Nước tiểu có mùi hôi là hiện tượng bất thường của cơ thể, bị ảnh hưởng bởi thức ăn, đồ uống hoặc bệnh lý. Người bệnh rất khó phát hiện nguyên nhân thông qua biểu hiện lâm sàng, cần đến bệnh viện thăm khám, làm xét nghiệm, nhận kết quả chẩn đoán và hướng dẫn điều trị kịp thời.
Tại sao nước tiểu có mùi hôi?
Nước tiểu của người sức khỏe bình thường, bàng quang được làm rỗng đều đặn và cung cấp đủ nước sẽ có màu từ trong đến vàng nhạt, mùi khai nhẹ. Người bệnh có thể dựa vào các nguyên nhân sau để nhận biết tình trạng nước tiểu có mùi hôi, khó chịu:
Mất nước
Khi cơ thể bị mất nước, thiếu chất lỏng cần thiết có thể gây tình trạng chuyển màu nước tiểu sang vàng sẫm, cam kèm mùi amoniac. Phần lớn trường hợp do nguyên nhân này không cần can thiệp y tế, chỉ cần bổ sung đủ nước, màu sắc và mùi sẽ trở lại bình thường.
Mất nước là nguyên nhân dẫn đến mùi hôi trong nước tiểu
Nếu mất nước do suy nhược cơ thể, rối loạn tinh thần, gặp vấn đề sức khỏe bất thường, người bệnh cần thăm khám y tế sớm. Kéo dài bệnh tình lâu có thể gây biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Người bệnh bị nhiễm trùng hệ tiết niệu có thể đối mặt với tình trạng nước tiểu có mùi hôi, tiểu buốt, tiểu nhiều lần, nóng rát khi đi tiểu. Bệnh khởi phát do sự xâm nhập của vi khuẩn, cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh kê đơn.
Đái tháo đường
Khi đái tháo đường không được điều trị kịp thời, cải thiện tình trạng có thể làm tăng lượng đường huyết. Nước tiểu có mùi hôi, màu sắc vàng đậm là một trong những triệu chứng cảnh báo, bạn cần nhanh chóng điều trị phòng tránh biến chứng.
Đái tháo đường làm tăng đường huyết dẫn tiểu tiện mùi hôi
Rò bàng quang
Bàng quang xuất hiện lỗ rò khi bị khiếm khuyết bẩm sinh hoặc chấn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn di chuyển tấn công từ ruột non lên bàng quang. Khi này, người bệnh đối mặt với tình trạng đi tiểu có mùi hôi khó chịu.
Bệnh lý ở gan
Nước tiểu có mùi hôi khó chịu là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý ở gan, người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám trong thời gian sớm. Bạn có thể nhận biết thêm thông qua tình trạng nôn, buồn nôn, đau bụng, da vàng, mắt vàng, đầy hơi, giảm cân nhanh, nước tiểu sẫm màu.
Bệnh Phenylketon niệu
Bệnh Phenylketon niệu là một loại rối loạn chuyển hóa axit amin, khiến người bệnh bị khuyết tật về trí tuệ, nhận thức và hành vi. Vì không thể phân hủy axit amin phenylalanin, chất chuyển hóa này sẽ tích tụ và gây nước tiểu có mùi giống xạ hương.
Phenylketon niệu khiến cơ thể không tự xử lý axit amin phenylalanin, gây mùi hôi trong nước tiểu
Sỏi thận
Sỏi thận là sự lắng đọng của muối và khoáng chất trong nước tiểu, dẫn đến nhiễm trùng hoặc chảy máu đường tiết niệu. Bệnh nhân sẽ gặp các triệu chứng khó chịu như tiểu nước có mùi hôi, đau ở háng, hông, lưng, nôn nhiều, tiểu buốt, sốt, tiểu ra máu,...
Nên và không nên làm gì khi nước tiểu có mùi hôi tanh
Nước tiểu có mùi hôi là hiện tượng bất thường, khiến không ít người lo lắng và băn khoăn không biết mình gặp vấn đề gì. Bệnh nhân nên bình tĩnh, lưu ý một số việc nên, không nên làm dưới đây để giảm thiểu nguy cơ và bảo vệ sức khỏe.
Nên làm
Nguyên nhân nước tiểu có mùi hôi phần lớn do chủ quan, chưa thực sự ý thức chăm sóc sức khỏe. Bạn nên:
- Bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, người trưởng thành cần trung bình 1.5 - 2 lít/ngày. Tăng liều lượng khi vận động nhiều, hoạt động nặng ra nhiều mùi hôi.
- Tuyệt đối không nhịn tiểu, đi vệ sinh ngay khi có cảm giác buồn, giúp bàng quang làm rỗng đều đặn.
- Không dùng dung dịch vệ sinh có hóa chất tẩy rửa mạnh, làm mất cân bằng hệ vi sinh vật, kích ứng đường tiết niệu.
- Luôn vệ sinh từ đằng trước ra đằng sau, tránh di chuyển vi khuẩn từ hậu môn lên đường tiết niệu.
- Dùng thuốc theo chỉ định, kê đơn của bác sĩ, không tự ý sử dụng.
Không nên làm
Đồng thời, để cải thiện tình trạng nước tiểu có mùi hôi, người bệnh tuyệt đối, tránh không làm các việc sau:
- Không, hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường, ga, cồn.
- Tránh dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
- Không ăn quá nhiều măng tây, tỏi, dễ gây mùi khác thường cho nước tiểu.
- Không dùng quá 10g vitamin B6 một ngày.
Tránh những thực phẩm, hoạt động tác động đến quá trình điều trị
Nếu tình trạng mùi và màu nước tiểu không cải thiện, tiếp tục diễn ra và có dấu hiệu tăng lên, cần thăm khám sớm. Người bệnh không nên ngại ngùng, kéo dài thời gian điều trị khiến bệnh trở nặng, kéo dài thời gian hồi phục.
Nước tiểu có mùi hôi khó chịu có phải dấu hiệu của ung thư không?
Nước tiểu hôi không phải là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư, thông thường rất khó phát hiện mùi ung thư qua đường nước tiểu. Triệu chứng mùi hôi có thể xuất phát từ bệnh tiểu đường, nhiễm trùng hệ tiết niệu, sỏi thận,... như đã nêu ở trên.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Bệnh nhân cần thăm khám y tế sớm khi nước tiểu có mùi hôi xuất hiện kèm theo những biểu hiện dưới đây:
- Sốt.
- Tiểu ra máu.
- Nước tiểu có màu đục.
- Tiểu tiện đau, rát.
- Đau bụng, lưng dưới.
- Đau, áp lực vùng chậu.
- Ngứa âm đạo ở nữ giới.
Những biểu hiện nguy hiểm kèm nước tiểu mùi hôi cần khám bác sĩ
Nhìn chung, nước tiểu có mùi hôi là triệu chứng của một số vấn đề sinh lý và bệnh lý, cần chú ý quan sát và theo dõi tình trạng. Bệnh nhân cần thăm khám y tế khi hiện tượng không chấm dứt, thuyên giảm, nhận và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.