Sỏi bàng quang là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Ngọc Lan

05-07-2023

goole news
16

Sỏi bàng quan là gì? Đây là một căn bệnh thường gặp và có thể điều trị dứt điểm nếu được phát hiện kịp thời. Người mắc sỏi bàng quang sẽ gặp nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh sỏi bàng quang thì bạn hãy cùng Bệnh viện đa khoa Phương Đông xem ngay nội dung bài viết dưới đây.

Sỏi bàng quang là gì?

Sỏi bàng quang được hiểu là một loại sỏi xuất hiện bên trong bàng quang. Đây là mảnh khoáng chất cứng trong nước tiểu đọng lại khi tiểu không hết. Sau thời gian dài, thành phần này sẽ kết tinh lại thành các viên sỏi trú ngụ tại vị trí bàng quang.

Sỏi ở bàng quang thường xuất hiện dưới dạng hình tròn, vỏ ngoài xù xì, gai góc. Sỏi cũng có thể xuất hiện tại vị trí thận, niệu quản sau đó mới rơi xuống khu vực bàng quang. Có những trường hợp bàng quang chỉ có 1 viên sỏi duy nhất, nhưng cũng có những trường hợp người bệnh có xuất hiện một nhóm các viên sỏi cùng tồn tại trong bàng quang. 

Sỏi bàng quan

Sỏi bàng quang là tình trạng người bệnh có những viên sỏi xuất hiện tại khu vực bàng quang

Căn bệnh sỏi tại bàng quang thường xảy ra ở đối tượng người bệnh là nam giới nhiều hơn nữ giới. Những viên sỏi có kích thước nhỏ có thể thoát ra ngoài một cách dễ dàng khi bạn đi tiểu tiện. Tuy nhiên, với trường hợp sỏi lớn hơn 8mm thường bị kẹt lại tại bàng quang hay niệu đạo. Vì thế, người bệnh thường phải đối mặt với tình trạng tiểu đau, tiểu rát hay bí tiểu, nước tiểu yếu. 

Các triệu chứng sỏi bàng quang thường gặp

Bên cạnh việc tìm hiểu tình trạng sỏi ở bàng quang là gì các bạn cần biết cách nhận biết được chính xác các triệu chứng thường gặp. Hầu hết trong giai đoạn đầu khi sỏi có kích thước nhỏ sẽ chưa xuất hiện nhiều dấu hiệu. Tuy nhiên, theo thời gian, khi các khối sỏi này lớn dần sẽ gây ra các biểu hiện khó chịu:

Tiểu ít, đi tiểu nhiều lần và liên tục 

Những người mắc bệnh sỏi bàng quang vẫn đi tiểu bình thường nhưng đôi khi dòng nước tiểu có thể bị tắc kèm theo tình trạng đau buốt tại bộ phận sinh dục. 

Khi người bệnh đi lại hay vận động nhiều thì cảm giác đau buốt sẽ ngày càng tăng lên. Đồng thời, triệu chứng này cũng sẽ giảm đi khi bệnh nhân nằm nghỉ ngơi. Dòng tiểu bị tắc nghẽn cũng khiến các bạn thường xuyên muốn đi tiểu, nhưng mỗi lần đều tiểu cực kỳ ít, thậm chí là vài giọt nhỏ.

 Sỏi ở bàng quan ảnh hưởng đến tiểu tiện

Sỏi ở bàng quang gây ra ảnh hưởng đến quá trình tiểu tiện 

Nước tiểu có màu lạ

Khi thận hay bàng quang bị nhiễm trùng sẽ khiến cho nước tiểu có màu đục, đậm màu hơn mức bình thường. Thậm chí, sỏi bàng quang khi cọ xát tại đường tiểu cũng có thể dẫn tới vấn đề chảy máu, gây hiện tượng có lẫn máu bên trong nước tiểu. 

Đau tại vùng bụng dưới

Trường hợp sỏi di chuyển bên trong bàng quang khiến cho bệnh nhân có cảm giác đau bụng dưới thường xuyên. Những cơn đau này có thể xuất hiện âm ỉ hoặc dữ dội, cơn đau bụng còn tùy vào kích thước của sỏi và sự di chuyển cũng như vận động của người bệnh. 

Đau tại vùng bụng dưới

Người bị sỏi bàng quang thường bị đau vùng bụng dưới

Nếu bạn xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào như trên, hãy liên hệ với BVĐK Phương Đông theo hotline: 19001806 hoặc Đăng ký tư vấn miễn phí để được hỗ trợ kịp thời.

Nguyên do chính gây ra căn bệnh sỏi ở bàng quang

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sỏi tại bàng quang, trong đó chủ yếu là do hiện tượng ứ đọng nước tiểu khu vực bàng quang. Khi cơ thể có sỏi những viên sỏi lớn sẽ không đào thải được ra ngoài theo đường tiểu, lâu ngày tích tụ dần tạo nên các cơn đau vô cùng khó chịu. 

Lý do căn nguyên dẫn tới tình trạng này đó là:

Thói quen uống ít nước

Nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ thể của mỗi con người. Nước tham gia vào tất cả hoạt động của các cơ quan, đặc biệt hệ tiết niệu. Các chất cặn bã dư thừa trong nước tiểu sẽ được thận bài tiết. Sau đó, đẩy xuống bàng quang và đưa ra bên ngoài của cơ thể. 

Vì thế, nếu uống ít nước cũng đồng nghĩa với việc lượng nước tiểu ít dần đi. Trong khi đó, khoáng chất vẫn được thận đào thải liên tục và tăng cường hơn. Cặn nước tiểu không được lọc sạch vẫn còn tồn tại và tạo thành sỏi tại bàng quang. 

Thói quen ít uống nướcThói quen ít uống nước là một trong những nguyên nhân hình thành nên sỏi tại bàng quang 

Sa bàng quang

Đây là bệnh lý thường gặp ở nữ giới, đặc biệt là đối với phụ nữ sau sinh. Tình trạng này xuất hiện khi mô hỗ trợ bàng quang và thành âm đạo bị suy yếu và kéo dãn làm cho bàng quang lồi vào trong âm đạo. Từ đó, khiến cho dòng nước tiểu bị ngăn lại, gây rối loạn tiểu tiện, tiểu rắt cũng như tiểu khó. Nếu như tình trạng này kéo dài sẽ hình thành sỏi bàng quang. 

Phì đại tiền liệt tuyến 

Phì đại tiền liệt tuyến còn được gọi với tên gọi khác là u xơ tuyến tiền liệt. Tình trạng này chính là sự gia tăng kích thước của tuyến tiền liệt, thường xảy ra ở độ tuổi trung niên và người lớn tuổi. Tuyến tiền liệt sẽ gây ra tình trạng chèn ép tại bàng quang, rối loạn tiểu tiện như: Tiểu khó, bí tiểu, tiểu rắt,...Từ đó, dễ gây ra các biến chứng như: Nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận, sỏi tại bàng quang,...

Sỏi tại khu vực bàng quan

Sỏi tại khu vực bàng quang là nguyên nhân gây ra phì đại tuyến tiền liệt

Sỏi thận, sỏi từ niệu quản rơi xuống bàng quang

Có nhiều trường hợp sỏi không xuất hiện tại bàng quang mà do hình thành trong thận, niệu quản theo đường tiểu qua niệu đạo tới bàng quang. Đối với tình trạng này việc phát hiện bệnh sẽ khó khăn hơn. Những viên sỏi nhỏ, có thể tự đào ra ngoài nếu uống nước nhiều. Hơn thế nữa, người bệnh cũng dễ nhầm lẫn với những căn bệnh khác như: U bàng quang, u xơ tuyến tiền liệt,...

Những yếu tố gia tăng nguy cơ mắc sỏi thận bàng quang

Bên cạnh các nguyên nhân chính gây bệnh sỏi bàng quang như trên còn có một số yếu tố dẫn đến sự hình thành của sỏi bàng quang như: 

  • Tuổi tác, giới tính: Bệnh thường xuất hiện phổ biến ở nam giới hơn là nữ giới. Mức độ mắc bệnh sẽ tăng theo độ tuổi. Người bệnh càng lớn tuổi thì càng dễ mắc bệnh hơn. 
  • Tổn thương tủy: Người bệnh tổn thương cột sống nghiêm trọng không thể điều khiển vùng cơ chậu sẽ có nguy cơ mắc bệnh sỏi tại bàng quang hơn. 
  • Phẫu thuật bàng quang: Sỏi hình thành sau một cuộc phẫu thuật tại bàng quang. 

Phương thức chẩn đoán sỏi bàng quang

Khi phát hiện có triệu chứng mắc sỏi ở bàng quang, điều đầu tiên mà người bệnh cần là tới bệnh viện thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tiết niệu, qua các phương pháp kiểm tra bạn sẽ được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh cũng như cách điều trị sao cho phù hợp. 

Các xét nghiệm thường được áp dụng khi chẩn đoán sỏi tại bàng quang:

  • Khám bụng dưới xác định các vị trí bất thường của bàng quang hay trên tuyến tiền liệt. 
  • Xét nghiệm nước tiểu: Xác định vi khuẩn, các khoáng chất có trong nước tiểu. 
  • Siêu âm vùng bụng giúp bác sĩ xác định kích thước và những bất thường khác của thận, bàng quang cũng như tuyến tiền liệt. 
  • Chụp X-quang gồm: X-quang Thận - Niệu quản - Bàng quang giúp bác sĩ xác định chính xác sỏi có trong hệ tiết niệu hay không. 

Chụp x-quang

Chụp X quang là một trong những phương pháp sử dụng để chẩn đoán sỏi tại bàng quang

Các xét nghiệm khác như:

  • Soi bàng quang: Xác định số lượng, kích thước, vị trí sỏi. Đồng thời, xác định các vấn đề hẹp niệu đạo, tổn thương trong bàng quang hay tuyến tiền liệt to.
  • Đo áp lực bàng quang: Đánh giá chức năng của bàng quang, trong lực cơ bàng quang. 

 

Nếu bạn xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào như trên, hãy liên hệ với BVĐK Phương Đông theo hotline: 19001806 hoặc Đăng ký tư vấn miễn phí để được hỗ trợ kịp thời.

Phác đồ hỗ trợ điều trị chứng bệnh sỏi bàng quang

Sỏi ở bàng quang tuy không phổ biến như sỏi thận nhưng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm không kém như: Tắc cổ bàng quang, viêm nhiễm ngược dòng, suy thận,... Một phác đồ điều trị sỏi tại bàng quang hiệu quả là loại bỏ được sỏi ra khỏi bàng quang. Đồng thời, điều trị nguyên nhân gây ra sỏi để tránh nguy cơ sỏi tái phát. Các phương thức điều trị căn bệnh này đó là: 

Dùng thuốc 

Phương pháp được áp dụng cho các trường hợp sỏi hình thành chưa lâu, có kích thước nhỏ < 5mm. Đồng thời, phần niệu đạo không quá hẹp. Lúc này, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị nội khoa kết hợp với chế độ dinh dưỡng, ăn uống hợp lý. 

Điều trị bằng thuốc người bệnh sẽ được kết hợp giữa các loại kháng sinh, lợi tiểu, giãn cơ,... nhằm mục đích đẩy sỏi nhỏ ra ngoài mà không cần can thiệp. Khi sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ các bạn cần kết hợp với uống nhiều nước, ăn uống đúng chế độ sẽ giúp sỏi đẩy ra ngoài nhanh chóng. 

Sử dụng thuốc để đẩy sỏi ra ngoài

Với những viên sỏi nhỏ người bệnh sẽ được điều trị bằng cách sử dụng thuốc để đẩy ra ngoài

Phương pháp phẫu thuật

Phương pháp được thực hiện cho những trường hợp sỏi lớn, rắn chắc. Tuy nhiên, tùy theo kích thước của sỏi mà các bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị phù hợp:

Kỹ thuật tán sỏi

Phương pháp được sử dụng đối với những viên sỏi có kích thước < 6mm. Bác sĩ sẽ nội soi niệu đạo để có thể nhìn rõ được các viên sỏi thông qua Camera gắn tại ống nội soi. Tiếp đó, sử dụng tia laser/sóng âm để phá vỡ sỏi và bơm hút các mảnh vụn sỏi ra bên ngoài. 

Phương pháp này được đánh giá có nhiều ưu điểm nổi bật như tiếp cận sỏi hoàn toàn tự nhiên. Người bệnh không có vết mổ, không có sẹo và chức năng của thận cũng được an toàn hơn so với phẫu thuật. Đa số người bệnh đều có thể xuất viện chỉ sau 1 - 2 ngày. 

Kỹ thuật tán sỏiKỹ thuật tán sỏi giúp người bệnh hồi phục sức khỏe nhanh chóng hơn so với các kỹ thuật cũ trước đây

Phẫu thuật mổ mở

Kỹ thuật mổ bàng quang lấy sỏi được áp dụng khi việc áp dụng các phương pháp trên không có được hiệu quả. Lúc này, các bác sĩ sẽ thực hiện mổ trực tiếp, gắp viên sỏi ra bên ngoài. 

Ngoài ra, muốn điều trị thành công sỏi cũng cần chú ý và điều trị dứt điểm căn nguyên gây bệnh. Nếu bệnh nhân có các bệnh lý nền là nguyên nhân gây sỏi như: Hẹp cổ bàng quang, viêm bàng quang, hay hẹp niệu đạo,... các bạn cần điều trị triệt để các vấn đề này trước khi lấy sỏi ra. 

Sau khi điều trị, người bệnh cần theo dõi tình trạng sức khỏe sau tán sỏi và vấn đề tiểu tiện hàng ngày. Người bệnh cần tuân thủ lịch tái khám theo đúng chỉ định của bác sĩ. 

Các biến chứng sỏi bàng quang

Sỏi bàng quang rất nguy hiểm. Nếu không được phát hiện sớm và loại bỏ kịp thời sẽ khiến kích thước sỏi càng ngày càng to lên gây nguy hiểm đến sức khỏe và tình mạng người bệnh. Hơn thế nữa, sỏi cũng có thể chặn dòng nước tiểu lưu thông, tạo điều kiện cho các độc tố gây hại toàn bộ hệ thống tiết niệu. Biến chứng thường gặp của căn bệnh này đó là:

Viêm bàng quang

Sỏi tại bàng quang có thể gây viêm bàng quang do khi co bóp, sỏi cọ xát nhiều tại niêm mạc bàng quang. Lúc này, bàng quang có thể bị viêm loét, tổn thương và viêm nhiễm, thậm chí gây chảy máu. 

Viêm bàng quang cấp nếu không điều trị sớm sẽ dẫn tới viêm mãn tính, không thể chữa khỏi. Khi đó, tình trạng teo hay rò bàng quang sẽ xảy ra do lượng nước tiểu bên trong bộ phận này thay đổi liên tục. 

Viêm thận, suy thận

Biến chứng của sỏi bàng quang có thể gặp phải đó là viêm thận, suy thận do nhiễm khuẩn ngược dòng. Tình trạng này đe dọa rất lớn tới tính mạng của người bệnh nếu không điều trị sớm. 

Ngoài ra, nếu sỏi có kích thước lớn sẽ chèn ép, bít tắc cổ bàng quang khiến bệnh nhân thường xuyên bị đau buốt vùng hạ vị. Cơn đau này có thể lan ra từ phía đầu bộ phận sinh dục ngoài, đau tầng sinh môn. 

Chăm sóc người bệnh mắc chứng bệnh sỏi bàng quang

Nguyên nhân và mức độ phát triển sỏi tại bàng quang chịu ảnh hưởng rất lớn từ thực phẩm mà người bệnh bổ sung hàng ngày. Trong suốt quá trình điều trị bệnh cần nhớ tăng cường các thực phẩm nên ăn và tránh các đồ ăn có hại cho hoạt động chữa trị như:

Bệnh nhân bị sỏi ở bàng quang nên chọn đồ ăn gì?

  • Thực phẩm giàu chất xơ: Thực phẩm giúp cải thiện sức khỏe, đồng thời tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa. Qua đó, phòng ngừa các bệnh lý làm tăng nguy cơ tạo sỏi như: Táo bón, viêm dạ dày hay viêm ruột,...
  • Thực phẩm giàu Canxi: Bổ sung thực phẩm như sữa chua, phomai, rau xanh đậm, các loại đậu, rau bina,... hạn chế tình trạng thừa Oxalat tạo sỏi. 
  • Trái cây chứa citrat tự nhiên như: Chanh, bưởi, quýt,...kiềm hóa nước tiểu, giảm sự kết tụ tinh thể tạo sỏi mới. 

Kiêng ăn thực phẩm gì?

Để tránh sỏi kết tinh, tăng kích thước người bệnh đang điều trị sỏi bàng quang cần tránh các thực phẩm sau:

  • Muối ăn: Muối ăn có nồng độ natri tăng thải trừ canxi và nước tiểu, gia tăng nguy cơ tạo thành sỏi canxi. Vì thế, nên hạn chế loại gia vị này trong bữa ăn hàng ngày. 
  • Đồ uống có cồn: Một số đồ uống như nước có gas, rượu, bia,...có thành phần đường làm mất nước trong cơ thể, ảnh hưởng tới khả năng lọc của thận, tăng nguy cơ tạo sỏi bàng quang. 

Làm sao phòng ngừa chứng sỏi bàng quang hiệu quả?

Có thể nhận thấy sỏi bàng quang nếu không kịp thời điều trị sớm biến chứng là vô cùng nguy hiểm. Vì thế, phòng ngừa sớm, ngay từ khi chưa xuất hiện bệnh là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa các biến chứng:

  • Uống đủ nước mỗi ngày tối thiểu là 1,5l/ngày và tránh thói quen nhịn đi tiểu. 
  • Bổ sung thực phẩm có ít chất béo như: Rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt,... Hạn chế những đồ ăn chiên hay rán dầu mỡ nhiều,...
  • Thăm khám ngay khi phát hiện các biểu hiện rối loạn hoạt động tiểu tiện. 

Trên đây là toàn bộ thông tin về sỏi bàng quang. Hy vọng thông qua các dữ kiện này sẽ giúp các bạn sẽ phát hiện sớm, điều trị kịp thời và ngăn chặn bệnh hiệu quả. Mọi thắc mắc liên quan xui vui lòng liên hệ Bệnh viện đa khoa Phương Đông để được tư vấn cụ thể.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

759

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám