Nước tiểu màu xanh lá: Nguyên nhân, tín hiệu cảnh báo và điều trị

Phương Loan

14-08-2024

goole news
16

Nước tiểu màu xanh lá là triệu chứng của một số bệnh lý đường tiết niệu, biểu hiện sinh lý do ăn thực phẩm có màu xanh lá hoặc thuốc gây tác dụng phụ. Thông thường, bệnh nhân rất khó xác định nguyên nhân nên cần làm xét nghiệm, nhận kết luận và tư vấn từ bác sĩ.

Nguyên nhân nước tiểu màu xanh lá

Bên cạnh màu cam, vàng cam, nước tiểu màu xanh lá cũng nằm trong danh sách những dấu hiệu bất thường của cơ thể. Những nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể kể đến như:

Do thực phẩm

Nước tiểu chuyển màu hơi xanh có thể do nạp quá nhiều vitamin, vượt khả năng hấp thụ và xử lý của cơ thể. Khi này, chất dinh dưỡng dư thừa sẽ trở thành chất thải, được tiến hành loại bỏ qua đường tiết niệu và hệ tiêu hóa.

Ví dụ, măng tây là thực phẩm làm nước tiểu chuyển màu xanh lục điển hình, có mùi rất thăng hoặc thối. Dù mùi tương đối nồng, màu sắc bất thường nhưng nguyên nhân do măng tây không gây bất kỳ ảnh hưởng nào cho hệ thống tiết niệu, sức khỏe cơ thể.

Măng tây làm chuyển màu nước tiểu

(Măng tây làm chuyển màu nước tiểu)

Thường xuyên sử dụng thực phẩm chứa hóa chất phẩm màu, màu nhân tạo cũng là lý do khiến nước tiểu màu xanh. Bởi, cơ thể không thể hấp thụ những chất này và dần đào thải chúng qua đường tiết niệu.

Do thuốc

Thuốc là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến nước tiểu đổi màu xanh lá, điển hình gồm có:

  • Xanh methylen: Được sử dụng để giải độc, điều trị rối loạn đông máu hiếm gặp, viêm đường tiết niệu, sát khuẩn đường tiết niệu sinh dục.
  • Amitriptyline: Thuốc điều trị trầm cảm.
  • Cimetidine: Điều trị triệu chứng ợ nóng, trào ngược axit dạ dày, thực quản.
  • Indomethacin: Điều trị bệnh gút, chống viêm không steroid.
  • Zaleplon: Thuốc ngủ.
  • Methocarbamo: Là loại thuốc điều trị đau lưng và cổ, ưu điểm giãn cơ không an thần.
  • Metoclopramide: Thuốc điều trị chứng buồn nôn.
  • Promethazine: Có tính kháng histamine, ứng dụng trong điều trị buồn nôn và dị ứng.
  • Propofol: Loại thuốc gây mê dùng trong phẫu thuật.

Những loại thuốc làm đổi màu nước tiểu sang xanh lá

(Những loại thuốc làm đổi màu nước tiểu sang xanh lá)

Nếu đang dùng các loại thuốc nêu trên, xuất hiện tình trạng nước tiểu màu xanh thì người bệnh có thể liên hệ với bác sĩ để được tư vấn, giải đáp thắc mắc, an tâm điều trị bệnh. Đồng thời không tự ý ngưng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ.

Do bệnh lý

Tiểu tiện ra nước màu xanh có thể cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm sau đây:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn, có thể gây bệnh ở mọi cơ quan trong hệ tiết niệu, điển hình thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo.
  • Nhiễm khuẩn huyết hay nhiễm trùng máu là bệnh lý nghiêm trọng, do virus, vi khuẩn, nấm xâm nhập vào cơ thể, tạo ra hàng loạt thay đổi bên trong dẫn đến tổn thương thận, gan.
  • Rối loạn tăng canxi máu di truyền là hiện tượng nồng độ canxi trong máu cao hơn mức bình thường, 2.1 - 2.6mmol/L. Tăng quá mức nồng độ canxi trong máu sẽ khiến xương suy yếu, gây sỏi thận, ảnh hưởng chức năng của tim và não.

Những bệnh lý làm tiểu tiện ra nước màu xanh

(Những bệnh lý làm tiểu tiện ra nước màu xanh)

Như vậy, bên cạnh những nguyên nhân lành tính như thực phẩm, dùng thuốc thì nước tiểu màu xanh có thể do các bệnh lý hệ tiết niệu gây nên. Người bệnh không được chủ quan, cần chú ý theo dõi để điều trị kịp thời.

Tiểu tiện nước màu xanh lá có nguy hiểm không?

