Phản xạ Moro ở trẻ sơ sinh và những điều cha mẹ chưa biết

Ngọc Anh

02-05-2024

goole news
16

Phản xạ Moro ở trẻ sơ sinh hay tình trạng giật mình là hiện tượng sinh lý bình thường. Vì chỉ kéo dài trong vài giây và không gây ảnh hưởng đáng kể trong sinh hoạt nên cha mẹ không cần quá lo lắng. Cùng Bệnh viện Phương Đông tìm hiểu thêm về phản xạ tự nhiên này của trẻ để dễ dàng "đọc vị" được các hành động của bé nhé!

Phản xạ Moro ở trẻ sơ sinh là gì?

Phản xạ Moro ở trẻ sơ sinh là phản xạ nguyên phát của trẻ sơ sinh, xảy ra khi đầu của em bé thay đổi đột ngột vị trí hoặc ngã về phía sau hay bé giật mình vì điều gì đó, Khi đó, bé thường hất tay chân và vươn cổ, sau đó hạ tay xuống và có thể khóc lớn. Đây còn gọi là phản xạ giật mình co cơ.

Khi phát hiện bé có những dấu hiệu của phản xạ Moro, cha mẹ không cần quá lo lắng. Bởi phản xạ này sẽ mất đi theo thời gian. Nó có thể xuất hiện ở nhiều trẻ khác nhau, tuy nhiên chỉ diễn ra trong tháng đầu tiên và mất đi sau hai tháng. 

(Hình 1 - Trẻ sơ sinh thường có phản xạ Moro trong những tháng đầu đời)

(Hình 1 - Trẻ sơ sinh thường có phản xạ Moro trong những tháng đầu đời)

Phản xạ Moro ở trẻ sơ sinh diễn ra như thế nào?

Nguyên lý của phản xạ Moro dựa vào các tác nhân kích thích khiến em bé bị giật mình. Lúc này, phản xạ Moro được kích hoạt. Những động thái sau đây có thể kích hoạt phản ứng này:

  • Âm thanh to và xảy ra đột ngột
  • Tiếng khóc ré lên của chính em bé
  • Thay đổi chuyển động đột ngột khi được bế lên hay đặt xuống 

(Hình 2 - Bế trẻ sơ sinh đột ngột từ giường lên cao có thể kích hoạt phản xạ giật mình)

(Hình 2 - Bế trẻ sơ sinh đột ngột từ giường lên cao có thể kích hoạt phản xạ giật mình)

Ngay khi được kích phát, em bé sẽ ngửa đầy và duỗi chân ra sau. Hai cánh tay bé sẽ giang rộng sang một bên, lòng bàn tay hướng lên trên và ngập ngón tay cái lại. Một số bé sẽ khóc một chút. 

Phản xạ này kết thúc khi bé rụt chân và tay lại, khuỷu tay gập xuống. Sau đó bé bình tinh và thư giãn, trở lại trạng thái bình thường. 

Các giai đoạn của phản xạ Moro theo độ tuổi 

Phản xạ Moro ở trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Đây là trường hợp thường thấy nhất. Bé có thể thường xuyên giật mình, co cơ và khóc ré lên vì chưa quen với môi trường bên ngoài.

>>> Xem thêmMẹ nên biết: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mau lớn, khỏe mạnh

Phản xạ Moro ở trẻ sơ sinh 2 - 3 tháng tuổi

Nếu đã chào đời được 30 - 60 ngày, bé thường có xu hướng bình tĩnh và ngủ lâu hơn vì đã quen với môi trường xung quanh. Nếu bé bị giật mình và tỉnh giấc, bạn có thể xoa dịu và dỗ trẻ vào giấc trở lại.

(Hình 3 - Bạn có thể nhận biết phản xạ Moro nếu bé co hai chân, hai tay giơ qua đầu, ngón tay nắm lại)

(Hình 3 - Bạn có thể nhận biết phản xạ Moro nếu bé co hai chân, hai tay giơ qua đầu, ngón tay nắm lại)

Phản xạ Moro ở trẻ sơ sinh 4 - 6 tháng tuổi

Khi bé đã quen với các cơ và chuyển động của cơ thể hơn thì phản xạ giật mình cũng ít gặp hơn. Đây cũng là lúc phản xạ Moro biến mất vào tháng thứ 4 hoặc tháng thứ 7 kể từ khi nó xuất hiện. 

Những điều bạn chưa biết về phản xạ Moro ở trẻ sơ sinh

Khi nào phản xạ Moro bắt đầu?

Phản xạ Moro có thể bắt đầu vào thời điểm trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi, 2 tuần tuổi hoặc 3 tuần tuổi.

Khi nào phản xạ Moro mất đi?

Thông thường, trẻ sẽ chỉ dễ bị kích thích sinh ra các phản ứng như trên trong tháng đầu tiên và biến mất khi bắt đầu tháng thứ 4. Tuy nhiên, không loại trừ một số bé có phản xạ giật mình biến mất sau 6 tháng đầu đời. 

