Bệnh thủy đậu ở trẻ em là gì?
Thủy đậu ở trẻ em là một tình trạng nhiễm trùng cấp tính do virus gây ra, thường xuất hiện trong thời tiết nóng ẩm hoặc khi chuyển mùa. Bệnh có khả năng lan nhanh, đặc biệt ở khu vực đông dân cư. Thường xuất hiện ở trẻ dưới 15 tuổi, có thể gây hậu quả nặng nề ở trẻ dưới 12 tháng và tăng nguy cơ mắc bệnh zona sau này lên 4,5 lần so với trẻ khác.
Trẻ em khi mắc bệnh thủy đậu thường bắt đầu với các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, chán ăn và sưng hạch. Sau đó, trong khoảng 1-2 ngày, xuất hiện phát ban với nhiều mụn nước nhỏ, gây ngứa ở vùng ngực, lưng, bụng, mặt và lan rộng khắp cơ thể. Sau cùng, mụn nước trên cơ thể của trẻ sẽ vỡ ra, đóng vảy khoảng 1 tuần và có thể mất vài tuần để vảy rụng đi. Khi trẻ mới xuất hiện những dấu hiệu đó cha mẹ nên tìm hiểu ngay phác đồ điều trị thủy đậu ở trẻ em.
Theo thống kê, ở Việt Nam, trong 2 tháng đầu năm 2023, gần 3.200 ca bệnh thủy đậu được ghi nhận, tăng cao so với cùng kỳ năm 2022, đa số là trẻ em mầm non và tiểu học.
Thủy đậu ở trẻ em là một tình trạng nhiễm trùng cấp tính do virus gây ra.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh thủy đậu ở trẻ em
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do virus Herpes Zoster gây ra, còn được gọi là Varicella Zoster (VZV). Virus này thuộc họ Herpesviruses, có kích thước 150-200nm và chứa phân tử ADN chuỗi đôi, với trọng lượng phân tử là 80×106 dalton. Virus sống được vài ngày trong vảy thủy đậu trong không khí và dễ chết khi tiếp xúc với các thuốc sát khuẩn thường dùng.
Bệnh thủy đậu ở trẻ em lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp, thông qua tiếp xúc trực tiếp với các giọt bắn có chứa virus trong không khí khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Virus Varicella Zoster cũng có thể tồn tại trong vảy thủy đậu trong không khí và trên các bề mặt cứng, đồ dùng cá nhân... Trẻ có thể mắc bệnh thủy đậu thông qua tiếp xúc với những vật này, đặc biệt là khi sinh hoạt ở các môi trường có nguy cơ lây truyền bệnh cao như trường học, nhà trẻ…
Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh thủy đậu ở trẻ em?
Triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ em
Triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ em là gì là câu hỏi được nhiều các bậc phụ huynh quan tâm. Trước khi áp dụng phác đồ điều trị thủy đậu ở trẻ em phù hợp thì cha mẹ cần nắm rõ được các dấu hiệu sớm. Dưới đây là những triệu chứng điển hình khi trẻ mắc bệnh thủy đậu mà phụ huynh cần biết.
Mệt mỏi, chán ăn
- Nếu trẻ thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải, có thể đó là một dấu hiệu của bệnh thủy đậu.
- Đây là một trong những triệu chứng đầu tiên mà bố mẹ cần chú ý khi quan sát sức khỏe của trẻ.
- Khi mắc bệnh thủy đậu, cơ thể trẻ thường mệt mỏi, sốt, gây chán ăn và dễ quấy khóc. Vì vậy, bố mẹ cần chọn thực phẩm mềm, dễ tiêu và phù hợp với sở thích của con để đảm bảo cơ thể nhận đủ chất dinh dưỡng.
Sốt cao kèm theo đau đầu
- Sốt cao từ 38 - 39 độ kèm theo các cơn đau đầu là một trong những triệu chứng phổ biến khi trẻ mắc bệnh thủy đậu.
- Cơn sốt thường xảy ra từ 1-2 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng như phát ban, khó chịu, mệt mỏi hay chán ăn… Tuy nhiên, không phải trẻ nào mắc thủy đậu cũng phải sốt, và mức độ sốt ở từng trẻ là khác nhau.
- Thường thì triệu chứng sốt ở trẻ khi mắc bệnh thủy đậu kéo dài khoảng 2 đến 3 ngày, có thể ngắn hoặc kéo dài hơn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng trẻ. Tuy nhiên, bố mẹ cần chú ý nếu thấy con sốt cao trên 39 độ kèm theo khó thở, co giật, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được bác sĩ can thiệp kịp thời.
- Việc phát hiện và áp dụng phác đồ điều trị thủy đậu ở trẻ em sớm sẽ giúp giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của bệnh thủy đậu và các biến chứng tiềm ẩn.
Trẻ bị thuỷ đậu có dấu hiệu sốt kèm đau đầu
Phát ban, nổi mụn nước
- Trẻ sẽ bắt đầu phát ban và nổi mụn nước trên mặt và các chi, sau đó lan nhanh ra toàn cơ thể chỉ trong 12-24 giờ.
- Khoảng từ 7-10 ngày sau khi bắt đầu, các mụn nước sẽ tự vỡ, khô lại và bong vảy, gây thâm vùng da tại vị trí mụn nước, và trong trường hợp nhiễm vi khuẩn, có thể để lại sẹo.
>>> Xem thêm: Phân biệt sự khác biệt: Sốt phát ban và Sởi - Cách điều trị kịp thời
Trẻ bị đau cơ, đau khớp
- Dấu hiệu bệnh thủy đậu ở trẻ em cũng có thể gây ra đau cơ và đau khớp.
- Trẻ có thể cảm thấy đau nhức ở một vùng nhỏ hoặc trên toàn thân, mức độ từ nhẹ đến nặng.
Ho và sổ mũi
- Ho và chảy nước mũi cũng là các triệu chứng của bệnh thủy đậu ở trẻ em.
- Các chuyên gia khuyến cáo người mắc bệnh cần che miệng và mũi khi hắt hơi, ho, tiêu hóa khăn giấy dơ, duy trì vệ sinh cá nhân, rửa tay kỹ càng và tránh sử dụng chung đồ dùng cá nhân, thức ăn hoặc đồ uống để ngăn ngừa lây nhiễm cho người khác.
Phát ban và nổi mụn nước trên khắp cơ thể là triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ em.
Biến chứng bệnh thủy đậu ở trẻ em
Thủy đậu được xem là một bệnh lành tính, nhưng nếu không có phác đồ điều trị thủy đậu ở trẻ em kịp thời, thủy đậu ở trẻ em có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm như: nhiễm trùng da và mô mềm do vi khuẩn, viêm phổi, viêm gan, viêm não và mất điều hòa tiểu não, thủy đậu xuất huyết, nhiễm trùng máu và viêm khớp.
Khi phụ nữ mang thai mắc bệnh thủy đậu, thai nhi cũng có thể bị ảnh hưởng. Tuy tác động lên em bé sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có tuần thai của mẹ khi mắc bệnh.
- Nếu mẹ mắc bệnh trong 20 tuần đầu, trẻ sinh ra có nguy cơ bị thủy đậu bẩm sinh, gồm: dị tật ở mắt, vấn đề thần kinh, sẹo da và chi bị teo nhỏ.
- Nếu mẹ mắc bệnh thủy đậu từ 20 đến 36 tuần, em bé có nguy cơ mắc bệnh zona khi còn nhỏ.
- Nếu mẹ mắc bệnh hoặc phát ban từ 5 ngày trước đến 2 ngày sau khi sinh, trẻ sơ sinh có thể mắc bệnh thủy đậu.
Ngoài ra, trong những trường hợp đã từng mắc thủy đậu, virus này có thể tồn tại trong cơ thể suốt đời và sau nhiều năm, có thể gây ra một căn bệnh khác gọi là giời leo hoặc zona. Bệnh này gây nổi sảy trên da thành các vùng có mụn nước. Tiếp xúc với mụn nước của người mắc giời leo có thể khiến người chưa từng bị hoặc chưa được tiêm chủng ngừa thủy đậu mắc phải thủy đậu.
Thủy đậu ở trẻ em có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm như nhiễm trùng da…
Cách chẩn đoán bệnh thủy đậu ở trẻ em
Đa số trường hợp mắc bệnh thủy đậu ở trẻ em thường được chẩn đoán dựa trên thăm khám lâm sàng, các triệu chứng và tình trạng ban đầu của bệnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu thêm một số xét nghiệm khác để kiểm tra tình trạng bệnh và xác định tổn thương do virus thủy đậu gây ra.
- Xét nghiệm PCR: Được sử dụng để phát hiện và xác định sự có mặt của virus Varicella Zoster trong mẫu bệnh phẩm, giúp chẩn đoán bệnh thủy đậu.
- Xét nghiệm huyết thanh học: Được thực hiện để phát hiện sự hiện diện của các kháng thể IgM chống lại virus Varicella Zoster trong máu, từ đó đánh giá mức độ nhiễm trùng và xác định bệnh thủy đậu.
- Chụp X-quang, CT và MRI: Các phương pháp hình ảnh được áp dụng để đánh giá tình trạng phổi hoặc xác định các biến chứng có thể phát sinh do bệnh thủy đậu, đặc biệt là khi bệnh diễn biến nghiêm trọng.
Các giai đoạn ủ bệnh của thủy đậu ở trẻ em
Khi trẻ mắc bệnh thủy đậu thường sẽ phải trải qua 4 giai đoạn, dưới đây là 4 giai đoạn nhất định ba mẹ phải biết để lên phác đồ điều trị thủy đậu ở trẻ em tại nhà một cách hiệu quả.
Hình ảnh thuỷ đậu qua các giai đoạn
Giai đoạn ủ bệnh
- Bệnh thủy đậu ở trẻ em có thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 14-16 ngày và thường phát triển trong khoảng từ 10-21 ngày sau khi trẻ tiếp xúc với tác nhân gây bệnh.
- Trong giai đoạn này, các dấu hiệu của thủy đậu ở trẻ em thường chưa rõ ràng, điều này khiến cho việc phát hiện bệnh trở nên khó khăn đối với bố mẹ.
Giai đoạn khởi phát
- Đây là giai đoạn tiếp sau giai đoạn ủ bệnh, khi trẻ có thể xuất hiện một số triệu chứng của thủy đậu ở trẻ em như sốt, mệt mỏi, uể oải, và chán ăn.
- Trong một số ít trường hợp, trẻ cũng có thể phát hiện các triệu chứng như viêm họng hoặc nổi hạch sau tai.
- Các biểu hiện của bệnh thủy đậu ở giai đoạn khởi phát có thể tương tự với biểu hiện của bệnh cảm thông thường, điều này có thể gây hiểu nhầm cho nhiều phụ huynh và dẫn đến việc bỏ qua thời điểm quan trọng trong điều trị bệnh ở giai đoạn đầu.
Giai đoạn phát bệnh
- Ở giai đoạn này, các triệu chứng của bệnh thủy đậu ở trẻ trở nên rõ ràng với sự xuất hiện của những vết ban đỏ sau đó phát triển thành các mụn nước ngứa, chứa dịch, và sau cùng sẽ đóng vảy.
- Ban đầu có thể xuất hiện trên mặt, lưng, ngực và sau đó lan rộng ra toàn bộ cơ thể, có thể lan vào bên trong miệng, mí mắt hoặc vùng sinh dục.
- Mụn nước gây khó chịu và nếu để mụn nước vỡ, trẻ có nguy cơ cao bị nhiễm trùng.
Giai đoạn hồi phục
- Trẻ có thể hồi phục nhanh chóng trong khoảng 7-10 ngày.
- Khi các nốt mụn nước sẽ khô và đóng vảy dần dần, sau đó bong tróc ra nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.
Các giai đoạn ủ bệnh của thủy đậu ở trẻ em?
Phác đồ điều trị thủy đậu ở trẻ em
Hầu hết trẻ em khi mắc bệnh thủy đậu thường được phụ huynh chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và điều trị hiệu quả, phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và hướng dẫn phác đồ điều trị thủy đậu ở trẻ em. Các biện pháp điều trị giúp giảm triệu chứng, tạo cảm giác thoải mái cho trẻ và hạn chế các biến chứng, đặc biệt là tình trạng nhiễm trùng thứ cấp.
Điều trị và sử dụng thuốc đúng cách
Trong quá trình điều trị, việc sử dụng các loại thuốc kháng virus, hạ sốt, giảm đau cùng với việc bổ sung vitamin có thể được áp dụng. Đối với trẻ có dấu hiệu nhiễm trùng nặng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh phù hợp để điều trị bệnh. Việc sử dụng thuốc cho trẻ cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Chăm sóc tại nhà theo phác đồ điều trị
Trong trường hợp bệnh thủy đậu ở mức độ nhẹ, phụ huynh có thể tự chăm sóc trẻ tại nhà theo hướng dẫn của phác đồ điều trị thủy đậu ở trẻ em và tuân thủ các lịch tái khám. Tuy nhiên, rất nhiều cha mẹ còn thắc mắc không biết bé bị thủy đậu chăm sóc thế nào? Dưới đây là một số phương pháp chăm sóc tại nhà có thể bao gồm:
- Chấm lên các vết thủy đậu bị vỡ với methylen hoặc thuốc tím để ngăn ngừa nhiễm trùng.
- Chọn quần áo mềm, rộng rãi, thoáng mát để hạn chế chà xát lên vùng da tổn thương.
- Cắt ngắn móng tay của trẻ để ngăn ngừa việc gãi khi ngủ.
- Đảm bảo vệ sinh cơ thể cho trẻ, giữ da luôn sạch sẽ và thoáng mát.
- Đảm bảo trẻ uống đủ nước để giảm đau và bù lại lượng nước đã mất do bệnh.
- Uống thuốc hạ sốt nếu cần thiết, nhưng tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.
>>> Xem thêm: Mách mẹ 6 cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh an toàn, dễ thực hiện
Chăm sóc thủy đậu tại nhà theo phác đồ điều trị thủy đậu ở trẻ em để tránh những biến chứng có thể xảy ra.
Lưu ý khi chăm sóc bệnh thủy đậu ở trẻ em
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ em, phụ huynh cần lưu ý một số điều quan trọng sau đây:
- Để trẻ ở nhà và hạn chế tiếp xúc với người khác cho đến khi các nốt phỏng nước đã đóng vảy và không có thêm nốt phỏng nước mới xuất hiện.
- Cắt móng tay và móng chân cho trẻ, đồng thời duy trì vệ sinh tay và chân, có thể sử dụng bao tay vải để bọc tay cho trẻ nhằm tránh việc tự cào và làm vỡ các nốt phỏng nước, từ đó giảm nguy cơ bội nhiễm và nhiễm trùng da.
- Vì bệnh thủy đậu ở trẻ em có thể gây mệt mỏi và chán ăn, phụ huynh nên cân nhắc cho trẻ ăn những thức ăn dễ tiêu, mềm mại và lỏng, đồng thời đảm bảo trẻ uống đủ nước.
- Đảm bảo trẻ mặc quần áo mềm, thoáng khí và không quá chật chội để tránh việc cọ xát vào vùng da tổn thương, từ đó giảm nguy cơ làm vỡ các nốt phỏng.
- Khi tiếp xúc với trẻ, phụ huynh cần đeo khẩu trang và sau đó vệ sinh tay sạch sẽ với xà phòng ngay sau khi tiếp xúc, nhằm giảm nguy cơ lây lan bệnh.
- Để giảm triệu chứng ngứa, bố mẹ có thể cho bé tắm với nước ấm. Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng các loại kem dưỡng da có thể giúp giảm ngứa hiệu quả.
Những cách phòng ngừa bệnh thủy đậu ở trẻ em
Ngoài việc bỏ túi cho mình kiến thức về phác đồ điều trị thủy đậu ở trẻ em, cha mẹ cần phải trang bị thêm cho mình thêm nhiều kiến thức nữa. Để phòng ngừa bệnh thủy đậu ở trẻ em, phụ huynh cần nắm rõ những cách phòng ngừa thủy đậu để giúp trẻ có một cuộc sống vui khỏe. Dưới đây là một số cách phòng ngừa thủy đậu ở trẻ em mà phụ huynh cần hết sức chú ý.
Hạn chế tiếp xúc với người bệnh
- Để phòng ngừa bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ, phụ huynh cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc của trẻ với người bệnh.
- Đồng thời thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, và sử dụng các dụng cụ vệ sinh riêng.
Duy trì môi trường sống trong lành
- Việc duy trì môi trường sống luôn thoáng mát và vệ sinh sạch sẽ, sử dụng dung dịch sát khuẩn để lau sạch nhà cửa và các vật dụng cũng rất quan trọng.
- Phụ huynh cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng và vận động của trẻ để hỗ trợ hệ thống miễn dịch của trẻ, giúp trẻ có sức khỏe tốt và đề kháng cao.
Tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu
- Việc tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh thủy đậu cũng là một biện pháp hiệu quả để ngăn chặn sự lây lan của bệnh ở trẻ em.
- Vắc xin không chỉ giúp tiết kiệm chi phí trong điều trị mà còn giảm thiểu tác động lâu dài của bệnh đối với sức khỏe của trẻ nếu xảy ra biến chứng.
- Hiện nay, vắc xin thủy đậu có thể tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi đến người lớn.
Tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu cho trẻ.
Một số câu hỏi liên quan đến bệnh thủy đậu ở trẻ em
Mắc bệnh thủy đậu có phải kiêng nước, kiêng gió không?
- Nhiều bậc phụ huynh tin rằng trẻ mắc bệnh thủy đậu cần kiêng nước, kiêng gió. Tuy nhiên, điều này là quan niệm sai lầm. Điều này sẽ khiến trẻ không tuân thủ theo yếu tố "thoáng mát" trong phác đồ điều trị thủy đậu ở trẻ em vừa chia sẻ bên trên.
- Bởi không chỉ riêng thủy đậu, mà tất cả các loại phát ban, nếu tránh ánh nắng, kiêng gió, không tắm rửa và quấn chăn kỹ lưỡng, chúng ta có thể làm cho trẻ dễ bị nhiễm trùng.
- Thay vào đó, việc mặc đồ thoáng mát và duy trì vệ sinh cá nhân giúp bệnh mau lành hơn.
Trẻ cần kiêng gì khi bị thủy đậu?
Để tránh gây kích ứng da và cản trở quá trình phục hồi, cũng như hạn chế nguy cơ hình thành sẹo và các biến chứng nguy hiểm, các bậc phụ huynh cần chú ý những thực phẩm nên kiêng trong quá trình điều trị thủy đậu cho con, bao gồm:
- Thịt gia cầm, thịt dê, thịt chó và lươn là các loại thực phẩm dễ gây kích ứng, làm tăng nguy cơ ngứa ngáy và làm tồi tệ hơn tình trạng bệnh thủy đậu.
- Thức ăn nhanh, có nhiều dầu mỡ tăng nhiệt trong cơ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển của mụn nước thủy đậu, làm tăng tiết nhờn trên da, gây nguy cơ viêm nhiễm, ngứa ngáy, viêm da và hình thành sẹo.
- Các loại hải sản có thể gây kích ứng da, làm cho các vết mụn nước khó lành và gây ra thâm sẹo khó chữa trị.
- Các món ăn từ nếp như bánh chưng, bánh tét, xôi, chè, có thể làm tăng cường tình trạng mụn nước.
- Chế phẩm từ sữa cũng có thể làm tăng tiết nhờn trên da và gây ra trở ngại trong quá trình phục hồi bệnh.
- Trái cây, hạt sấy khô và thực phẩm chế biến mặn có thể làm tăng nguy cơ mất nước và ngứa ngáy.
- Trái cây có hàm lượng axit mạnh và tính nhiệt cao như cam, chanh, xoài chín, có thể gây kích ứng các vết loét trong miệng.
Kiêng đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ khi bị thuỷ đậu
Điều trị thủy đậu ở trẻ em hết bao nhiêu tiền?
- Tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, quy trình khám và chẩn đoán bệnh thủy đậu ở trẻ thường bắt đầu bằng việc bác sĩ thăm khám lâm sàng.
- Tiếp theo, bác sĩ có thể yêu cầu trẻ thực hiện một loạt xét nghiệm và kiểm tra như xét nghiệm máu, xét nghiệm PCR, hoặc chụp X-quang để xác định nguyên nhân gây bệnh, mức độ tổn thương, và các biến chứng có thể xảy ra.
- Dựa trên kết quả này, nếu trẻ được chẩn đoán mắc bệnh thủy đậu, bác sĩ sẽ lập phác đồ điều trị và hướng dẫn cách điều trị cho trẻ.
- Để biết chính xác chi phí điều trị bệnh thủy đậu cho trẻ hết bao nhiêu tiền, phụ huynh hãy liên hệ ngay tới Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, tại đây đội ngũ y Bác sĩ giỏi chuyên môn sẽ tư vấn, thăm khám và lên phác đồ điều trị từ đó sẽ báo giá chi phí một cách chính xác nhất nhé.
Bệnh viện Phương Đông hướng dẫn phác đồ điều trị thủy đậu ở trẻ em phù hợp
Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về bệnh thủy đậu ở trẻ em và đặc biệt là phác đồ điều trị thủy đậu ở trẻ em như thế nào. Nếu như phụ huynh còn có bất cứ thắc mắc gì về bệnh thủy đậu hãy liên hệ ngay tới Bệnh viện Đa Khoa Phương Đông qua hotline 1900 1806 để được tư vấn, thăm khám và điều trị bệnh cho trẻ kịp thời, từ đó tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Phương Đông luôn sẵn lòng phục vụ quý khách!