Nước đái màu xanh là hiện tượng phản ánh chế độ dinh dưỡng, tác dụng phụ của một số loại thuốc. Tuy nhiên, đây còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm như nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng máu, rối loạn tăng canxi máu di truyền.

Nước tiểu màu xanh phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh

(Nước tiểu màu xanh phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh)

Nếu nhận thấy tiểu ra nước màu xanh kèm các triệu chứng như mệt mỏi, tiểu đêm, tiểu buốt,... thì bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra, đánh giá. Chuyên gia y tế khuyến cáo, không tự ý mua thuốc điều trị hay áp dụng bài thuốc dân gian khi chưa xác minh vấn đề bất thường của cơ thể.

Phương pháp chẩn đoán

Trong mọi tình huống, khi nhận thấy vấn đề bất thường về màu sắc nước tiểu như chuyển xanh, việc đầu tiên bạn cần làm là thăm khám y tế chuyên môn. Tại đây, bạn sẽ được khai thác thông tin triệu chứng lâm sàng trước khi chỉ định thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng.

Dựa vào triệu chứng lâm sàng

Bệnh nhân có thể chuẩn bị trước thông tin dựa vào các câu hỏi sau:

  • Nước tiểu màu xanh xuất hiện từ khi nào, kéo dài bao nhiêu ngày tính đến ngày khám?
  • Hiện có đang dùng loại thuốc nào không? Nêu tên?
  • Ngoài màu sắc chuyển xanh, nước tiểu còn có bất thường nào khác không? Tình trạng mùi, gợn bẩn, lẫn máu,...
  • Chế độ dinh dưỡng hàng ngày như thế nào?
  • Triệu chứng khác của cơ thể.

Chẩn đoán nước tiểu xanh dựa vào các triệu chứng lâm sàng

(Chẩn đoán nước tiểu xanh dựa vào các triệu chứng lâm sàng)

Đây là những thông tin cơ bản mà bạn cần cung cấp khi khám nước tiểu màu xanh, nêu cụ thể sẽ giúp bác sĩ tối ưu thời gian chẩn đoán và tìm kiếm nguyên nhân. Đồng thời khai báo trung thực, không ngại ngùng giấu bệnh làm cản trở quá trình điều trị.

Dựa vào xét nghiệm cận lâm sàng

Nhằm khẳng định thêm nghi ngờ, tăng tính chuẩn xác cho kết luận thì người bệnh có thể được chỉ định làm thêm các xét nghiệm:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Xác định thành phần bất thường có trong nước tiểu.
  • Xét nghiệm sinh hóa: Kiểm tra ure máu, creatinin huyết thanh,...
  • Siêu âm: Cho phép quan sát chi tiết những vấn đề bất thường vị trí, kích thước, xuất hiện khối u, vật cản.

Xét nghiệm cận lâm sàng phát hiện nguyên nhân gây bệnh nước tiểu xanh

(Xét nghiệm cận lâm sàng phát hiện nguyên nhân gây bệnh nước tiểu xanh)

Xét nghiệm chẩn đoán sẽ cho kết quả chính xác tình trạng, nguyên nhân gây nên tình trạng đái ra nước màu xanh lá. Bạn nên lựa đơn vị y tế uy tín, cơ sở hạ tầng và hệ thống máy xét nghiệm hiện đại, đảm bảo kết quả thu được chính xác.

Phương pháp điều trị nước tiểu màu xanh lá

Tùy thuộc nguyên nhân gây bệnh mà nước tiểu màu xanh lá sẽ có cách điều trị khác nhau, dưới đây là một số hướng phổ biến:

  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng: Hạn chế thực phẩm màu xanh lục, xanh lam hoặc chứa phẩm màu nhân tạo. Đồng thời uống đủ nước mỗi ngày, giúp pha loãng nước tiểu, hỗ trợ loại bỏ chất dư thừa ra bên ngoài cơ thể.
  • Ngừng dùng thuốc: Cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ngừng uống thuốc hoặc thay đổi loại thuốc điều trị khác.
  • Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu: Bác sĩ thường kê đơn thuốc kháng sinh.
  • Điều trị bệnh di truyền: Bác sĩ theo dõi tình trạng bệnh nhân, đưa phương pháp điều trị phù hợp với cấp độ của bệnh.

Những phương pháp điều trị nước tiểu màu xanh lá

(Những phương pháp điều trị nước tiểu màu xanh lá)

Tựu chung lại, nước tiểu màu xanh lục phần lớn không phải dấu hiệu nguy hiểm, thường do yếu tố sinh lý, có thể tự hết sau 1 - 2 ngày. Dù vậy, người bệnh cũng không được chủ quan, cần theo dõi sát sao, nếu tình trạng kéo dài kèm các triệu chứng khó chịu khác cần đến bệnh viện thăm khám lập tức.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
628

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám