Phản xạ sơ sinh là gì?
Phản xạ sơ sinh là những phản ứng không chủ ý của cơ bắp đối với kích thích, là hành vi phát triển bình thường của trẻ. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc trẻ không kiểm soát được hành động hay cảm giác, chúng đang diễn ra một cách tự nhiên mà trẻ không cần cố gắng thực hiện.
(Phản xạ nguyên thủy ở trẻ sơ sinh)
Các phản xạ sơ sinh được hình thành từ khi trẻ còn trong bụng mẹ, bắt nguồn từ thân não và liên quan đến sự phát triển ban đầu. Những kỹ năng bẩm sinh này đảm bảo giúp trẻ sống sót sau khi rời tử cung mẹ, dù khả năng kiểm soát cơ thể còn tương đối hạn chế.
Hiện nay, một số cơ sở y tế ứng dụng phản xạ của trẻ nhỏ để kiểm tra phản xạ não, hệ thần kinh có hoạt động tốt hay không. Tình trạng hay mức độ phản xạ sơ sinh là dấu hiệu quan trọng về sự phát triển chức năng của trẻ, giúp gia đình hay cơ sở y tế có những can thiệp kịp thời.
9 phản xạ sơ sinh thường gặp
Một số phản xạ chỉ diễn ra trong những giai đoạn phát triển cụ thể, dần biến mất khi trẻ trưởng thành. Dưới đây là những phản xạ thường thấy ở trẻ sơ sinh, cha mẹ nên tìm hiểu để tránh bỡ ngỡ khi hiện tượng này xuất hiện.
Phản xạ tìm vú mẹ
Tìm vú mẹ là phản xạ sơ sinh cơ bản, là bản năng sinh tồn của bất kỳ đứa trẻ nào sau khi chào đời. Kỹ năng này giúp trẻ tìm, ngậm núm vú để bú sữa mẹ từ nguồn mẹ cung cấp. Kiểm tra đơn giản bằng cách vuốt nhẹ má/miệng bé, bé sẽ quay đầu và mở miệng theo hướng được vuốt ve.
Phản xạ mút
Phản xạ mút bắt đầu hình thành từ tuần thứ 32 của thai kỳ, phát triển đầy đủ khi đến tuần thứ 36. Khi phụ huynh chạm vào vòm miệng của bé, bé sẽ bắt đầu bú sữa từ núm vú của mẹ hoặc bình sữa.
Dù là phản xạ tự nhiên nhưng không phải trẻ sơ sinh nào cũng thực hiện tốt, trẻ cần thêm thời gian để tập vừa thở vừa nuốt. Đặc biệt trẻ sinh non thường có khả năng bú yếu, vì được sinh ra trước khi kỹ năng tự nhiên này hình thành.
(Phản xạ mút hình thành từ tuần thứ 32 - 36 thai kỳ)
Phản xạ Moro
Phản xạ Moro hay còn gọi phản xạ giật mình, là phản ứng bảo vệ cơ thể trước chuyển động đột ngột hoặc bị giật mình vì tác động nào đó. Khi bé giật mình sẽ duỗi tay và chân ra, cánh tay vươn ra cùng với lòng bàn tay hướng lên, ngón cái hướng ra ngoài nhưng nhanh chóng đưa hai tay vào nhau và thư giãn.
Đôi khi, chính tiếng khóc của trẻ khiến trẻ giật mình và kích thích phản xạ này. Mỗi trẻ sẽ có mức độ phản xạ moro khác nhau, đỉnh điểm nhất trong tháng đầu tiên và thường kéo dài đến khi trẻ được 2 tháng tuổi.
Phản xạ phòng vệ vùng cổ
Phản xạ phòng vệ vùng cổ hay tư thế đấu kiếm thường xảy ra khi bé nằm ngửa, đầu được thả lỏng. Khi đầu trẻ quay sang một bên, cánh tay phía bên đó sẽ duỗi ra, cánh tay đối diện uốn cong tại khuỷu tay và bàn tay nắm chặt. Tư thế này kéo dài đến khi trẻ được 5 - 7 tháng tuổi.
>>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ có tốt không?
Phản xạ bước đi
Phản xạ này giúp trẻ bước khi chân chạm vào bề mặt phẳng, là tiền đề cho trẻ tập đi. Nếu bạn bế bé ở tư thế thẳng, để lòng bàn chân chạm vào mặt sàn thì trẻ sẽ đặt chân kia lên trước chân còn lại như kiểu đang bước đi.
Phản xạ Babinski
Phản xạ Babinski hay phản xạ của các ngón chân, xuất hiện khi lòng bàn chân trẻ được vuốt mạnh. Nếu người lớn vuốt lòng bàn chân của trẻ từ gót chân đến ngón chân, ngón cái sẽ di chuyển lên trên và các ngón còn lại sẽ xòe ra.
Năm 1986, nhà thần kinh học Joseph Babinski phát hiện ra phản xạ sơ sinh Babinski. Giống với các phản xạ nêu trên, đây cũng là hiện tượng bình thường và biến mất khi trẻ được khoảng 2 tuổi.
(Hình ảnh của phản xạ Babinski ở trẻ sơ sinh)
Phản xạ gập lưng
Phản xạ gấp lưng (tên tiếng Anh Truncal Incurvation hoặc Galant Reflex), xảy ra khi vuốt ve hoặc gõ vào một bên cột sống của trẻ đang nằm. Để phản ứng lại, trẻ sẽ xoay hông về phía được người lớn chạm vào.
Phản xạ nhảy dù
Khi bé cảm nhận được rằng mình sắp ngã, cánh tay duỗi ra theo phản xạ để đỡ giống như cách người lớn đưa tay ra khi bị vấp ngã và dự đoán sẽ ngã. Thông thường, trẻ biết làm việc này trước khi bước bước đầu tiên.
Phản xạ nhảy giúp giúp trẻ ngã an toàn hơn, là phản ứng tự động của cơ thể để đáp lại kích thích. Thông thường hình thành khi trẻ được 5 - 9 tháng tuổi, đồng thời tồn tại suốt cuộc đời thay vì mất đi như các phản xạ sơ sinh khác.
Phản xạ nắm chặt
Phản xạ nắm chặt xuất hiện khi phụ huynh đặt ngón tay vào lòng bàn tay đang mở của trẻ, bàn tay trẻ sẽ dần khép lại và nắm lấy ngón tay của bạn. Trường hợp cố gắng bỏ ngón tay khỏi bàn tay của trẻ, bạn sẽ càng bị nắm chặt hơn, thậm chí có thể nhấc được cả cơ thể trẻ.
Khi nào phản xạ trẻ sơ sinh biến mất?
Thông thường, các phản xạ sơ sinh sẽ dần biến mất khi trẻ được 4 - 6 tháng tuổi. Bởi khi này, não của trẻ đã trưởng thành, hệ thần kinh trung ương đảm nhiệm thay thế các phản xạ không chủ ý của trẻ.
Thời gian biến mất của các phản xạ cũng không giống nhau, nếu phản xạ moro hay phản xạ bước đi kết thúc khi trẻ được 2 tháng tuổi thì phản xạ cầm nắm, phòng vệ vùng cổ cần nhiều thời gian hơn nữa, đặc biệt như phản xạ nhảy dù tồn tại suốt cuộc đời.
(Phản xạ bình thường của trẻ sơ sinh thường biến mất sau 4 - 6 tháng)
Những phản xạ sơ sinh tồn tại đến khi trưởng thành
Ngoài phản xạ biến mất sau vài tuần hoặc vài tháng, một số phản xạ của trẻ sơ sinh khác có thể tồn tại đến tuổi trưởng thành như:
- Phản xạ chớp mắt khi thấy ánh sáng chói.
- Phản xạ hắt hơi khi mũi bị kích thích.
- Phản xạ ho khi phần sau của đường thở bị kích thích.
- Phản xạ bịt miệng do cổ họng, phía sau miệng bị kích thích.
- Phản xạ ngáp trong trường hợp cơ thể cần thêm oxy.
Gia đình nếu muốn kiểm tra tình trạng sức khỏe của trẻ thì có thể đến các cơ sở y tế uy tín, chuyên môn để khám phản xạ sơ sinh. Tại đây, bác sĩ sẽ có những bài đánh giá cụ thể, kịp thời phát hiện các vấn đề bất thường tại hệ thần kinh trẻ.
Kết lại, phản xạ sơ sinh là những chuyển động, hành động không có chủ ý, cũng là một phần tự nhiên của trẻ. Các phản xạ này chỉ xảy ra ở trong giai đoạn phát triển cụ thể, thường kéo dài vài tháng hoặc vài năm đầu tiên sau khi trẻ chào đời.