Tại sao phản xạ Moro không biến mất?

Nếu phản xạ Moro ở trẻ sơ sinh không biến mất thì có nguy cơ em bé bị chậm phát triển. Hoặc sự phát triển của bé cần được đánh giá thêm. Khi đó, cách tốt nhất là cha mẹ nên đưa con trẻ đến các Bệnh viện uy tín để được đánh giá thêm. 

(Hình 4 - Mọi bất thường về phản xạ sơ sinh của em bé cần được theo dõi sâu sát từ gia đình)

(Hình 4 - Mọi bất thường về phản xạ sơ sinh của em bé cần được theo dõi sâu sát từ gia đình)

Không có phản xạ Moro thì sao?

Nếu trẻ sơ sinh không có phản xạ Moro thì có thể bé bị tổn thương tuỷ sống hoặc não. Cũng có một số trường hợp, phản xạ Moro ở trẻ sơ sinh chỉ xuất hiện ở một bên chi của cơ thế. Trên lý thuyết, bác sĩ có thể nghi ngờ các dây thần kinh đi từ cổ dưới và vai trên vào cánh tay hoặc gãy xương vai bất thường. Hoặc tổn thương dây thần kinh đến chân hay gãy xương cũng có thể khiến trẻ không bị co cơ, giật mình. 

Tuy nhiên, trong trường hợp này, bác sĩ chuyên khoa Nhi sẽ phải tiến hành khám lâm sàng và thực hiện các phương pháp chẩn đoán hình ảnh để tìm nguyên nhân, chẩn đoán và đưa ra phương án điều trị (nếu có).

Làm thế nào để hạn chế phản xạ Moro ở trẻ sơ sinh

Nếu để phản xạ Moro kéo dài có thể khiến trẻ sơ sinh khó ngủ mất giấc, mệt mỏi. Cha mẹ có thể tham khảo hướng dẫn sau đây để tránh kích thích phản xạ của bé như:

  • Quấn trẻ sơ sinh: Mẹ có thể dùng tã bằng vải mềm mại và thoáng khí giúp bé ngủ sâu hơn và thoải mái. Do đó, bé ít bị giật mình, co cơ hơn.
  • Mặc đồ cho em bé: Quần áo giúp em bé cảm thấy ấm áp, tạo cảm giác an toàn hơn.
  • Ở chung phòng với em bé: Hạn chế nâng cao bé, nhấc bé lên đột ngột khiến bé bị bất ngờ. Thay vào đó, cha mẹ nên đặt bé nhẹ nhàng xuống khi em đã ngủ, đặt lưng bé xuống nệm trước khi đặt đầu để bé giảm thiểu cảm giác ngã cho trẻ sơ sinh.
  • Đặt bé xuống đúng tư thế: Bạn nên đặt nôi của bé trong cùng phòng ngủ với mình để dễ dàng an ủi, xoa dịu em bé nếu có tiếng động lớn dẫn đến phản xạ Moro.
  • Cho bé ngậm ti giả: Bắt đầu từ 1 tháng tuổi, em bé có thể ngậm núm vú giả khi ngủ trưa và trước khi đi ngủ để bình tĩnh hơn. 

(Hình 5 - Ngậm ti giả là một cách để giúp bé bình tĩnh, ít giật mình hơn)

(Hình 5 - Ngậm ti giả là một cách để giúp bé bình tĩnh, ít giật mình hơn)

Khi nào cần đưa bé đến Bệnh viện?

Mặc dù phản xạ giật mình không phải bệnh lý nhưng cha mẹ cần chú ý đưa trẻ tới các cơ sở y tế nếu:

  • Bé không có phản xạ giật mình co cơ trong 6 tháng đầu đời
  • Phản xạ chỉ xảy ra ở một bên cơ thể
  • Phản xạ Moro ở trẻ sơ sinh kéo dài quá 6 tháng
  • Phản ứng mạnh như co thắt, cứng khớp, chớp mắt nhanh đi kèm cùng phản xạ Moro

(Hình 6 - TS.BS Dương Bá Trực - BS Khoa Nhi BVĐK Phương Đông trên 35 kinh nghiệm khám cho bệnh nhi)

(Hình 6 - TS.BS Dương Bá Trực - BS Khoa Nhi BVĐK Phương Đông trên 35 kinh nghiệm khám cho bệnh nhi)

Có thể nói, phản xạ Moro ở trẻ sơ sinh không phải chuyển động có chủ đích, là đặc trưng ở những trẻ em khỏe mạnh. Nó xuất hiện từ khi sinh ra và sẽ biến mất trong khoảng từ 4 - 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần lưu ý bất kỳ mọi vấn đề nào trong phản xạ Moro để phối hợp với các bác sĩ chuyên khoa kịp thời.

2,846

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám