Phì đại tuyến tiền liệt là gì? Làm thế nào để nhận biết? Điều trị ra sao?

Phạm Thị Lương

07-08-2024

goole news
16

Tuyến tiền liệt là một tuyến nhỏ, có vị trí nằm trong bộ phận sinh dục của nam giới. Lúc mới sinh, tuyến tiền liệt chỉ như hạt đậu nhưng sẽ đạt kích thước ổn định khi trưởng thành. Ở nam giới trưởng thành, tuyến tiền liệt có đường kính khoảng 2cm, trọng lượng khoảng 10 - 20g, có vai trò tiết chất nhầy làm trung hòa môi trường axit của tinh dịch đồng thời giúp vận chuyển tinh dịch.

Tăng sinh tuyến tiền liệt là bệnh phổ biến ở 60% nam giới tuổi 60. Tuy bệnh lý phổ biến nhưng vẫn gây bất tiện tiểu tiện, tăng nguy cơ sỏi bàng quang, nhiễm trùng đường tiết niệu,... ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Phì đại tuyến tiền liệt là bệnh gì? 

Phì đại tuyến tiền liệt là tình trạng gia tăng kích thước bất thường, trọng lượng của tuyến tiền liệt có thể tăng gấp 5 lần. Điều này khiến người bệnh cảm thấy khó chịu ở khu vực quanh bàng quang, đường tiết niệu dưới. Bệnh thường gặp ở nam giới lớn tuổi, gây ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và chất lượng cuộc sống do bị rối loạn đi tiểu.

Bệnh phì đại tuyến tiền liệt

Hình ảnh mô phỏng bệnh phì đại tiền liệt tuyến.

Nguyên nhân phì đại tuyến tiền liệt

Hiện nay, các bác sĩ vẫn chưa tìm ra các nguyên nhân khiến tuyến tiền liệt tăng sinh bất thường. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học khẳng định bệnh liên quan tới yếu tố lão hóa và bất thường tại tinh hoàn:

  • Lão hóa: Trong suốt cuộc đời, nam giới thường sản xuất cả hormone nam testosterone và một lượng nhỏ estrogen (hormone nữ). Khi họ già đi, nồng độ testosterone giảm xuống, bệnh hình thành và nghiêm trọng khi tỷ lệ estrogen cao hơn testosterone.
  • Thay đổi hormone sinh dục nam: Dihydrotestosterone (DHT) là hormone sinh dục nam quyết định các đặc tính nam giới. Khi nam giới lớn tuổi, nồng độ testosterone trong máu giảm nhưng lượng hormone DHT vẫn tích tụ trong tuyến tiền liệt. Điều này khiến các tế bào của tuyến này tiếp tục phát triển gây phình to bất thường.
  • Tinh hoàn: Gia đình có tiền sử bị bệnh về tuyến tiền liệt hoặc nam giới có bất thường về tinh hoàn đều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. 

Triệu chứng phì đại tiền liệt tuyến

Các triệu chứng của bệnh phì đại tiền liệt tuyến sẽ nặng dần theo thời gian và khác nhau giữa các tình trạng bệnh. Tuy nhiên, các dấu hiệu của hội chứng phì đại tuyến tiền liệt bao gồm:

  • Tiểu khó: Bệnh nhân thường cảm thấy khó đi tiểu ngay mà phải chờ một lúc mới tiểu được. Thậm chí phải cố rặn, khi tiểu được thì nước tiểu ít, dòng tiểu yếu, đôi khi thấy buốt khi tiểu.
  • Tiểu ngắt quãng: Người bệnh đang đi tiểu thì bị ngắt quãng, tia nước yếu, rỉ từng chút một (do có sỏi ở trong bàng quang).
  • Tiểu nhiều lần: Tiểu không kiểm soát cả ngày và đêm nhưng nhiều nhất là lúc gần sáng.
  • Tiểu són: Bệnh nhân bị tiểu són ra quần không kiểm soát được dù thời gian đi vệ sinh cách nhau không lâu.
  • Triệu chứng khác: Đôi khi người bệnh bị tiểu gấp, không thể nhịn được dù chỉ trong vài phút, cảm giác tiểu không hết. Một vài trường hợp bị tiểu ra máu, nhiễm trùng đường tiết niệu. Tình trạng tiểu tắc nghẽn kéo dài, người bệnh còn xuất hiện dấu hiệu mệt mỏi, buồn ngủ, khi đã nhiễm độc đường tiết niệu còn bị nôn ói.

Nếu người bệnh có thói quen ngồi xe máy, xe đạp trong thời gian dài thì các triệu chứng có thể diễn biến trầm trọng hơn. Các dấu hiệu này rất khó nhận biết vì nó không điển hình, tiến triển từ từ nên có thể khiến người bệnh thậm chí quen dần và khó nhận ra bệnh lý của mình.

Rối loạn đi tiểu ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống người bệnh.Rối loạn đi tiểu ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống người bệnh.

[html=cta]

Phì đại tiền liệt tuyến có nguy hiểm không?

Có. Nếu bệnh lý không được điều trị kịp thời dễ khiến nước tiểu tích tụ lâu ngày, bàng quang bị phình to hoặc tích tụ vi khuẩn gây viêm nhiễm. Nếu không điều trị kịp thời, bạn dễ mắc các biến chứng phì đại tuyến tiền liệt như sau:

  • Cảm giác không thể đi tiểu được, lâu dần bị đau dữ dội vùng bụng dưới, nếu nặng có thể bị tiểu ra máu.
  • Nhiễm khuẩn niệu đạo do nước tiểu không thoát ra, các biểu hiện của tình trạng nhiễm khuẩn như nước tiểu đục hoặc tiểu buốt.
  • Mắc sỏi bàng quang khiến đường tiểu bị tắc nghẽn.
  • Suy thận: Nước tiểu không thoát ra được làm tăng áp lực gây ứ nước, viêm thận, giãn bể thận, thậm chí dẫn tới suy thận mạn tính và viêm cầu thận.

Ai có nguy cơ mắc phì đại tiền liệt tuyến?

Bệnh phì đại tiền liệt tuyến có nguy cơ cao mắc ở những người có đặc điểm sau:

  • Tuổi tác: Tuổi càng cao cơ thể đã lão hoá, lượng hormone nam suy giảm dẫn tới nguy cơ mắc bệnh càng tăng. Theo số liệu thống kê, khoảng 1/3 nam giới độ tuổi 60 có triệu chứng từ trung bình đến nặng và 1/2 trường hợp trong số đó sẽ bị tăng sinh tuyến tiền liệt khi đã ở 80 tuổi. Tình trạng phì đại tiền liệt tuyến hiếm khi xuất hiện ở những nam giới dưới 40 tuổi. 
  • Di truyền: Nếu trong gia đình có ít nhất một người thân cùng huyết thống như cha hoặc anh trai gặp vấn đề về tuyến tiền liệt thì nguy cơ bạn mắc bệnh sẽ cao hơn người khác.

Người cao tuổi dễ mắc phì đại tiền liệt tuyến.Người cao tuổi dễ mắc phì đại tiền liệt tuyến.

Phương pháp chẩn đoán bệnh phì đại tuyến tiền liệt 

Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng, hỏi tiền sử bệnh và các triệu chứng liên quan. Sau đó, các bác sĩ sẽ dùng ngón tay khám qua đường hậu môn để ước tính độ chắc và kích thước của tuyến tiền liệt.

Ngoài ra bác sĩ có thể chẩn đoán tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt bằng cách:

  • Siêu âm để thấy kích thước, hình dạng và ước được trọng lượng của tuyến tiền liệt. Ngoài ra siêu âm còn đo được lượng nước tiểu tồn lại trong bàng quang sau khi người bệnh đã đi tiểu. 
  • Nội soi bàng quang: Bác sĩ sẽ dùng ống soi nhỏ để đưa vào niệu đạo của người bệnh giúp kiểm tra tình trạng bệnh. 
  • Xét nghiệm phân tích nước tiểu: giúp tìm ra máu, các vi khuẩn tồn tại trong nước tiểu.
  • Kiểm tra niệu động học nhằm đánh giá sức co bóp của bàng quang và tốc độ dòng nước tiểu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu PSA giúp xác định tình trạng ung thư tuyến tiền liệt.

Bạn nên thăm khám ngay khi có rối loạn đi tiểu.Bạn nên thăm khám ngay khi có rối loạn đi tiểu.

Điều trị tăng sinh tiền liệt tuyến

Không phải trường hợp tăng sinh tiền liệt tuyến nào cũng cần phải can thiệp để điều trị. Những trường hợp nhẹ, người bệnh không cần điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật, phương pháp tự nhiên có hiệu quả đối với những bệnh nhân này. Các bác sĩ có thể áp dụng các phương pháp điều trị phì đại tuyến tiền liệt như sau:

Phương pháp tự nhiên 

Người bệnh cần thay đổi lối sống, tập luyện đúng cách và nghỉ ngơi để giúp giảm các triệu chứng bệnh:

  • Ngay khi cảm thấy buồn tiểu cần đi tiểu ngay.
  • Tập thói quen đi tiểu định kỳ ngay cả khi không buồn tiểu.
  • Hạn chế dùng thuốc kháng histamin hay các loại thuốc chữa bệnh đường hô hấp không được bác sĩ kê đơn vì nó có thể gây ức chế lên bàng quang.
  • Sau bữa tối nên tránh uống rượu và đồ uống chứa caffeine
  • Giảm căng thẳng, bởi stress có thể làm tăng số lần đi tiểu
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên các bộ môn phù hợp để giảm triệu chứng bệnh
  • Tập bài tập Kegel dành cho nam để tăng cường sức khỏe của cơ vùng chậu
  • Giữ ấm cơ thể, tránh nhiễm lạnh vì có thể làm cho các triệu chứng trở nên nặng hơn

Tập thể dục thể thao đều đặn để giảm triệu chứng phì đại tiền liệt tuyến.Tập thể dục thể thao đều đặn để giảm triệu chứng phì đại tiền liệt tuyến.

Điều trị nội khoa 

Cá bệnh nhân bị tăng sinh tuyến tiền liệt lành tính có thể được chỉ định uống các loại thuốc như sau: 

  • Thuốc ức chế Alpha 1: Đây là nhóm thuốc giúp làm giãn cơ thành mạch, bàng quang và tuyến tiền liệt. Từ đó làm giảm tắc nghẽn niệu đạo giúp người bệnh dễ dàng đi tiểu. Một số loại như: Doxazosin, Alfuzosin, Prazosin, Terazosin.  Tuy nhiên, nhóm thuốc này có tác dụng phụ giảm huyết áp, gây mệt mỏi và choáng váng đầu óc.
  • Thuốc giảm hormone (hay còn gọi là nhóm thuốc ức chế 5 alpha-reductase): Các loại thuốc gồm: Dutasteride và Finasteride, có thể làm cho tuyến tiền liệt nhỏ đi nhưng lại khiến người bệnh bị rối loạn cương dương, suy giảm ham muốn.
  • Thuốc kháng sinh: Được sử dụng cho các trường hợp bị viêm mãn tính do vi khuẩn. 
  • Điều trị phì đại tiền liệt tuyến theo y học cổ truyền: Tức là dùng các loại thảo dược như thục địa hoàng, phục linh, hoài sơn, trạch tả, xa tiền tử…Tuy nhiên, tác dụng hiện chưa có nghiên cứu làm rõ.

Lưu ý, việc dùng thuốc cần có kê đơn của bác sĩ, nếu có tác dụng phụ bạn cần thông báo ngay để được hướng dẫn điều chỉnh.

Phẫu thuật 

Khi bệnh trở nặng, việc điều trị bằng thuốc không có hiệu quả, bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân can thiệp bằng phẫu thuật. Cụ thể phẫu thuật đối với trường hợp: Nhiễm khuẩn niệu tái phát, có túi thừa bàng quang hoặc sỏi bàng quang, tiểu ra máu nhiều lần,... Phổ biến nhất hiện nay là mổ nội soi qua đường niệu đạo. Bác sĩ đưa dao cắt nội soi vào tuyến tiền liệt bị phì đại sau đó cắt nhỏ chúng ra. Các mảnh này sẽ được hút ra ngoài qua ống nội soi. 

Ngoài ra, thủ thuật cắt tuyến tiền liệt cũng có thể được cân nhắc. Các bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ ở bụng hoặc đáy chậu, khu vực phía sau bìu và cắt bỏ khối cơ bên trong của tuyến tiền liệt, chỉ để lại phần bên ngoài. Đồng thời, rạch tuyến tiền liệt qua niệu đạo cũng là can thiệp ngoại khoa điều trị bệnh tăng sinh tuyến tiền liệt. Nhân viên y tế sẽ rạch vết nhỏ trên tuyến tiền liệt và cổ bàng quang để khơi thông dòng nước tiểu từ bàng quang. 

Trước đóm các tiểu phẫu như đốt bằng kim xuyên thấu (TUNA), liệu pháp vi sóng(TUMT), liệu pháp xông hơi nước,.... cũng được các bác sĩ cân nhắc vì tiết kiệm chi phí cho bệnh nhân và duy trì chức năng tình dục tốt hơn.

 

Phẫu thuật nội soi qua đường niệu đạo là phương pháp phổ biến nhất hiện nay.Phẫu thuật nội soi qua đường niệu đạo là phương pháp phổ biến nhất hiện nay.

Phòng tránh bệnh phì đại tiền liệt tuyến bằng cách nào?

Mặc dù phì đại tiền liệt tuyến là quá trình sinh lý bình thường ở nam giới. Tuy nhiên bạn vẫn có thể phòng ngừa bệnh nếu thực hiện một số nguyên tắc như:

  • Tăng cường vận động, hạn chế ngồi lâu một chỗ để giảm áp lực lên tuyến tiền liệt.
  • Hạn chế dùng đồ uống chứa caffeine và rượu.
  • Bỏ thuốc lá để sức khỏe tuyến tiền liệt tuyến được tốt hơn.
  • Tập thói quen đi tiểu hết, tiểu sạch trong mỗi lần đi.
  • Ăn uống lành mạnh và đủ dưỡng chất cần thiết, tăng cường thực phẩm giàu chất chống oxy hoá và rau củ trái cây.
  • Vận động thể thao vừa sức, tập các bài tập kegel.

Khám phì đại tiền liệt tuyến ở đâu tốt nhất?

Vì triệu chứng bệnh không rõ ràng, dễ bị bỏ qua và nhầm lẫn nên bạn cần khám sớm để điều trị kịp thời. Khoa Nội Thận Bệnh viện Đa khoa Phương Đông quy tụ đội ngũ các bác sĩ tay nghề cao, chuyên môn tốt chuyên tầm soát, phát hiện sớm và điều trị các bệnh về thận.

Hệ thống phòng khám nội khoa chất lượng cao, phòng nội trú tiện nghi, hiện đại, khuôn viên xanh ở Bệnh viện,... giúp khách hàng có trải nghiệm khám chữa bệnh an tâm, nhẹ nhàng. 

Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh phì đại tuyến tiền liệt. Để được tư vấn hoặc Đặt lịch khám mời Quý khách hàng để lại thông tin trong phần đăng ký hoặc gọi vào số hotline của bệnh viện 19001806.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,621

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám