rhesus âm hay Rh- chỉ chiếm khoảng 0.04% trong tổng số dân Việt Nam. Như vậy, trong 90 triệu người dân Việt Nam sẽ chỉ có 36000 người có nhóm máu Rh-, thật sự rất hiếm. Những người dân da trắng có nhiều người mang nhóm máu Rh- hơn chúng ta, chiếm khoảng 15%.

Nhóm máu hiếm và những điều bạn cần biết

Nhóm máu hiếm và những điều bạn cần biết

Đối với hệ nhóm máu ABO thì dựa vào thống kê của Viện Huyết Học Truyền Máu Trung Ương, nhóm máu của người dân Việt Nam được chia như sau:

  • Nhóm máu O chiếm 41.1%;
  • Nhóm máu B chiếm 30.1%;
  • Nhóm máu A chiếm 21.2%;
  • Nhóm máu AB chiếm 6.6%.

Như vậy,ở Việt Nam, nhóm máu AB là nhóm máu thuộc hệ ABO hiếm nhất. Tuy nhiên, nhóm máu AB được xem là nhóm máu “chuyên nhận” vì có thể nhận được tất cả những nhóm máu khác

Những lưu ý nếu bạn có nhóm máu hiếm

Những lý do khiến người mang nhóm máu hiếm Rh- có khả năng gặp nhiều rủi ro hơn những người khác là:

  • Khi bạn cần được truyền máu (mất máu do tai nạn hoặc phẫu thuật) thì không phải lúc nào kho dự trữ máu của bệnh viện cũng có đủ;
  • Trong trường hợp mẹ có nhóm máu Rh- và bố có nhóm máu Rh+ thì theo luật di truyền, có ít nhất 50% con sinh ra sẽ có nhóm máu Rh+ giống bố. Khi đó, ở lần mang thai đầu tiên, người con mang nhóm máu Rh+ vẫn sẽ phát triển bình thường cho đến khi ra đời. Tuy nhiên, nếu ở lần mang thai thứ hai người con vẫn mang nhóm máu Rh+ thì sẽ thường xảy ra những vấn đề nghiêm trọng do sự bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con (cơ thể mẹ sinh ra kháng thể chống lại kháng nguyên Rh(D)+ có trên bên mặt hồng cầu của con gây tan máu, có thể dẫn đến việc sinh non, sảy thai, thai chết lưu hay đứa trẻ sinh ra sẽ bị thiểu năng trí tuệ;
  • Những phụ nữ có nhóm máu Rh- và đã mang thai có nhóm máu Rh+ vẫn có thể xảy ra tai biến truyền máu ngay ở lần đầu tiên nhận máu nhóm Rh+.

Cần phải làm gì nếu mình có nhóm máu hiếm?

Khi biết mình mang nhóm máu hiếm, bạn nên đến bệnh viện và trình bày với bệnh viện về nhóm máu của mình. Lúc này, ngân hàng máu sẽ ghi nhận lại thông tin của bạn và lưu vào danh sách những người cho máu hiếm. Bạn có thể nhận được sự giúp đỡ kịp thời từ những người cũng mang nhóm máu hiếm giống mình và ngược lại.

Đối với những phụ nữ đang mang thai, ở thai kỳ đầu sẽ không có nhiều nguy cơ về sức khỏe. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa và huyết học để được theo dõi và có phương hướng điều trị, phòng ngừa cho thai kỳ sau.

Biết được nhóm máu của mình thật sự rất quan trọng trong những tình huống điều trị. Đặc biệt, bản thân bạn cũng sẽ giúp được nhiều người khác ở những thời điểm nguy hiểm khác.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

2,994

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám