Nuốt lưỡi là gì? Cách nhận biết như thế nào? Hướng dẫn sơ cứu ra sao?

Ngọc Anh

09-01-2025

goole news
16

Khi một người bị bất tỉnh hoặc co giật, các cơ trong miệng sẽ bị thư giãn, khiến lưỡi bị tụt về phía sau, gây tắc nghẽn đường thở. Đây chính là hiện tượng nuốt lưỡi thường được đề cập đến, cũng thuộc nhóm các vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng cần được sơ cứu kịp thời.

Nuốt lưỡi là gì? Hiện tượng nuốt lưỡi trong bóng đá là gì?

Nuốt lưỡi là cách nói nhưng không được xem như thuật ngữ chính xác về mặt y khoa. Đây là cách nói mô tả tình trạng lưỡi bị tụt ra sau, gây tắc nghẽn đường thở. Điều này thường xảy ra khi một người mất ý thức, đặc biệt trong trường hợp chấn thương hoặc co giật. Đối với các bệnh nhân được chẩn đoán nuốt lưỡi phải đưa họ đến bệnh viện càng sớm càng tốt bởi lúc này họ rất khó khăn trong việc tự hô hấp, dễ bị ngừng thở, ngừng tim và gặp nguy hiểm về tính mạng. 

Tình trạng này ít xảy ra với người bình thường nhưng khá phổ biến với các cầu thủ sân cỏ

Tình trạng này ít xảy ra với người bình thường nhưng khá phổ biến với các cầu thủ sân cỏ

Trên thực tế chúng ta thường gặp tình trạng nuốt lưỡi đột quỵ hoặc nuốt lưỡi thể thao. Đối với hiện tượng nuốt lưỡi đột quỵ được lý giải như sau: Đây là hiện tượng một cầu thủ bị chấn thương ở phần đầu,hôn mể sâu, mất ý thức và lưỡi tụt vào sau gây cản trở hô hấp. Mặc dù lưỡi là bộ phận được “treo” cố định ở vị trí, trên lý thuyết, bộ phận này có xu hướng rơi về phía sau khi nằm ngủ, nằm ngửa nhưng dưới tác động của nhiều yếu tố, cơ lưỡi có thể rơi vào phía trong gây ra nhiều vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng. 

Xem thêm: Hướng dẫn sơ cứu đột quỵ và cách xử lý khi bị đột quỵ

Người bị nuốt lưỡi cần được đưa đi cấp cứu ngay lập tức

Người bị nuốt lưỡi cần được đưa đi cấp cứu ngay lập tức

Nuốt lưỡi có nguy hiểm không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông: Tình trạng nuốt lưỡi nói chung, nuốt lưỡi trong bóng đá nói riêng chỉ gây nguy hiểm khi lưỡi đã tụt sâu vào phía trong họng, cơ lưỡi giãn nhiều khiến đường thở hẹp lại, thậm chí tắc nghẽn và người bệnh bị khó thở. Trong hoàn cảnh tình trạng tắc nghẽn đường thở kéo dài, người bệnh có thể bị tổn thương não không thể phục hồi hoặc tử vong. 

Tuy nhiên tình trạng tụt lưỡi sâu chỉ xảy ra với các ca bệnh chấn thương não nặng, hôn mê sâu hoặc đang phải chịu đựng biến chứng từ các bệnh nội khoa diễn biến nặng. Bởi thông thường, nếu não của người bệnh vẫn hoạt động bình thường thì não sẽ tự động kích thích khiến các cơ lưỡi hoạt động trở lại bình thường. 

 

Các chuyên gia cũng cho hay, những đối tượng sau có nguy cơ bị tụt lưỡi cao hơn người bình thường như:

  • Bệnh nhân hôn mê sâu mất ý thức, thiếu oxy, người tím tái, khó thở, thở khò khè ở vùng họng 
  • Người có hội chứng ngưng thở khi ngủ
  • Người bệnh bị hôn mê sâu, ngủ sâu do dùng thuốc ngủ, gây mê
  • Bệnh nhân động kinh
  • Người vửa trải qua va chạm mạnh, chấn thương vùng đầu, bất tỉnh, bị ảnh hưởng đến não

Tuy nhiên, đây được xem là vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng với người hôn mê sâu

Tuy nhiên, đây được xem là vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng với người hôn mê sâu

Dấu hiệu nuốt lưỡi

Bạn nên cảnh giác nếu phát hiện bản thân hoặc những người xung quanh có các biểu hiện như sau:

  • Hôn mê, mất ý thức đột ngột
  • Thiếu oxy, tím tái
  • Khó thở, thở khò khè ở vùng họng giống như người ngủ ngáy lớn

Khi phát hiện người bị nuốt lưỡi phải xử lý như thế nào?

Người bị tụt lưỡi nên đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được các bác sĩ hỗ trợ y tế kịp thời. Trong khoảng thời gian chờ xe cứu thương đến, bạn có thể áp dụng các cách sơ cứu khi bị nuốt lưỡi theo hướng dẫn dưới đây:

Nâng cằm hoặc đẩy hàm

Thủ thuật này được thực hiện để mở đường thơ và ngăn lưỡi tụt ra sau, kéo lưỡi trở lại vị trí bình thường. Cách thực hiện như sau:

  • Đặt nạn nhân nằm ngửa trên mặt phẳng cứng
  • Một tay đặt trên trán, tay kia đặt dưới cằm, nhẹ nhàng ngửa đầu nạn nhân ra sau.
  • Hoặc dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái đẩy hàm dưới lên phía trước, giữ miệng hơi mở.

Nâng cẳm và đẩy hàm được thực hiện với mục đích mở đường thở

Nâng cẳm và đẩy hàm được thực hiện với mục đích mở đường thở

Tuyệt đối không dùng ngón tay kéo lưỡi vì dễ vô tình đẩy lười ra phía sau, gây chấn thương vùng miệng hầu, răng của nạn nhân. Nếu trong miệng nạn nhân có nhiều đờm nhớt nên xoay nạn nhân nằm nghiêng qua 1 bên để đàm nhớt chảy ra làm thông thoáng đường thở. 

Trong trường hợp đã thực hiện các bước trên mà nạn nhân vẫn không tự thở dược thì hãy tiến hành hồi sức tim phổi theo các bước sau:

Ép ngực

Bệnh nhân không có dấu hiệu thở thì phải thực hiện ép ngực ngay lập tức. 

  • Giữ nguyên tư thế nằm ngửa của bệnh nhân, người cấp cứu quỳ bên cạnh 
  • Đặt tay chồng lên nhau ở giữa 2 núm vú của bệnh nhân, ép thẳng xuống khoảng 30 lần với nhịp 100-120 lần/phút.
  • Sau mỗi 30 lần ép ngực, kiểm tra lại đường thở.

Ép ngực cần được thực hiện ngay sau khi nuốt lưỡi

Ép ngực cần được thực hiện ngay sau khi nuốt lưỡi

Thổi ngạt

Với mục đích cung cấp đầy đủ oxy cho nạn nhân, bạn hãy thực hiện theo thao tác dưới đây:

  • Bịt mũi nạn nhân, ngậm kín miệng, đưa miệng của mình vào miệng nạn nhân và thổi 2 lần liên tiếp vào miệng, quan sát lồng ngực phồng lên.
  • Tiếp tục xen kẽ giữa ép ngực và thổi ngạt cho đến khi nạn nhân thở lại hoặc nhân viên y tế đến.

Có thể nói, trên thực tế, con người không thể tự nuốt lưỡi của mình. Cái mà chúng ta thường gọi là "nuốt lưỡi" thực chất là tình trạng lưỡi bị tụt ra phía sau, gây tắc nghẽn đường thở. Điều này thường xảy ra khi người bị bất tỉnh hoặc co giật.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

19

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

BS.CKI

MAI VĂN NGHĨA

Bác sĩ Tai mũi họng

BS.CKI

MAI VĂN NGHĨA

Bác sĩ Tai mũi họng
19001806 Đặt lịch khám